Những sản phẩm làm đẹp của phụ nữ thời xưa
Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là nhu cầu không thể thiếu của mọi phụ nữ, ở mọi tầng lớp hay bất cứ châu lục nào. Nếu như người Á Đông xưa thích vẻ đẹp tự nhiên nhẹ nhàng, tươi tắn thì người phương Tây lại ưa dùng các loại thuốc, dụng cụ kỹ thuật và chế phẩm để làm đẹp và bồi bổ sức khỏe.
Hãy cùng ngược dòng lịch sử để xem vào đầu thế kỷ XX, đâu là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp được phụ nữ phương Tây ưa chuộng nhất…
Thuốc tẩy lông
Đây là ảnh quảng cáo sản phẩm thuốc tẩy lông cắt từ một tờ báo năm 1908. Dù không ghi rõ thành phần cấu tạo song theo các chuyên gia, các loại thuốc dạng này làm từ rhumsa – một dẫn xuất của thạch tín hay các chất chứa lưu huỳnh.
Quảng cáo sản phẩm thuốc tẩy lông.
Đây đều là các chất hóa học có tác dụng hòa tan keratin trong lông, tóc… Tuy nhiên, ít ai để ý rằng nếu dùng với liều lượng quá lớn và dày đặc, thuốc này có thể gây kích ứng và ăn mòn, không tốt cho da.
Lược kích thích mọc tóc
Có người muốn tẩy lông, tóc thì ngược lại cũng có rất nhiều chị em muốn sở hữu một mái tóc dày bóng mượt. Để chiều lòng họ, các nhà sản xuất đã chế tạo ra một “chiếc lược mọc tóc” rất hữu ích.
Lược mọc tóc
Phần cán lược là một hộp thuốc mọc tóc và phần bên trong thân hay răng lược đều rỗng. Người dùng chỉ cần chải đầu bằng lược này, thuốc sẽ theo ống tới từng răng lược, thoát ra và ngấm vào từng kẽ nhỏ trên da đầu, đem lại kết quả nhanh chóng.
Dụng cụ trang điểm
Hình ảnh tiền thân của hộp phấn trang điểm và chì kẻ mắt ngày nay.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phụ nữ phương Tây đã sử dụng bút kẻ mắt và hộp phấn như thế này, song chỉ mức độ rất đơn giản và tự nhiên mà thôi.
Áo ngực
Được sản xuất từ chất liệu vải tốt nhất, có khung thép ở hai bên cố định, sản phẩm “áo ngực điều dưỡng” trong quảng cáo này rất được lòng các chị em thời kì đó.
Mẫu áo ngực thịnh hành nhất vào những năm đầu của thế kỷ XX.
Điểm đặc biệt của loại áo này là có khóa ở hai bầu ngực giúp các bà, các mẹ vẫn có thể cho con bú mà vẫn giữ được vóc dáng đẹp cho vòng một của mình.
Video đang HOT
Có thể nói, vòng một chính là tiêu chuẩn đầu tiên của người phụ nữ đẹp thời đó. Chính vì thế, những loại áo nâng ngực đặc biệt như trong quảng cáo này vô cùng phổ biến.
Về cơ bản, chúng là áo ngực được thiết kế theo yêu cầu riêng của từng khách hàng. Với cấu trúc bằng dây kim loại chắc và ôm sát, áo này có tác dụng nâng đỡ ngực đồng thời định hình vòng một đẹp cho các chị em vốn có “núi đôi” nhỏ.
Áo nâng ngực
Mặt khác, các nhà sản xuất cũng nhanh chóng chế tạo ra những chiếc áo thu nhỏ vòng một dành cho các chị em “thừa cân”. Phần trên của sản phẩm này được thiết kế giống như áo ngực thông thường tạo sự thoải mái cho người dùng.
Áo ngực giúp ‘thu nhỏ’ vòng một
Phần dưới của loại áo này làm nhiệm vụ thít và ép bầu ngực xuống giúp các chị em tự tin với vòng một không còn quá khổ nữa.
Thắt lưng làm nhỏ eo
Đối với phụ nữ phương Tây, một vòng eo nhỏ và vòng ba đầy đặn để tạo thân hình đồng hồ cát là điều mà họ luôn hằng mong ước. Nhằm thỏa mãn điều đó, hãng The Gibson Girl đã chế tạo ra chiếc thắt lưng tròn như trong hình ảnh trên.
