Những siêu bão kinh hoàng nhất trong lịch sử
Đây là những trận siêu bão có cường độ và sức tàn phá cực lớn, gây ra nhiều thiệt hại về người và của cho các khu vực trên thế giới.
Trận siêu bão Hải Yến đổ bộ vào Philippines ngày hôm qua với sức mạnh khủng khiếp của mình đã tàn phá nặng nề đất nước này. Siêu bão là những trận bão có vận tốc gió lên tới hàng trăm km/h và áp suất cực lớn, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Chúng tôi xin điểm lại những trận siêu bão lớn nhất và kinh hoàng nhất thế giới từng được ghi nhận.
1. Bão Bhola năm 1970
Bão Bhola được coi là siêu bão nhiệt đới mạnh nhất từng đổ bộ vào Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) và vùng Tây Bengal của Ấn Độ vào ngày 12/11/1970. Cơn bão này đã khiến khoảng 300.000 – 500.000 người thiệt mạng, khiến nó trở thành một trong những thảm họa tự nhiên chết chóc nhất trong lịch sử.
Mặc dù sức mạnh của trận bão này chỉ được xếp ở mức siêu bão cấp 3, tuy nhiên nó khiến nhiều người thiệt mạng như vậy là do những cơn sóng lớn do nó gây ra làm ngập lụt các đảo thấp ở Ganges Delta, cuốn trôi các làng mạc và mùa màng trong khu vực.
2. Bão Nina năm 1975
Tháng 8/1975, bão Nina bất ngờ đổ bộ vào Trung Quốc với sức mạnh khủng khiếp đến mức nó khiến con đập Banqiao ở tỉnh Hà Nam bị vỡ ngay lập tức. Đập Banqiao bị vỡ gây ra trận lụt lớn đến mức nó gây ra một loạt các sự cố vỡ đập liên hoàn khắp Trung Quốc, khiến thiệt hại do bão Nina gây ra tăng lên gấp bội.
Là một trong những cơn bão nguy hiểm nhất châu Á được lịch sử ghi nhận, bão Nina hoành hành chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng vô cùng mạnh mẽ và cướp đi mạng sống của khoảng 100.000 người.
3. Bão Kenna năm 2002
Trận siêu bão cấp 5 Kenna là trận bão lớn thứ 3 trên Thái Bình Dương đổ bộ vào bờ biển Mexico vào ngày 25/20/2002. Với tốc độ gió 225 km/h và sóng lớn cao 5 mét, trận siêu bão này đã gây thiệt hại tới 101 triệu USD cho Mexico.
4. Bão Pauline năm 1997
Không chỉ là một con bão có sức tàn phá khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào Mexico, bão Pauline còn là một trong những cơn bão chết chóc nhất.
Khi đổ bộ vào bờ biển Mexico, bão Pauline đã gây ra mưa lớn với lượng nước mưa đo được ở Acapulco là 406 mm. Mưa như trút nước đã gây ra những trận lở đất kinh hoàng, chôn vùi nhiều làng mạc nhà cửa, khiến khoảng 250-400 người thiệt mạng và 300.000 người mất nhà cửa.
Video đang HOT
Ngoài ra, bão Pauline còn là một trong những cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề nhất về kinh tế, với tổng thiệt hại lên tới 7,5 tỉ USD.
5. Bão Galveston năm 1900
Ngày 4/9/1900, chính quyền Galveston, bang Texas, Mỹ ra cảnh báo về một cơn bão lớn vừa tràn qua Cuba và đang hướng thẳng vào vịnh Mexico.
Cảnh báo “bão lớn” của Cục Khí tượng mỹ chỉ là một cách gọi trong chính sách của họ thay cho “siêu bão” để tránh làm người dân hoảng sợ.
Tuy nhiên chính cảnh báo kiểu này đã làm người dân Galveston chủ quan và lơ là trong khâu chuẩn bị, trong khi một trận siêu bão cực lớn đang áp sát.
Đến khi bão Galveston đổ bộ vào ngày 8/9, nó gây ra những cơn sóng có độ cao 4,5 mét và sức gió lên tới 217 km/h, đạt mức siêu bão cấp 4. Sóng lớn mạnh đến mức nó quét sạch toàn bộ hòn đảo Galveston, cuối trôi và phá hủy 3.600 ngôi nhà.
Bão Galveston là thảm họa tự nhiên chết chóc nhất trong lịch sử nước Mỹ với hơn 6000 người thiệt mạng. Tổng thiệt hại do trận siêu bão này gây ra lên tới 20 triệu USD năm 1900, tương đương với 500 triệu USD ngày nay.
6. Bão Ike năm 2008
Bão Ike là một trong 3 cơn bão khủng khiếp nhất từng đổ bộ vào Bắc Mỹ, gây ra thiệt hại 24 tỉ USD ở Mỹ, 7,3 tỉ USD ở Cuba, 200 triệu USD ở Bahamas, và 500 triệu USD ở Turks và Caicos.
Được hình thành vào sáng ngày 1/9/2008, siêu bão Ike dần mạnh lên cấp 4 với áp suất dưới 930 mbar hPa và trở thành cơn bão mạnh nhất Bắc Đại Tây Dương năm 2008. Sau khi quét qua Cuba và vịnh Mexico, bão Ike với sức gió khoảng 205 km/h đã đổ bộ vào bang Texas của Mỹ và sau đó tiêu tan dần, khiến ít nhất 195 người thiệt mạng trên đường đi của nó.
7. Siêu bão năm 1780
Đây là trận siêu bão gây nhiều thiệt hại về người nhất hình thành tên Đại Tây Dương và tàn phá Puerto Rico, Dominica, Lesser Antilles, Bermuda và bang Florida của Mỹ.
