Những Scandal rúng động làng Tennis (kỳ 8): Nhát dao phá nát sự nghiệp của Monica Seles
Từ chỗ là người thống trị quần vợt nữ trong những năm đầu thập niên 90 ở thế kỷ trước, Monica Seles đã đem lại sự nuối tiếc cho số đông NHM bởi sự lụi tàn sau đó. Tất cả chỉ bởi nhát dao oan nghiệt vào ngày 30/4/1993, phá nát sự nghiệp của cựu sao tennis…
Sự trỗi dậy mang tên Monica Seles
Sinh ngày 2/12/1973 tại Novi Sad, Serbia trong gia đình có bố mẹ là người Hungary, cô bé Monica Seles đã sớm bộc lộ năng khiếu thiên bẩm với môn tennis. Cầm vợt từ năm lên 5 tuổi, Seles ngày càng cho thấy sự ổn định trong lối chơi từ những cú đánh cả thuận lẫn trái tay. Không ai khác, ông Karolj, bố của Seles, là người đã định hướng cho con gái theo thi đấu tennis để có thể phát huy một cách tối đa sở trường của mình.
Thành công ban đầu đến với Seles khi cô giành thắng lợi ở một số giải đấu dành cho lứa tuổi thiếu niên. Năm 1989, Seles chính thức bước vào thi đấu chuyên nghiệp và thiết lập những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử làng banh nỉ thế giới. Cái tên Seles bắt đầu được nhắc đến khi cô đánh bại đàn chị Chris Evert để có được danh hiệu đầu tiên. Cũng trong năm 1989, tay vợt người gốc Hungary đã gây bất ngờ khi lọt vào đến bán kết Roland Garros và để thua trước tay vợt 1 thế giới Steffi Graf. Đây có thể coi là khởi đầu cho cuộc đua tranh giữa Seles và Graf để khẳng định sự thống trị trong làng quần vợt nữ.
Năm 1990, Seles đã có được chức vô địch Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp khi đánh bại Steffi Graf trong trận chung kết Roland Garros. Qua đó, Seles trở thành tay vợt trẻ nhất đoạt được chức vô Grand Slam khi mới chỉ 16 tuổi 6 tháng. Seles tiếp tục lấn át Graf khi giành tới 22 danh hiệu trong giai đoạn từ tháng 1/1991 đến tháng 2/1993, nổi bật hơn cả là 7 danh hiệu Grand Slam. Đồng thời, Seles còn soán ngôi tay vợt người Đức để chiếm vị trí số một thế giới.
Sales bị kẻ tâm thần đâm sau lưng ngay trên sân tại Hamburg năm 1993, khi mới 20 tuổi
Nhát dao oan nghiệt
Video đang HOT
Thống trị làng quần vợt nữ thế giới ở tuổi 20 đầy phơi phới với tương lai rộng mở, nào ngờ sự nghiệp của Seles đã bị gãy khúc từ nhát dao oan nghiệt vào ngày định mệnh 30/4/1993. Bay tới Hamburg (Đức) để dự giải đấu Citizen Cup khởi động cho Roland Garros 1993, Seles nhanh chóng khẳng định mình khi tiến vào vòng bán kết gặp đối thủ Magdalena Maleeva. Sau khi dẫn Maleeva 6/4 và 4/3, Seles đang đứng nghỉ thì bất ngờ bị một gã đàn ông có tên Gunter Parche lao ra từ đám đông khán giả rồi đâm thẳng vào lưng cô.
“Tôi vẫn nhớ là sau khi dùng khăn lau mồ hôi, tôi cúi người phía trước để uống nước. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy đau rát ở lưng. Tôi chỉ kịp thấy hung thủ đội mũ bóng chày và cầm trên tay một con dao dài”, Seles chia trong cuốn tự truyện “Getting a Grip”. Hung thủ người Đức đã bị hai vệ sỹ của Seles và nhân viên an ninh khống chế trước khi định đâm nhát dao nữa vào Seles. Trong cái rủi có cái may, nếu như Seles không cúi xuống mà vẫn giữ tư thế thẳng lưng khi đó, cô có thể sẽ bị liệt khi mũi dao xuyên vào giữa xương sống và xương bả vai trái. Kết quả thẩm vấn của cảnh sát sau đó cho thấy, Parche là một kẻ phát cuồng vì thần tượng Steffi Graf. Chính bởi vậy, gã đàn ông 38 tuổi này đã động thủ với Seles với hy vọng sẽ “tiêu diệt” kẻ ngáng đường thần tượng của mình. Đây được coi là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử tennis thế giới.
