Những show couture kinh điển của làng mốt
Pat Cleveland hóa Đức Mẹ bay từ trần nhà xuống đường băng show cao cấp Thu Đông 1984 của Thierry Mugler.
Buổi ra mắt bộ sưu tập Thu Đông 1949 của Dior là một trong những show cao cấp kinh điển trong lịch sử làng mốt. Hôm đó, chiếc đầm được đặt theo tên nữ thần Hy Lạp – Venus – lần đầu ra mắt công chúng và lập tức gây sốt, trở thành đầm biểu tượng của hãng mốt Pháp cuối những năm 1940, đầu 1950. Bộ váy đính đá và kim sa trên những lớp vải, tạo hiệu ứng như bọt biển đọng trên vỏ sò lấp lánh, nhằm tái hiện hình ảnh thần Venus nổi lên từ đại dương.
Show kỷ niệm 20 năm sự nghiệp của Yves Saint Laurent – Haute Couture Xuân Hè 1982 – gây tiếng vang không chỉ bởi bộ sưu tập được Vogue đánh giá tuyệt vời, mà còn ở hình ảnh huyền thoại thiết kế dắt tay vedette trong bộ váy cưới cùng hai em bé trên sàn diễn ở Paris.
Show Thu Đông 1983 của Chanel đánh dấu lần đầu Karl Lagerfeld thực hiện bộ sưu tập cao cấp cho hãng mốt Pháp. Khoảnh khắc người mẫu Inès de la Fressange sải bước trên đường băng được cho là truyền tải đầy đủ chất thời thượng của bộ trang phục gồm áo khoác quân đội và chân váy đồng điệu.
Thierry Mugler ghi dấu ấn với nhiều show cao cấp kinh điển. Show kỷ niệm 10 năm sự nghiệp của nhà thiết kế người Pháp – Haute Couture Thu Đông 1984 – để lại dấu ấn khi người mẫu Pat Cleveland hóa Đức Mẹ (Madonna) bay từ trên trần nhà xuống đường băng.
Ngoài ra, ông gây ấn tượng mạnh với show cao cấp Thu Đông 1997. Bộ sưu tập đem tới trang phục như sinh vật kỳ dị, lấy cảm hứng từ truyện ngắn “Metamorphosis” (Hóa thân) năm 1915 của Franz Kafka. Tác phẩm văn học hư cấu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong thế kỷ 20 và được đưa vào chương trình giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều đại học. Truyện kể về nhân viên bán hàng Gregor Samsa thức dậy và thấy mình biến hình thành một sinh vật to lớn, giống côn trùng. Từ đó, Gregor Samsa phải nỗ lực thích nghi với hình thù và cuộc sống mới. Video: Fashion Channel.
Haute Couture Xuân Hè 1986 là một trong những show để đời của huyền thoại Azzedine Alaa. Vogue viết: “Không có một nhà thiết kế nào khiến đường cong phụ nữ đẹp lên như Azzedine Alaa”. Trong show năm đó, người mẫu Katoucha Niane diện đầm hở một bên hông kèm mũ trùm đầu. Thiết kế được cho là khiến cô đẹp hơn nhiều so với hình thể ngoài đời. Azzedine Alaa còn nổi tiếng vì luôn dành rất nhiều thời gian cho các bộ sưu tập. Ông rất ít khi tham gia tuần lễ thời trang và thường làm show sau đó bởi các thiết kế chưa hoàn chỉnh.
Ngoài show năm 1982, Yves Saint Laurent còn gây ấn tượng với bộ sưu tập cao cấp Xuân Hè 1988. Người mẫu Katoucha Niane khoác lên mình chiếc váy lụa xanh hải quân mang họa tiết cây đàn guitar được vẽ theo phong cách trừu tượng và họa tiết chim bồ câu. Bộ sưu tập tôn vinh các danh họa Picasso, Braque, Van Gogh và Matisse.
Khoảnh khắc Kate Moss diện đầm hoa trong show cao cấp Xuân Hè 1993 của Yves Saint Laurent. Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ hoa được ca ngợi trong suốt sự nghiệp của nhà thiết kế lẫn làng mốt.
Chanel dưới thời Karl Lagerfeld có vô số show Haute Couture để đời. Đó là bộ sưu tập cao cấp Xuân Hè 1992 với khoảnh khắc siêu mẫu Christy Turlington diện đầm đen gắn dây chuyền vàng (ảnh).
