Những sáng tác nổi tiếng của ‘vua nhạc sến’ Vinh Sử
“Tôi đã gửi hết toàn tâm toàn ý của mình vào đó và cũng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng lao động nghèo”, ông từng tâm sự.
Nhạc sĩ Vinh Sử, tên đầy đủ là Bùi Vinh Sử, sinh ngày 9/6/1944 tại TP.HCM. Cha mẹ của ông từ Hà Tây hòa vào dòng phu đồn điền cao su lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ thập niên 40, thế kỉ XX. Sau đó, ông bà bỏ nghề, chuyển về một xóm lao động nghèo ở quận 4, Sài Gòn và làm nghề lò bún.
Từ nhỏ ông đã có năng khiếu thơ và âm nhạc, trong khi cả nhà không ai biết chữ. Ông bán báo để lấy tiền vừa đi học nhạc, học chữ năm 11, 12 tuổi. Nhờ có năng khiếu, ông vào được trường Quốc gia Âm nhạc, bây giờ là Nhạc Viện. Học được 1 năm rưỡi ông bị đuổi vì ham chơi, ngày nào cũng trốn học. Bài đầu tiên ông viết là Yêu người chung vách, rồi Nhẫn cỏ cho em, không ngờ may mắn được khán thính giả yêu thích khiến ông nổi tiếng.
Ông là tác giả nổi bật nhất trong gia đoạn đầu thập niên 70, được mệnh danh là “ Vua nhạc sến” với nhiều bút danh khác như: Cô Phượng, Hàn Ni, Bồng Nga Nữ, Chế Huyền Trân, Diễm Nhi, Đức Vượng, Linh Ngân, Ly Ca...
Lớn lên trong khu phố lao động nghèo ở quận 4, Vinh Sử cảm nhận hết vui buồn từ cuộc sống bình dị của người dân lao động và thể hiện trong những bài hát của mình. Đó là những ca khúc nhẹ nhàng, giản dị, chân tình về những cuộc tình nơi xóm nghèo bất chấp thử thách của cuộc đời. Ông cũng trải qua thời tuổi trẻ nhiều sóng gió và ghi lại qua những bài ca ông viết, từ lời tỏ tình học trò vụng dại với chiếc nhẫn cỏ ngây ngô tới nỗi buồn sâu thẳm của người bị xã hội kim tiền coi thường.
Nhạc sĩ Vinh Sử từng chia sẻ: “Nhạc tôi viết là dành cho những người nông dân, những người lao động. Tôi đã gửi hết toàn tâm toàn ý của mình vào đó và cũng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng lao động nghèo. Tôi nghĩ rằng nhạc của mình cũng là tiếng nói của một bộ phận nhân dân”
Đỉnh cao của bolero tại Việt Nam là vào những năm 1960 – 1970, với rất nhiều ca khúc được thu âm và phổ biến dưới dạng băng cassette cũng như đĩa nhựa như Nhẫn cỏ cho em, Nỗi buồn hoa phượng .. Ông kể thời hoàng kim trước năm 1975, số tiền tác quyền từ các ca khúc đủ để ông tậu xe hơi, nhà lầu, chắp bút bài nào là nổi tiếng bài đó. Ông trở nên nổi tiếng và được gọi là “Vua nhạc sến”.
Với danh xưng “vua nhạc sến”, nhạc sĩ Vinh Sử không chỉ mang nhạc bolero đi sâu vào lòng công chúng mà còn giúp hàng loạt ca sĩ trở thành tên tuổi hàng đầu làng nhạc Việt. Ông chia sẻ không có bí quyết gì đặc biệt. Ông quan niệm dòng nhạc này vốn đã trữ tình, ngọt ngào nên dễ đi vào lòng người, đặc biệt là giới bình dân. Bolero được yêu thích chủ yếu nhờ ca từ đơn giản và dân dã, giai điệu dễ nhớ, dễ bắt nhịp và dễ hát, và đặc biệt là sự đa dạng trong đề tài, phần lớn là những câu chuyện về tình yêu và cuộc sống, rất ý nghĩa nhưng cũng rất buồn.
Một số sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Vinh Sử:
Nhẫn cỏ cho em – Hoài Lâm
Gõ cửa trái tim – Quang Lê và Lệ Quyên:
Giết người anh yêu – Minh Luân và Thiên Hương:
Nhành cây trứng cá – Phi Nhung
Năm 17 tuổi – Phi Nhung
Hồ Hoài Anh hạn chế bình luận, khóa fanpage sau khi có quyết định kỷ luật
Quyết định dễ hiểu từ nam nhạc sĩ này sau khi hứng chịu không ít những chỉ trích ở phần bình luận.
Sau gần 2 tuần kể từ khi đến Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trình diện, giải trình về những sự việc tại Tây Ban Nha, fanpage của Hồ Hoài Anh bất ngờ biến mất trên Facebook.
Dường như, nam nhạc sĩ này đã khóa lại để tranh những bình luận tiêu cực nhắm vào anh và gia đình trong thời gian gần đây. Ngoài ra, anh cũng đã hạn chế phần bình luận ở trang cá nhân.
Trang fanpage của Hồ Hoài Anh đã "không cánh mà bay".
Trước đó, khi những lùm xùm xoay quanh Hồ Hoài Anh nổ ra vào đầu tháng 7/2022, nhiều khán giả cũng đã có những bình luận mang tính châm chọc và đả kích rất cao nhắm trực tiếp vào anh ở phần bình luận của bài đăng chia sẻ dự án âm nhạc được ra mắt vào tối ngày 30/6 của ca sĩ Lưu Hương Giang.
Sau đó, vợ của nam nhạc sĩ cũng đã phải hạn chế phần bình luận, và đến tận bây giờ vẫn duy trì tình trạng này và không đăng bài viết mới.
Sáng ngày 31/8, Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết, Hội đồng kỷ luật của Học Viện đã họp và thống nhất hình thức kỷ luật là cảnh cáo đối với giảng viên Hồ Hoài Anh vì đã vi phạm quy định, nội quy, quy chế làm việc của Học viện.
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam còn xem xét trừ thi đua với lỗi đi nước ngoài không báo cáo, không xin phép tổ chức của giảng viên Hồ Hoài Anh theo Luật Viên chức. Ngoài ra, sau khi có kết luận từ phía Tây Ban Nha, Hội đồng kỷ luật trường sẽ đưa ra hình thức xử lý tiếp theo; đảm bảo tính nghiêm minh.
Hồ Hoài Anh (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1979) là một nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người Việt Nam, từng giành được 2 đề cử và 1 giải Cống hiến. Anh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 2015. Hồ Hoài Anh đã có 20 năm công tác thuộc biên chế Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Anh là giảng viên đàn bầu tại khoa Âm nhạc truyền thống.
Sáng tỏ mối quan hệ 'mập mờ' đầy bí ẩn giữa Trịnh Công Sơn và Hồng Nhung Nhiều người đã từng thắc mắc liệu giữa Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn đã từng tồn một thứ gọi là tình yêu? Hay đó chỉ đơn giản là sản phẩm của trí tưởng tượng do dư luận thêu dệt và họ là tri kỷ? Đề tài về Trịnh Công Sơn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm, không phải bởi...