Sau ca phẫu thuật phải mãi đến tháng 8/1995, Seles mới quay trở lại sân đấu. Tuy vết thương da thịt đã lành song tổn thương về mặt tinh thần đã đeo bám Seles suốt phần đời còn lại. “Tôi không thể nào quên được khoảnh khắc tồi tệ từng xảy đến với mình”, Seles bộc bạch, “Tôi chỉ mong ước quên đi biến cố đó”.
Dấu ấn duy nhất mà Seles để lại sau khi quay trở lại thi đấu là danh hiệu vô địch Australian Open 1996. Dù 2 lần lọt vào chung kết US Open các năm 1995 và 1996 song Seles đều đã để thua trước kình địch Graf. Sự sa sút rồi lụi tàn của Seles đã giúp Graf thống trị làng quần vợt nữ nhiều năm cho đến khi bị soán ngôi bởi tay vợt người Mỹ, Serena Williams.
Thủ phạm không phải ngồi tù
Gunter Parche (ảnh), kẻ dùng dao đâm Monica Seles, chỉ bị tòa án thành phố Hamburg tuyên phạt 2 năm tù treo trong phiên xử diễn ra vào năm 1995 vì cho rằng hắn có vấn đề về tâm thần. Quyết định của tòa án thành phố Hamburg đã vấp phải sự phản đối từ rất nhiều người bởi họ cho rằng án phạt không đủ sức răn đe. Ngay cả cơ quan công tố cũng đã phản ứng gay gắt vì từng đề nghị mức án 33 tháng tù giam với Gunther. Trong khi đó, Seles cũng đã viết thư gửi tới tòa án Hamburg thể hiện sự bức xúc vì án phạt nhẹ hều này.
Bố Seles mất vì ung thư
Bi kịch nối tiếp bi kịch với Monica Seles sau khi trở thành nạn nhân từ vụ bị Gunter Parche dùng dao tấn công. Cụ thể, Karolj, người cha thân yêu đồng thời là HLV đầu tiên của cô đã bị phát hiện mắc ung thư dạ dày không lâu sau đó. Đây thực sự là cú sốc nặng với Seles. Sau 5 năm vật lộn với căn bệnh ung thư quái ác, cha của Seles đã qua đời vào ngày 16/5/1998, hưởng thọ 64 tuổi.
Federer, Djokovic - ' Không thầy đố mày làm nên'
Nhờ được phát hiện tài năng từ rất sớm và dưới bàn tay gọt giũa của những HLV giỏi, các tay vợt lớn như Roger Federer hay Novak Djokovic đã phát huy được những tố chất đặc biệt để trở lên vĩ đại như ngày nay.
Xuất hiện trong cuộc đời các tay vợt ngay từ thời trẻ, những người thầy giỏi sẽ giúp các tay vợt đạt được tối đa tiềm năng về mặt thể chất, kỹ thuật và tâm lý. Không thể phủ nhận một điều rằng, các HLV đóng một vai trò to lớn trong việc khai thác tiềm năng của các tay vợt từ khi còn nhỏ.
Mới đây Tập san học thuật quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng đã công bố kết quả nghiên cứu về "Hiệu ứng từ khuyến khích của HLV đến phản ứng tâm lý và thi đấu của các tay vợt trẻ".
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả từ các bài tập tennis trên sân có sự tham gia và khuyến khích của các HLV theo những mức độ khác nhau. 25 tay vợt trẻ ở lứa tuổi U14 thực hiện 4 bài tập khác nhau, mỗi bài tập 6 lần, và mỗi tay vợt được đo nhịp tim lẫn quãng đường di chuyển để đánh giá Mức độ gắng sức (RPE-10) và Mức độ thích thú với hoạt động thể chất (PACES).