Chiếc thắt lưng tròn giúp làm nhỏ eo.
Sản phẩm này một mặt vừa có thể làm nhỏ eo, mặt khác lại làm đầy phần phía sau và xung quanh vòng ba của người dùng.
Các dụng cụ vệ sinh trong “ngày ấy”
Với những mẫu quần lót không đáy đầu thế kỷ XX, nhiều người sẽ băn khoăn liệu các chị em sẽ xử trí ra sao vào những ngày đèn đỏ? Câu trả lời chính là những tấm khăn vệ sinh “siêu sạch” này.
Khăn vệ sinh cho ngày “đèn đỏ”.
Theo những gì được quảng cáo, đây là những chiếc khăn làm từ cotton nguyên chất, tiệt trùng và chống vi khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho các chị em.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ XX, những vấn đề liên quan tới kinh nguyệt, vùng kín luôn bị phụ nữ phương Tây giấu giếm và ít đề cập tới. Do đó, những sản phẩm vệ sinh và chăm sóc sức khỏe vùng kín thời đó là khá hiếm. Phần lớn nữ giới khi đó sử dụng miếng bọt biển như thế này để tự vệ sinh.
Miếng bọt biển
Tuy nhiên, sau này, một số sản phẩm khác ra đời thay thế bọt biển. Điển hình là bộ dụng cụ vệ sinh vùng kín này của hãng Lysol. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bộ sản phẩm này gồm bơm, dung dịch vệ sinh, vòi nước, vòi phun…
Bộ dụng cụ vệ sinh vùng kín.
Chúng hoạt động như cơ chế của một máy bơm nước, nhẹ nhàng song vẫn đảm bảo tiêu diệt sạch vi khuẩn có thể tồn tại.
Máy bơm sữa dùng khi cho con bú
Máy bơm sữa kiểu Anh như trong tấm ảnh trên là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường châu Âu những năm đầu thế kỷ XX. Không phục vụ mục đích “tút tát” nhan sắc song với sản phẩm này, các chị em dễ dàng có thể cho con bú hơn, nhất là những bà mẹ khó cho sữa.
Máy bơm sữa
Được cải tiến từ máy vắt sữa bò loại nhỏ, chỉ cần ép một đầu máy này vào bầu sữa của mình và dùng bóng hút chân không bên cạnh là các bà mẹ đã có thể cho con ti như bình thường
Theo BĐT Tiền Phong
Nguy cơ ung thư từ chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp
Theo cảnh báo của các chuyên gia, hiện nay có những chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp có thể gây nên các bệnh mãn tính, thậm chí ung thư cho người sử dụng.
Hiểm họa từ chất bảo quản trong các sản phẩm làm đẹp
Theo các chuyên gia, dị ứng với mỹ phẩm và thực phẩm chức năng có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là do chất bảo quản. Chất này được sử dụng nhằm ức chế, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, giúp sản phẩm không bị phân hủy, cũng như kéo dài thời gian sử dụng, nhưng nếu nhà sản xuất lạm dụng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc sử dụng chất cấm sẽ rất nguy hiểm đối với người dùng.
Nghiên cứu mới cho thấy chất kháng khuẩn và chất bảo quản trong các sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, về lâm sàng xem xét theo nguyên tắc nguyên nhân và hậu quả rất khó xác định một người nào đó bị dị ứng chất bảo quản, hay nói cách khác chỉ có thể nhận định chung là dị ứng mỹ phẩm thay vì chỉ ra nguyên nhân do chất bảo quản nào có trong sản phẩm.
Một trường hợp bị dị ứng do mỹ phẩm
Nếu những sản phẩm bôi ngoài da sử dụng chất bảo quản quá liều hoặc bị cấm thì ảnh hưởng trực tiếp đến da, nhưng nếu là thực phẩm chức năng được giới thiệu có công dụng làm đẹp, chống lão hóa da, làm trắng, xóa nám, tàn nhang, trị mụn... sử dụng bằng đường uống, nếu ngộ độc, dị ứng chất bảo quản sẽ rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, chất bảo quản trong thực phẩm chức năng thường có 3 nhóm: các chất sát khuẩn, chất kháng sinh và chất chống ôxy hóa, như: acid benzoic, acid boric, salicylic, anhydride sunfure, natri nitrat, nitrit... được sử dụng làm chất sát khuẩn, chống men, mốc, phân hủy, giữ màu.
