Những siêu xe mang thiết kế đặc biệt – không kính chắn gió
Siêu xe McLaren Elva ra mắt tuần trước gây bất ngờ với thiết kế không kính chắn gió. Thực tế, đây không phải mẫu xe đầu tiên và duy nhất theo xu hướng này.
Trong thập kỷ qua, ngành xe hơi đã chứng kiến sự xuất hiện của mẫu xe không kính chắn gió. Một số dưới dạng concept. Một số đã được sản xuất và ít nhiều cho thấy sự khác biệt của xu hướng này.
Mazda MX-5 Superlight không kính chắn gió xuất hiện năm 2010.Aston Martin CC100 Speedster
Ra mắt năm 2013, CC100 Speedster là mẫu xe kỷ niệm chiến thắng giải đua 24 Hours of Le Mans của Aston Martin. Vì thế, CC100 Speedster có nhiều nét tương đồng với DBR1 từng thắng giải Le Mans, tất nhiên không thiếu tính năng hiện đại.
Concept của Aston Martin có thiết kế thân xe đặc trưng kiểu speedster, cửa xe nhìn xuyên thấu và kính chắn gió trong suốt. Kiểu thiết kế này giúp CC100 Speedster trông sexy hơn, đại diện cho ngôn ngữ thiết kế tương lai của Aston Martin.
Một phần thiết kế CC100 Speedster được sử dụng cho các mẫu xe Aston Martin hiện tại. Duy chỉ có kính chắn gió trong suốt chưa từng xuất hiện trên bất cứ mẫu xe hiện đại nào của hãng xe Anh quốc.
CC100 Speedster được trang bị động cơ V12 cho công suất 565 mã lực, hộp số tuần tự 6 cấp, dẫn động cầu sau, tăng tốc 0-96 km/h trong 4 giây, tốc độ tối đa theo giới hạn điện tử 289 km/h.
Ra mắt triển lãm xe Geneva Motor Show năm 2012, Aventador J ghi dấu ấn đậm nét với thiết kế không mui, không cửa sổ.
Siêu xe sở hữu động cơ V12 6.5L như bản Aventador tiêu chuẩn, cùng cho công suất 690 mã lực và mô-men xoắn 690 Nm.
Video đang HOT
Aventador J có thiết kế khác biệt. Chỉ duy nhất nắp capô, cản trước, cản sau và đèn pha giống mẫu coupe V12 khác của Lamborghini, phần còn lại mới hoàn toàn.
Siêu xe không có điều hòa nhiệt độ, chủ yếu để giảm trọng lượng. Aventador J là siêu xe duy nhất có kiểu thiết kế này trong phân khúc. Nhóm thiết kế và kỹ sư Lamborghini đã mất 6 tuần để phát triển và xây dựng từ đầu.
Ferrari Monza SP1 và Monza SP2
Ferrari có tới hai mẫu xe gây ấn tượng với thiết kế khác lạ. Monza SP1 và Monza SP2 có kiểu thân xe speedster làm bằng sợi carbon. Thực tế, thiết kế này lấy cảm hứng từ xe đua Ferrari cổ điển và hiếm như 166MM, 250 Testarossa, và 750 Monza.
Cả hai mẫu xe có nhiều điểm chung như kiểu cửa cắt kéo, không kính chắn gió, tất nhiên vẫn có khác biệt cơ bản. Monza SP1 là dạng xe speedster một chỗ ngồi. Khoang lái được đặt lệch sang một bên.
Trong khi đó, Monza SP2 sở hữu khoang lái hai chỗ ngồi riêng biệt, chia tách bằng vách ngăn. Cả hai được trang bị động cơ V12 6.5L tương tự của siêu xe Ferrari 812 Superfast, cho công suất 799 mã lực và mô-men xoắn 718 Nm.
Ferrari cho biết hai mẫu xe được trang bị “kính chắn gió ảo” hiển thị các thông tin cần thiết khi vận hành.