Với show couture Thu Đông 2015, Karl Lagerfeld biến khuôn viên bảo tàng Grand Palais thành một casino với các nàng thơ Lily-Rose Depp, Julianne Moore, Lara Stone. Trong khi người mẫu catwalk, những ngôi sao khách mời ngồi tại các bàn chơi poker.
Với bộ sưu tập couture Xuân Hè 2017, huyền thoại người Đức dựng sàn catwalk bằng những tấm gương. Khung cảnh được lấy cảm hứng từ cầu thang trong căn hộ số 31 đường Rue Cambon của Coco Chanel tại Pháp. Bộ sưu tập được gợi cảm hứng từ tác phẩm “Spoon Woman” năm 1926 của nhà điêu khắc Alberto Giacometti.
Ở show cao cấp của Versace Thu Đông 1995, Kate Moss làm vedette trong bộ váy ngắn lấp lánh kèm bốt và khăn voan cô dâu. Bộ sưu tập đáng nhớ bởi các thiết kế kinh điển cùng đội hình siêu mẫu thập niên 1990.
Buổi ra mắt bộ sưu tập Haute Couture đầu tiên của Alexander McQueen dành cho Givenchy nằm trong số những show kinh điển. Người mẫu Debra Shaw bước ra với váy trắng được cắt may sắc nét cùng mặt nạ của Philip Treacy màu vàng. Hai màu sắc này xuyên suốt bộ sưu tập cao cấp dành cho mùa mốt Xuân Hè 1997, thể hiện cuộc chơi avant-garde giàu tính sáng tạo và nghệ thuật của thiên tài người Anh.
Hãng Christian Dior dưới thời John Galliano đạt đỉnh cao với nhiều show thời trang, bộ sưu tập kinh điển. Ở bộ sưu tập Haute Couture Thu Đông 1997 đầu tiên ông làm cho nhà mốt, Galliano cho người mẫu diện những thiết kế xa xỉ trong một khu vườn đơn sơ. Tiếp đến, ở show cao cấp Xuân Hè 1998, Galliano biến bậc thang đá cẩm thạch của Nhà hát Opera Garnier ở Paris thành đường băng. Các người mẫu trình diễn trang phục lộng lẫy lấy cảm hứng từ đầu thế kỷ 20.
Với Haute Couture Thu Đông 2005, người mẫu Lily Cole bước xuống đường băng như một thiên thần trong bộ đầm ren trắng có cánh. Bộ sưu tập gợi cảm hứng từ tác phẩm của các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia như Irving Penn, Cecil Beaton, Lillian Bassman, Christian Berard và René Gruau.
Haute Couture Thu Đông 2010 (video) mang đến những bông hoa lớn được thiết kế táo bạo, là cách John Galliano tỏ lòng kính trọng nhà sáng lập Christian Dior – vốn say mê đưa hoa vào thiết kế. Video: FF Channel.
Thierry Mugler Couture Thu Đông 1995 gây ấn tượng bằng khoảnh khắc người mẫu bước ra trong bộ đồ của nhân vật siêu anh hùng Cyborg trong truyện tranh. Hình ảnh được các chuyên gia làng mốt đánh giá là đáng sợ, với ý nghĩa thời đại Internet bắt đầu bùng nổ, tác động lớn đến văn hóa thế giới. Video: Youtube.
Haute Couture Thu Đông 2016 của Iris Van Herpen theo đuổi phong cách vị lai. Nhà thiết kế đem tới chất liệu bong bóng thủy tinh bọc silicone, organza dệt từ polymer mỏng hơn tóc người năm lần cùng hàng nghìn viên pha lê Swarovski phủ silicone. Với ý tưởng sóng âm thanh, các thiết kế dùng kiểu trang trí hình học. Trên sàn diễn, nghệ sĩ Nhật Bản Kazuya Nagaya dùng bộ gõ trong văn hóa Tây Tạng tạo nên những âm thanh như tiếng chuông giúp phần trình diễn của người mẫu thêm lôi cuốn.
