Những Sáng kiến Xanh chữa lành ‘Mẹ đất’

Theo dõi VGT trên

“Tôi lớn lên ở mảnh đất này và từ nhỏ, tôi đã chứng kiến vùng này suy thoái và bị sa mạc hóa.

Tuy nhiên, nhờ các dự án trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc, khu vực này đã hoàn toàn thay đổi”.

Những Sáng kiến Xanh chữa lành Mẹ đất - Hình 1
Vùng đất rộng 600 km2 ở phía Bắc thủ đô Riyadh đã “lột xác” từ vùng hoang mạc thành một địa điểm thiên nhiên. Ảnh: abouther.com

Giám đốc Vườn quốc gia Thadiq (Saudi Arabia), ông Abdullah Ibrahim Alissa chia sẻ đầy tự hào khi đứng trước vùng đất rộng 600 km2 ở phía Bắc thủ đô Riyadh, nay đã “lột xác” từ vùng hoang mạc thành một địa điểm thiên nhiên trong mơ với thảm thực vật xanh tươi và những bụi cây được chăm sóc cẩn thận. Công tác cải tạo công viên nổi tiếng với các thung lũng rộng lớn này bao gồm việc trồng 250.000 cây xanh và 1 triệu cây bụi, cũng như xây dựng thêm các đ.ập nước để hứng những giọt mưa ít ỏi.

Việc cải tạo Vườn quốc gia Thadiq là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm phủ xanh những vùng sa mạc rộng lớn của Saudi Arabia, hướng tới giải quyết các vấn đề về hạn hán, sa mạc hóa và suy thoái đất vốn đang đe dọa các quốc gia trên khắp Tây Á và Bắc Phi. Khoảng 75% đất canh tác trong khu vực đã bị thoái hóa và 60% dân số đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Con số này được dự báo tăng lên vào năm 2050.

Đất đai là một trụ cột cơ bản duy trì sự sống trên Trái Đất, bên cạnh đại dương và khí hậu. Đất đai màu mỡ tạo ra công ăn việc làm, gia tăng thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực. Đất cũng giúp bảo tồn sự đa dạng sinh học và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu nhờ lưu giữ carbon – loại khí khiến Trái Đất nóng lên.

Tuy nhiên, đất đai đang chịu sức ép ngày càng tăng do nạn phá rừng, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, hoạt động sản xuất công – nông nghiệp và các biện pháp canh tác thiếu bền vững. Trong khi đó, biến đổi khí hậu lại khiến tình trạng suy thoái đất trầm trọng hơn khi hạn hán, sa mạc hóa và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đang gia tăng về tần suất và cường độ. Theo Liên hợp quốc (LHQ), hơn 2 tỷ ha đất đai trên hành tinh đã bị suy thoái, tác động đến hơn 3 tỷ người và đe dọa vô số các loài động, thực vật. Trong 50 năm qua, diện tích đất khô cằn đã tăng trung bình hơn 1%/năm, ảnh hưởng đến đa số các quốc gia ở châu Phi và châu Á.

Video đang HOT

Nếu không quản lý đất đai bền vững, thì 95% diện tích đất trên hành tinh sẽ suy thoái vào năm 2050. Giới chuyên gia cảnh báo suy thoái đất sẽ tác động xấu đến an ninh lương thực, nguồn nước và sức khỏe của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp tới 50% dân số và gây thiệt hại gần 50% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu (khoảng 40.000 tỷ USD).

Phục hồi đất là trụ cột chính trong Thập kỷ về Phục hồi Hệ sinh thái của LHQ giai đoạn 2021-2030, vốn đóng vai trò quan trọng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Đó là lý do Ngày Môi trường Thế giới năm 2024 được Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”. LHQ kêu gọi các quốc gia cùng chung tay hướng tới mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, đẩy lùi quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn cầu.