Kết quả thử nghiệm cho thấy các bài tập có sự khuyến khích, động viên bên cạnh của các HLV giúp các tay vợt trẻ tăng đáng kể cả hai chỉ số RPE-10 lẫn PACES. Các tay vợt trẻ cho thấy qua mỗi vòng tập mới họ thực hiện các bài tập, hiệu quả thu được ngày càng tăng lên và giúp họ có sự tiến bộ vượt bậc để các HLV có thể áp dụng những bài tập mới và khó hơn.
Năm lên 9 tuổi, Roger Federer đã gặp HLV Peter Carter, một cựu tay vợt phải giải nghệ vì bị chấn thương giày vò và chuyển sang làm công tác huấn luyện. Đến Basel làm việc, Peter Carter đã có cơ hội tiếp xúc và dạy dỗ Federer. Bên cạnh những bài học tennis, Carter dạy cho Federer cách kiềm chế cảm xúc trên sân đấu, từ một thiếu niên nóng tính hay cáu giận đã trở thành một quý ông điềm đạm như chúng ta biết ngày nay.
HLV Peter Carter có công lớn trong sự nghiệp của Federer
Năm 2002, HLV Carter mất sau một tai nạn giao thông và Federer phải mất rất lâu mới vượt qua được cú sốc tâm lý đó. Kể từ đó, mỗi khi tham dự Australian Open, "Tàu tốc hành" lại mời cả gia đình Carter đến xem anh thi đấu và lo toàn bộ mọi chi phí.
Còn Novak Djokovic được phát hiện bởi HLV Jelena Gencic. Không chỉ phát hiện ra tài năng của một tay vợt số 1 thế giới trong tương lai, bà còn là một chỗ dựa tinh thần cho Djokovic và gia đình anh trong những năm tháng xảy ra chiến tranh Nam Tư, khi mà tay vợt Serbia cùng các bạn phải tránh những vụ ném bom trong lúc đến sân tập.
HLV Gencic gặp Djokovic khi anh lên 6 tuổi tại một trại hè. Quá trình đào tạo của bà không chỉ bao gồm tennis, mà còn có cả kinh nghiệm sống và âm nhạc. Djokovic được tặng những quyển sách học hỏi kinh nghiệm sống cũng như được nghe các bản nhạc cổ điển. "Một bài nhạc cũng như một trận tennis, khởi đầu chậm rãi trước khi nhanh dần và ngày một mạnh mẽ", HLV Jelena Gencic nói.
HLV Jelena Gencic giống như một người mẹ hiền
Dưới sự phát hiện và dạy dỗ của cựu tay vợt nữ này, các học trò đã thành danh và giành tổng cộng 29 Grand Slam, gồm: Djokovic (17), Monica Seles (9), Goran Ivanisevic (1), Mima Jausovec (1) và Iva Majoli Maric (1).
Khi bà Gencic qua đời vào năm 2013, nhóm huấn luyện của Djokovic đã phải tạm giấu tin để chờ anh thi đấu xong mới thông báo vì sợ Nole bị ảnh hưởng tâm lý. Giống như Federer, sự mất mát lớn đó cũng khiến Djokovic mất nhiều thời gian để cân bằng trở lại.
Có thể nói, mặc dù có tiềm năng xuất chúng, nhưng Novak Djokovic và Roger Federer sẽ không thể trở thành ngôi sao lớn như ngày nay, nếu họ không được các HLV giỏi phát hiện và rèn luyện từ khi còn nhỏ.
Thảm họa thời trang của các sao quần vợt Bộ trang phục "báo đen" của Serena Williams tại Pháp mở rộng 2018 hay các mẫu tự thiết kế của cô chị Venus và "dị nhân" Bethanie Mattek-Sands nhận nhiều chê bai từ người hâm mộ. Bethanie Mattek-Sands được mệnh danh là "dị nhân" hay "Lady Gaga" của làng quần vợt nữ thế giới bởi phong cách thời trang khác lạ. Tại một...