Haute Couture Thu Đông 2016 của Fendi bên hồ nước Trevi ở Rome là bộ sưu tập kỷ niệm 90 năm hãng ra đời. Các thiết kế lấy cảm hứng từ truyện cổ tích “East of the Sun and West of the Moon” năm 1914. 46 thiết kế mang hơn 5.000 chi tiết lỗ được cắt bằng tay, nhiều bộ váy đính cườm tốn 1.200 giờ để tạo hiệu ứng mosaic.
Giới couture không thể không nhắc tới Jean Paul Gautier. Nhà thiết kế người Pháp để lại dấu ấn với bộ sưu tập cao cấp Xuân Hè 2007. Trong show, người mẫu Jessica Stam đeo một chiếc mũ sắt giống như vầng hào quang. Gương mặt cô gắn ba hạt cườm hình giọt nước mắt mô phỏng Đức Mẹ đang khóc.
Show couture kinh điển thứ hai của Jean Paul Gautier cũng là show cuối cùng của ông tổ chức đầu tháng 2. Các thiết kế trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2020 (video) tái hiện những trang phục kinh điển của ông trong 50 năm sự nghiệp, từ corset hình chóp nhọn của Madonna đến áo thủy thủ breton kinh điển. Sau khi ngừng làm đồ couture, Jean Paul Gaultier sẽ chuyển sang một lĩnh vực khác trong làng mốt. Video: Elle.
Những nhà thiết kế huyền thoại làng thời trang
Coco Chanel, Yves Saint Laurent và Karl Lagerfeld qua đời, nhưng vẫn để lại di sản đồ sộ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách thời trang đương đại.
Sergio Rossi là một trong những nhà thiết kế giày huyền thoại của thế giới. Ông sinh ra tại thị trấn San Mauro Pascoli, thuộc tỉnh Bologna của Italy. Là con trai của một người thợ đóng giày, khi lớn lên, Sergio theo học nghề của bố. Năm 1966, chàng trai trẻ bắt đầu bán những mẫu giày trong cửa hàng quanh vùng Bologna. Khi đó, thiết kế nổi tiếng nhất của ông là Opanca - kiểu sandals có thành đế uốn cong và dây đan ôm lên cổ chân. Tạp chí danh giá Vogue từng cho rằng: "Trong những năm 1960, giày của Rossi đã nổi tiếng vì gắn liền với chất lượng và mang thiết kế nữ tính cổ điển Italy". Vào ngày 3/4, ông qua đời ở tuổi 84 sau khi mắc Covid-19. Ảnh: @sergiorossi.
Tên đầy đủ của bà là Gabrielle Coco Bonheur Chanel - nhà thiết kế nước Pháp - người khai sinh ra thương hiệu hàng đầu thế giới mang tên Chanel. Bà giải phóng phụ nữ khỏi những kiểu quần áo cổ điển. Suy nghĩ tân tiến, theo đuổi tính đơn giản trong thời trang đã làm Coco Chanel trở thành người phụ nữ có tầm ảnh hưởng trong ngành thời trang thế kỷ 20. Thiết kế biểu tượng của Chanel chính là kiểu dáng váy Little black dress. Tạp chí Vogue Mỹ miêu tả món đồ này như một cuộc cách mạng trong giới thời trang, đem đến phái đẹp sự tiện ích, quyến rũ và những quyền năng mới. Ảnh: Chanel.
Yves Saint Laurent trở thành một tên tuổi lớn trong ngành thời trang từ sự tái thiết kế những trang phục mạnh mẽ, nam tính trở nên mềm mại phục vụ cho nhu cầu phái đẹp. Ông là người đầu tiên thể hiện quyền năng của y phục nữ bằng thiết kế smoking jacket - một biểu tượng thanh lịch và sang trọng. Di sản quan trọng nhất ông để lại cho thế giới thời trang chính là dòng trang phục Ready-to-wear (may sẵn). Ảnh: Vogue.
Vào tháng 2/2019, tin tức Karl Lagerfeld qua đời đã gây chấn động. Sự ra đi của nhà thiết kế người Đức trở thành cú sốc lớn đối với làng thời trang thế giới. Nhiều người bày tỏ sự tiếc thương và trân trọng những cống hiến của ông. Từ thương hiệu đứng trước bờ vực phá sản, Lagerfeld đã vực dậy nhãn hàng và giúp nó trở thành đối thủ đáng gờm của Louis Vuitton và đế chế Versace. Mối quan hệ giữa Karl Lagerfeld và Chanel là câu chuyện tình yêu thời trang dài. Hơn 35 năm cuộc đời, Giám đốc sáng tạo quá cố đã cống hiến niềm đam mê và cuộc sống cho nhà mốt Pháp. Ảnh: ELLE.