Tuy thiệt hại về của không được thống kê, song trận siêu bão này đã khiến tổng cộng 22.000 người thiệt mạng.
8. Bão Katrina năm 2005
Bão Katrina là một trận siêu bão tàn phá miền Đông Nam nước Mỹ và trở thành thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về của trong lịch sử nước Mỹ kể từ trận động đất tại San Francisco năm 1906 đến nay.
Với áp suất khí quyển ở tâm là 918 mb thủy ngân và vận tốc gió 201 km/h, nó là bão mạnh thứ ba đổ xuống bang Louisiana của nước Mỹ từng được ghi nhận.
Mỹ xác nhận đã có 207 người thiệt mạng trong trận bão này khi hai con đê ở New Orleans bị vỡ khiến 80% thành phố bị lụt, có nơi nước dâng cao đến 7,6 mét. Hơn 1 triệu người đã mất nhà cửa vì trận siêu bão này. Hệ thống điện ở khu vực bão đổ bộ bị tàn phá nặng nề và phải mất 2 tháng trời mới khôi phục được.
Mặc dù đây là những trận siêu bão cực lớn trong lịch sử, nhưng chúng không thể sánh được với siêu bão Hải Yến ( Haiyan) được xếp hạng siêu bão cấp 5 với sức gió lên tới 312 km/h vừa đổ bộ vào Philippines và đang đe dọa trực tiếp tới Việt Nam.
Theo chuyên gia khí tượng Mỹ Jeff Masters, siêu bão Hải Yến là cơn bão mạnh nhất năm 2013 và là siêu bão mạnh nhất tràn vào đất liền trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay.
Theo Ranker
Lo siêu bão, dân đổ xô đi mua hàng dự trữ
Từ 14h chiều nay (9/11), các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dừng hoạt động. Từ sáng sớm, người dân đổ xô đi mua sắm hàng dự trữ chống bão siêu bão Hải Yến.
Để đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu tất cả các chợ trên địa bàn dừng hoạt động vào lúc 14h chiều nay (9/11). Để có lương thực thực phẩm sử dụng trong những ngày tránh trú siêu bão HaiYan (Hải Yến), từ sáng sớm nay, người dân Đà Nẵng đã đổ xô đến các chợ, trung tâm thương mại để mua sắm để mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Các tiểu thương cũng "nháy" nhau đẩy giá lên cao từ 2 - 3 lần so với ngày thường.
Sáng nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Đã Nẵng cho biết sẽ sơ tán gần 20.000 hộ dân với gần 74.000 nhân khẩu đến nơi an toàn, bắt đầu từ 12 giờ đến trước 17 giờ chiều 9/11.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cho biết, hiện 1.830 tàu thuyền của địa phương này đã vào bờ, neo đậu an toàn. Theo ông Chiến, các địa phương, quân đội sẽ kiên quyết sơ tán, thậm chí cưỡng chế đối với ngư dân, tuyệt đối không cho người ở lại trên các phương tiện tàu thuyền trên sông, biển, bè lồng nuôi cá. Người dân tại các chung cư, ký túc xá, nhà cấp 4... nhà cách biển 500m phải sơ tán triệt để.
Hôm qua 8/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ yêu cầu chính quyền các địa phương và các lực lượng chức năng bằng mọi biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân và các cơ quan, đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn xảy ra trong bão.
Ông Thọ nói: "Cơn bão số 11 khắc phục chưa xong, giờ lại thêm cơn bão Hải Yến. Cơn bão này mạnh lắm, mạnh nhất trong suốt 10 năm qua nên phải tập trung tất cả lực lượng để phòng, chống. Người dân mình đã nghèo lắm rồi, đừng để họ nghèo hơn vì bão nữa". Về công tác chỉ đạo, ông Thọ yêu cầu các ngành các cấp "họp ít thôi" và phải "lội ngay xuống tận các vùng xung yếu để kiểm tra, đôn đốc và cùng với người dân phòng chống bão.
Dưới đây là hình ảnh người dân đổ xô đi mua hàng hóa, thực phẩm ở các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sáng nay (9/11):
Tại chợ Cồn, bãi gửi xe từ sáng sớm đã không còn chỗ trống do người dân đi chợ quá đông.
Dù đi chợ từ rất sớm, nhưng chị Nguyễn Thị Lan (trú Sơn Trà Đà Nẵng) phải tranh giành mãi mới mua được ít rau xanh để dự trữ.
Dù là địa phương duyên hải, nhưng những ngày này, mặt hàng hải sản khan hiếm và tăng giá rất cao do ngư dân không thể ra khơi.
Tại chợ Hàn, các loại thịt bò, thịt heo được bán cao gấp đôi, thậm chí là gấp 3 so với ngày thường.
Đến 7h sáng, hầu hết các chợ đã chật kín người dân đến mua sắm chuẩn bị cho những ngày mưa bão sắp tới.
Rau xanh là mặt hàng mà người dân mua nhiều nhất vì trong mùa mưa bão nguồn rau xanh sẽ khan hiếm.
Người dân mua dây thép, bao tải đựng cát để về chằng chéo nhà cửa chuẩn bị "đón" siêu bão Hải Yến.
Người dân gia cố, chèn bao cát trên mái nhà chống siêu bão sắp đổ bộ...
Theo Khampha
Bão thế kỷ HaiYan có thể gây ngập ở cả Hà Nội Sau khi bão số 14 đổ bộ vào đất liền, hoàn lưu của bão sẽ gây mưa lớn bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Bộ, lượng mưa ở một số có thể lên đến 500 mm. Khu vực Hà Nội cũng có mưa lớn, có thể gây ngập úng cục bộ. Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc TT Dự báo Khí tượng...