Với vai trò là nước đăng cai tổ chức Ngày Môi trường Thế giới năm nay, Saudi Arabia đang triển khai nhiều nỗ lực xanh hóa sa mạc và khôi phục đất đai. Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng sa mạc hóa đang tích cực hành động ở cấp quốc gia và khu vực thông qua Sáng kiến Xanh Saudi Arabia và Sáng kiến Xanh Trung Đông. Từ tháng 3/2021, Saudi Arabia đã triển khai Sáng kiến Xanh nhằm phục hồi 40 triệu ha đất, hướng tới các mục tiêu chuyển 30% đất đai của vương quốc này thành khu bảo tồn thiên nhiên và trồng 10 tỷ cây xanh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nước này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trồng được 400 triệu cây.

Thông qua Sáng kiến Xanh Trung Đông, Saudi Arabia đang dẫn đầu nỗ lực trồng 40 tỷ cây xanh giảm xói mòn đất, bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Kết hợp với Sáng kiến Xanh trong nước, Saudi Arabia hướng tới mục tiêu trồng 50 tỷ cây, tương đương với khoảng 5% mục tiêu trồng cây toàn cầu, sẽ giúp khôi phục tổng cộng 200 ha đất bị suy thoái. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng tích cực phối hợp với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và tham gia Công ước LHQ về chống sa mạc hóa (UNCCD) để triển khai Sáng kiến đất đai toàn cầu G20, nhằm giảm bớt 50% tình trạng suy thoái đất đai vào năm 2040.

Tại Israel, quốc gia nhỏ bé với 60% diện tích là sa mạc nhưng lại có thể làm cho sa mạc “nở hoa”. Để giải bài toán thiếu nguồn cung nước, Israel tập trung vào 2 sáng kiến xử lý về nước là tái chế nước và khử mặn. Đồng thời, Israel cũng sử dụng song song các biện pháp như tưới phun, nhà kính, nhà lưới để trồng cây sử dụng ít nước và trồng các giống cây có khả năng chịu hạn…

Tại Trung Quốc, dự án “Bức tường xanh vĩ đại” được triển khai từ năm 1978 nhằm tạo ra một vành đai cây cối và bụi rậm rộng lớn dọc theo rìa phía Bắc của sa mạc Gobi để ngăn sa mạc mở rộng. Các chương trình trồng rừng và tái trồng rừng đang được thực hiện để chống xói mòn đất và sa mạc hóa ở nhiều vùng khác nhau. Chương trình ngũ cốc xanh được phát động từ năm 1999 khuyến khích nông dân chuyển đất nông nghiệp ở vùng đồi dốc thành rừng hoặc vùng đồng cỏ. Nông dân tham gia các nỗ lực trồng cây gây rừng sẽ nhận được trợ cấp hoặc hỗ trợ ngũ cốc.

Tương tự tại Mỹ, nhiều dự án cũng được khởi xướng như Chương trình Dự trữ Bảo tồn khuyến khích nông dân chuyển đất nông nghiệp nhạy cảm về môi trường thành khu bảo tồn nhằm ngăn ngừa xói mòn đất. Chính phủ Mỹ cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìm những giải pháp sáng tạo cho nông nghiệp bền vững, trong đó có những công nghệ và phương pháp bảo vệ đất đai.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, Việt Nam có tổng diện tích đất bị thoái hóa gần 12 triệu ha, chiếm khoảng 35,74% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Năm 2023, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, được Việt Nam cùng hơn 100 quốc gia công bố tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 26) ở Anh năm 2021, nhằm mục đích ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030.

Ở phạm vi toàn cầu, các quốc gia đã cam kết khôi phục 1 tỷ ha đất trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của LHQ. Năm ngoái, liên minh chính phủ các nước Colombia, CHDC Congo, Mexico và Gabon công bố sáng kiến nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 khôi phục 300.000 km sông ngòi bị suy thoái – gấp hơn 7 lần chu vi Trái Đất, và 350 triệu ha các vùng đất ngập nước – lớn hơn diện tích Ấn Độ.

Việc “chữa lành” cho những mảnh đất có thể đảo ngược tình trạng suy thoái đất, hạn hán và sa mạc hóa. Mỗi USD đầu tư vào công tác phục hồi có thể mang lại tới 30 USD cho sự phát triển hệ sinh thái.