Christian Dior sinh ngày 21/1/1905 tại thị trấn Grandville, Pháp. Ông đã nuôi dưỡng trong mình đam mê nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ. Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ công việc trợ lý cho Robert Piguet và Lucien Lelong, Christian Dior tự mở thương hiệu riêng mang tên mình vào năm 1946. Dior ra mắt bộ sưu tập đầu tiên mang tên New Look với 90 mẫu thiết kế được giới thiệu ở đại lộ Montaigne, Paris. Mỗi bộ trang phục của ông đều mang tinh thần nữ quyền, sự quyến rũ và lãng mạn của kinh đô ánh sáng. Ảnh: Harper's Bazaar.
Sinh năm 1927, Hubert de Givenchy là con trai trong một gia đình có nguồn gốc từ dòng tộc di cư đên Venice, Italy. Bà ngoại của ông là chủ sở hữu và Giám đốc điều hành của các nhà máy sản xuất thảm. Năm 17 tuổi, ông rời quê đến Paris và theo học tại trường nghệ thuật danh giá École des Beaux-Arts. Chàng trai trẻ thành lập Givenchy vào năm 1952 khi mới 24 tuổi. Phong cách đặc trưng của Hubert de Givenchy luôn toát lên vẻ đẹp của sự thanh lịch, tinh tế nhưng vẫn pha trộn nét phóng khoáng tự nhiên và được xem là "bản sắc" cho thương hiệu giữa muôn vàn nhà mốt xa xỉ tại Pháp. Ông đã tạo ra những bộ trang phục mang tính biểu tượng gắn liền với các vai diễn của nữ diễn viên Audrey Hepburn, trong đó có thiết kế váy đen huyền thoại của bộ phim Breakfast at Tiffany's. Ảnh: Vogue.
Pierre Cardin nổi tiếng bởi khả năng thiết kế trang phục dành cho nam và nữ giới. Ông bước chân vào ngành thời trang bằng công việc thợ may quần áo. Năm 1947, Pierre trở thành Giám đốc thiết kế của hãng Christian Dior. Chiếc váy huyền thoại bubble dress của Pierre mang tinh thần tương lai, lấy cảm hứng từ những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, sự tiên phong táo bạo và giải phóng thời trang nữ giới. Ảnh: Vogue.
Giorgio Armani là một nhà thiết kế tài danh của Italy. Sự tinh tế của ông được thể hiện rõ nét trong những dòng sản phẩm dành cho nam. Giorgio thành lập công ty vào năm 1975 và lấy tên là Armani. Đến năm 2001, ông nhận được danh hiệu Nhà thiết kế thành công nhất ở Italy, với tổng doanh thu hàng năm khoảng 1,6 tỷ USD và tài sản cá nhân khoảng 7 tỷ USD vào năm 2012. Ảnh: Giorgio Armani
Vào năm 1997, nhà thiết kế Gianni Versace bị ám sát ngay trước thềm biệt thự cạnh bãi biển Miami, Florida (Mỹ). Cô em gái Donatella Versace thấy rõ trách nhiệm trong việc thừa kế đế chế thời trang của gia đình. Bộ sưu tập đầu tiên của Donatella cho dòng sản phẩm Atelier Versace ra mắt năm 1997 cũng nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn và công chúng. Tất cả thiết kế của bà đều đại diện cho vẻ đẹp nóng bỏng của người phụ nữ, nơi họ có thể tìm về sự quyến rũ ẩn chứa bên trong. Những ngôi sao hàng đầu như Madonna hay Jennifer Lopez yêu thích Versace về tính thẩm mỹ, thời trang và đẳng cấp. Ảnh: ELLE.
Thiên Minh
Những bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tháp Eiffel làm thay đổi thời trang Những bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tháp Eiffel không chỉ tạo ra những kiểu dáng mới mà còn làm thay đổi ngành thời trang. Tháp Eiffel là địa danh lãng mạn nhất thế giới. Đây là biểu tượng đại diện cho thủ đô Paris của Pháp và sự tồn tại của nó đã đóng một vai trò đáng chú ý trong...