Mazda MX-5 Superlight
Dẫn đầu xu hướng, Mazda MX-5 Superlight lộ diện tại triển lãm xe Frankfurt Motor Show 2010 với thiết kế thân xe sợi carbon cực nhẹ và không kính chắn gió.
Mazda MX-5 Superlight cũng sở hữu thiết kế không mui, không cửa sổ. Tất nhiên, do không có kính chắn gió, mẫu xe concept này không có hệ thống điều hòa nhiệt độ, âm thanh và thảm trải sàn.
Xe được thiết kế khí động học với thân xe mở rộng và chiều cao hạ thấp. Xe sử dụng phần lớn chất liệu sợi carbon, kiểu dáng khác biệt với phần còn lại của Mazda.
MX-5 Superlight sử dụng động cơ 1.8L 4 xi-lanh của Miata (bản châu Âu), đạt công suất 125 mã lực và mô-men xoắn 167 Nm.
Xuất hiện cách đây 9 năm dưới dạng concept, Mazda MX-5 Superlight mất hút sau triển lãm Frankfurt Motor Show 2010. Mazda chưa từng một lần lộ thêm thông tin về mẫu xe này.
McLaren Elva
McLaren Elva là mẫu xe mới nhất trong xu hướng thiết kế không cửa sổ, không mui và không kính chắn gió.
Cái tên Elva lấy từ mẫu xe McLaren-Elva M1A những năm 1960. Siêu xe có thiết kế mui mở giống mẫu xe cách đây 6 thập kỷ.
Nhà sản xuất cung cấp tùy chọn kính chắn gió cho một số thị trường có yêu cầu bắt buộc như Mỹ. Theo đó, ôtô buộc phải có kính chắn gió mới được lăn bánh trên đường.
Không như các mẫu xe liệt kê phía trên, Elva sẽ chỉ được sản xuất và bán tại thị trường chính của McLaren. Chỉ 399 chiếc được sản xuất với giá bán 1,69 triệu USD.
McLaren Elva là mẫu xe mới nhất thuộc dòng Ultimate Series. Siêu xe được trang bị động cơ tăng áp kép V8 4.0L cho công suất 804 mã lực, mô-men xoắn 800 Nm, tăng tốc 0-96 km/h trong 3 giây.
Theo Zing
Aspark Owl chính xác là cỗ máy tăng tốc nhanh nhất hành tinh!
Khi nhắc tới một model xe và con số '1984', chắc hẳn phần đông chúng ta sẽ nghĩ đây có thể là năm ra mắt của mẫu xe này.
Tuy nhiên, mẫu xe kể trên có ngày ra mắt chính xác là vào tháng 7/2017, con số '1984' kể trên chính là "mức công suất" của xe... Và nhân vật chính trong bài viết này chính là mẫu siêu xe 100% chạy điện đến từ Nhật Bản đầy bí ẩn với tên gọi Aspark Owl.
Cuối năm ngoái, phiên bản thử nghiệm của mẫu xe đã làm nên kì tích khi tăng tốc từ 0 lên 96 km/h chỉ trong 1.9 giây - một con số rất phi thường. Vừa qua, phiên bản hoàn tất của mẫu xe mới được ra mắt tại Dubai, mang khối sức mạnh 1,984 mã lực, gần 2,000 Nm mô-men xoắn và khả năng tăng tốc lên 96 km/h từ vạch xuất phát chỉ trong 1.69 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 400 km/h. Ngoài ra, khả năng di chuyển trong một lần sạc của mẫu hypercar này còn lên tới 450 km.
Về số lượng, chiếc Owl sẽ chỉ giới hạn sản xuất 50 chiếc trên toàn thế giới với mức giá bán tiêu chuẩn là 2.9 triệu Euro (74.2 tỷ VNĐ). Theo thông tin từ phía Aspark, không chỉ là cỗ máy có khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới, mẫu xe điện Owl còn có thể là chiếc siêu xe điện hợp pháp thấp nhất hành tinh, với chiều cao khiêm tốn, chỉ 99 cm (theo một thông cáo báo chí).