Phục hồi đất giúp thúc đẩy sinh kế, xóa đói giảm nghèo và tăng khả năng phục hồi của đất trước thời tiết khắc nghiệt. Phục hồi đất cũng làm tăng hấp thụ carbon và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Chỉ khôi phục 15% đất đai và ngừng chuyển đổi việc sử dụng đất có thể ngăn tới 60% nguy cơ các loài động thực vật tuyệt chủng. Thông điệp của Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen nhân ngày 5/6 nêu rõ bằng cách khôi phục các hệ sinh thái, chúng ta có thể đẩy lùi 3 cuộc khủng hoảng cấp hành tinh: biến đổi khí hậu, sự mất đa dạng sinh học và tự nhiên, cũng như ô nhiễm và rác thải. Đất là sự sống, là tương lai của loài người, do đó con người cần phải bảo vệ “Mẹ đất”.

LHQ: 1/2 diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới suy thoái do khai thác

Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD - cơ quan phụ trách chống sa mạc hóa của LHQ), cho biết một nửa diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới đã bị suy thoái do khai thác quá mức và tác động của biến đổi khí hậu, khiến nguồn cung cấp lương thực và sinh kế bị đe dọa.

LHQ: 1/2 diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới suy thoái do khai thác - Hình 1
Hạn hán ở Công viên Quốc gia Currawinya, Queensland, Australia. Ảnh: carbonbrief.org

UNCCD cảnh báo 1/6 nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới đang đứng trước nguy cơ do suy thoái các vùng đất chăn nuôi trên thế giới - bao gồm thảo nguyên, vùng đất ngập nước và sa mạc, cũng như đồng cỏ.

Theo báo cáo của UNCCD, sự gia tăng dân số, đô thị hóa và nhu cầu lương thực ngày càng tăng đã khuyến khích nông dân chăn nuôi nhiều động vật hơn khả năng mà đất đai có thể hỗ trợ, đồng thời gia tăng việc chuyển đổi đồng cỏ tự nhiên thành đất trồng trọt thâm canh, dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất và hạn hán ngày càng trầm trọng.

Ông Barron Joseph Orr, Trưởng nhóm nhà khoa học của UNCCD, cho biết dù tình hình ảm đạm nhưng ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng phục hồi đất là một phần của giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu, bởi các vùng đất chăn nuôi chiếm 1/3 dung lượng bể chứa CO2 của thế giới. Ông nói: "Khí thải chắc chắn là một vấn đề lớn, nhưng chúng ta muốn đưa CO2 vào đâu? Trong đất và trong thảm thực vật của chúng ta, và nếu tiếp tục phá hoại đất và thảm thực vật, sẽ làm suy yếu giải pháp".

Báo cáo của UNCCD cho biết các vùng đất chăn nuôi chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất trên thế giới và hỗ trợ 2 tỷ nông dân, người chăn nuôi và chủ trang trại. Ước tính trước đây về mức độ suy thoái là 25%, nhưng UNCCD cho biết họ đã đ.ánh giá thấp hơn mức độ thiệt hại nghiêm trọng, và số liệu mới dựa trên khảo sát từ các chuyên gia ở hơn 40 quốc gia.

Báo cáo xác định Trung Á, Trung Quốc và Mông Cổ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đang thay thế các cộng đồng chăn nuôi truyền thống và gây thêm áp lực lên các nguồn tài nguyên. Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ cũng chứng kiến tình trạng xuống cấp trên diện rộng.

Ông Orr kêu gọi các chính phủ có cách tiếp cận mang tính liên kết hơn để bảo vệ đất đai thay vì tập trung vào các dự án phục hồi riêng lẻ. Ông cũng nhấn mạnh rằng các phương pháp chăn nuôi truyền thống có thể giúp các vùng đất chăn nuôi phục hồi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga
07:06:25 02/07/2024

Tin đang nóng

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia
12:37:48 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Thực hư thông tin bạn trai Khánh Vân là chồng cũ ca sĩ đình đám Vbiz
14:06:38 03/07/2024
Hot: Rosé (BLACKPINK) - Cha Eun Woo lộ bằng chứng nghi hẹn hò bí mật suốt 4 năm
11:17:21 03/07/2024
Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra
12:13:25 03/07/2024
Bảo Anh vỡ oà khi con gái biết nói từ đầu tiên
11:20:02 03/07/2024
Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"
12:45:27 03/07/2024
Bồ nhí của chồng hí hửng báo tin có thai, buông giọng đòi danh phận, tôi hẹn gặp rồi đưa một bức ảnh khiến cô ta tức nghẹn
11:49:28 03/07/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo La Nina làm trầm trọng hơn mùa bão ở Nam Mỹ

15:17:58 03/07/2024
Tại khu vực Mỹ Latinh, cả La Nina và El Nino đều đã ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt và sản lượng thu hoạch lúa mì, gạo và ngô, gây tổn hại các nền kinh tế khu vực.

Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Venezuela

14:16:03 03/07/2024
Ông Maduro đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống tại Venezuela, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.

Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán

14:14:24 03/07/2024
Tại quận Hà Tây, gần thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, lượng mưa đo được là khoảng 266 mm. Chính quyền đã điều nhân lực đến giám sát các đ.ập và đê dọc sông Dương Tử ở An Huy.

Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới

14:12:31 03/07/2024
Đến năm 2023, mặc dù thanh toán không dùng t.iền mặt tại Nhật Bản đạt 39,3%, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu khoảng 40% của chính phủ.

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trai Say Hi sử dụng bản đồ không có 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Tv show

15:51:49 03/07/2024
Mới đây, trên các diễn đàn mạng xã hội đồng loạt kêu gọi tẩy chay chương trình Anh Trai Say Hi khi hình ảnh phác họa bản đồ Việt Nam mà chương trình sử dụng lại không có chi tiết đ.ánh dấu 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Tháng 7 may mắn, tháng 8 tài lộc, tháng 9 phú quý, 3 cung hoàng đạo này "vét" hết phước lành của thiên hạ

Trắc nghiệm

15:28:26 03/07/2024
Trong 3 tháng tới, 3 cung hoàng đạo này sẽ có cuộc sống sung túc và dư dả.May mắn lấp đầy nửa bầu trời tháng 7, 5 cung hoàng đạo này cùng nhau đón nhận

Huyền bí động Nàng Tiên - Na Rỳ (Bắc Kạn)

Du lịch

15:20:14 03/07/2024
Từ Thủ đô Hà Nội ngược Quốc lộ 3 tới địa phận Thác Giềng (thị xã Bắc Kạn) rồi rẽ phải, băng qua dải đèo Áng Toòng quanh co uốn lượn, du khách sẽ đến với huyện vùng cao Na Rỳ của tỉnh Bắc Kạn.

Người đàn ông bắt được 'quái vật' dưới biển, ngay cả những ngư dân giàu kinh nghiệm cũng không biết đây là con gì

Lạ vui

15:19:54 03/07/2024
Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và bí ẩn, nơi sinh sống của vô số loài sinh vật mà con người chưa khám phá hết.

Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh

Tin nổi bật

15:19:25 03/07/2024
Hai cô gái thuê một nhà trọ ở phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ phát hiện camera được giấu kín trong ổ điện hướng thẳng vào khu vực nhà vệ sinh.

Nữ diễn viên công khai thông tin chiếm sóng MXH sau 7 năm người cũ đột ngột qua đời

Sao châu á

15:19:15 03/07/2024
Sáng 3/7, tờ The Fact đưa tin nữ diễn viên Hàn Quốc Lee Yoo Young vừa chiếm sóng mạng xã hội xứ kim chi sau khi bất ngờ tuyên bố kết hôn và chuẩn bị lên chức mẹ.

Bom tấn ngôn tình đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 85 quốc gia, cặp chính lệch nhau 20 t.uổi vẫn bùng nổ chemistry

Phim âu mỹ

15:08:02 03/07/2024
Cụ thể, theo số liệu từ Flix Patrol, bộ phim của nam thần Zac Efron và minh tinh Nicole Kidman hiện đứng đầu tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Truyền cảm hứng bảo vệ môi trường qua thời trang tái chế

Thời trang

14:49:02 03/07/2024
Trong dịp tuyên truyền hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) mới đây, bộ sưu tập "Màu của sự sống" do chị Kim Liên (ở phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) đã gây ấn tượng với nhiều người tham dự.