Về ngoại thất, phiên bản hoàn thiện này cho thấy một vài thay đổi rõ rệt so với bản concept ý tưởng năm 2017. Đầu tiên, hãng đã bố trí thêm hai camera trên gương để tối đa hóa "vẻ ngoài hiện đại và mềm mại hóa form xe," cũng như tăng hiệu năng khí động học.
Các thay đổi khác đến từ phần kính bên đầy đủ tính năng hơn nhờ cách thiết kế cửa sổ đăc biệt. Trái với cách bố trí cố định trên mẫu concept, phiên bản này xuất hiện cùng bộ cánh lướt gió linh hoạt với khả năng tùy chỉnh, tự động mở khi đạt tốc độ 150 km/h và đóng lại tại 100 km/h.
Bên trong khoang nội thất, hãng xe mang tới một không gian "xa xỉ và hiện đại" với "các chi tiết mỏng manh nhưng không kém phần linh hoạt." Và với góc nhìn này, có vẻ như hãng xe Nhật Bản đã thiết kế khoang cabin với trung tâm là người lái.
Một loạt các trang bị tiêu chuẩn bao gồm đèn hậu dải LED hiện đại, hệ thống camera sau tích hợp trên gương (CMS), cổng kết nối USB, định vị sat-nav, kiểm soát khí hậu, bốn màn hình hiển thị, đèn viền nội thất, chìa khóa thông minh. Các trang bị an toàn & hỗ trợ người lái khác có thể kể tới như hệ thống kiểm soát pin (BMS), cảnh báo áp suất lốp (TPMS), cân bằng điện tử ESP, phanh ABS, kiểm soát lực kéo TCS và Hỗ trợ đánh lái.
Khối pin sử dụng trên mẫu Owl mang tổng năng lượng 1,300 kW, được sạc đầy trong 80 phút với hệ thống sạc 44 kW. Aspark cũng đang thông báo đang tiến hành nghiên cứu & phát triển tốc độ sạc của hệ thống từ nay cho tới cuối năm sau.
"Chúng tôi rất tự hào trở thành công ty đầu tiên mang tới ý tưởng về 1 chiếc siêu xe hoàn toàn chạy điện từ năm 2017 và đặc biệt hơn là hiện thực hóa ý tưởng đó, giao tới tận tay khách hàng vào khoảng Qúy II năm 2020." Phát biểu từ CEO công ty - Masanori Yoshida.
"Không chỉ cung cấp một mẫu siêu xe xa xỉ, chúng tôi cam kết trách nghiệm, hỗ trợ khách hàng tối đa với chính sách sau bán hàng, bảo hành minh bạch và quan trọng nhất là một sản phẩm đáng tin cậy. Hơn nữa, Aspark đang xây dựng một hệ thống bán hàng & hậu mãi toàn cầu, sẵn sàng phục vụ những chiếc xe chính hãng, tiếp cận khách hàng kịp thời tại mọi khu vực."
Theo kế hoạch, mẫu Owl sẽ được sản xuất Turin, Ý với sự hợp tác cùng Manifattura Automobili Torino.
Theo Tuoitrethudo
Lexus NX300 phiên bản đặc biệt có giá khoảng 1 tỉ đồng Mẫu crossover hạng sang có thêm phiên bản đặc biệt - Lexus NX300 Black Line Special Edition có thiết kế thể thao hơn và chỉ được sản xuất giới hạn 2.000 chiếc đi kèm giá bán khoảng 1 tỉ đồng tại Mỹ. Lexus NX300 Black Line Special Edition sản xuất giới hạn 2.000 xe Sản xuất giới hạn chỉ 2.000 chiếc, phiên bản...