Chất bảo quản thường gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh, như acid benzoic khi vào cơ thể tác dụng với glycocol chuyển thành acid hippuric không thải độc ra ngoài, ảnh hưởng đến gan, thận. Với acid boric, một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy hiện tượng teo tinh hoàn, gây vô sinh với liều lượng 100mg Bo, có thể dẫn đến ung thư ở người...
Mới đây, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Tất Đạt vừa có quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc kể từ 31-7 tới đối với gần 2.100 loại mỹ phẩm có chứa 5 dẫn chất paraben.
Paraben sở hữu những đặc tính giống như estrogen, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Trong danh sách này có những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu của các thương hiệu nổi tiếng thế giới, như: Christian Dior, Olay, Elizabeth Arden, The Face Shop, Kose, Lancôme Paris, Vichy, Olay... cùng nhiều sản phẩm của các công ty trong nước: Yến Phương, LaCosmé, V-Day, Nasca, Thorakao, Raole, Victory, Mắt Ngọc...
Các sản phẩm thu hồi rất đa dạng, từ sữa rửa mặt, tế bào gốc tái tạo phục hồi da, serum cho vùng mắt, kem dưỡng trắng sáng da, dầu gội cho đến sữa tắm, kem chống nắng, kem ngừa mụn, lăn khử mùi, kem cạo râu, dung dịch phụ khoa, gel săn chắc da, kem ngừa nám, kem ủ tóc... Các sản phẩm này đều chứa 5 loại paraben gồm Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben.
15 hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm cần phải tránh
Dưới đây là một số loại chất có hại thường thấy trong mỹ phẩm và cần tránh mua các sản phẩm có chứa chúng:
1. Paraben (methy paraben/ propyl paraben/ butyl paraben/ ethyl paraben/ isobutyl paraben/ propyl parahydroxybenzoate) thường có trong mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm hoặc dầu gội.
2. Phthalate: Thường được che giấu trên thành phần ghi ở nhãn mác dưới cái tên "fragrance" (hương liệu).
3. Imidazolidinyl Urea & DMDM hydantoin: Các dẫn xuất của formaldehyde, thường được dùng cho các sản phẩm dưỡng da, cơ thể và chăm sóc tóc, sơn móng tay...
4. Fragrance: Hương tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong những hóa chất được đánh giá độc hại nhất. Chúng thường có trong dầu gội, kem chống nắng, kem dưỡng da và các sản phẩm dưỡng thể.
5. Triclosan: Được so sánh độc hại ngang chất độc màu da cam, hóa chất này có trong các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh, kem đánh răng và các sản phẩm gia dụng.
6. Sodium Laureth/ Lauryl Sulfate (SLS): SLS là chất tạo bọt phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm nhờ giá thành rất rẻ. Bạn có thể bắt gặp SLS trong rất nhiều sản phẩm tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm trang điểm, dầu gội, kem đánh răng... Tác động của nó có thể gây kích ứng da, rụng tóc, bào mòn da... Khi dùng nhiều cho trẻ em, có thể gây ra đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác.
Các chị em cần đọc kỹ thành phần của mỹ phẩm trước khi mua về sử dụng
7. Formaldehyde/ Quaternium - 15: Được sử dụng như chất bảo quản trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc.
8. Polylene Glycol: Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, thường gặp ở kem dưỡng da, phấn má, mắt dạng kem, xịt khoáng... Chất này cũng được dùng để làm mát phanh xe và tủ lạnh trong công nghiệp. Nó có thể gây tổn thương gan và thận. Ngoài ra, nếu tiếp xúc trong thời gian dài, sẽ gây kích ứng da, khiến da lão hóa nhanh hơn.
9. PEG (Polyethylene glycol): Thường được đưa vào trong thành phần của các chất tẩy rửa và nhiều sản phẩm chăm sóc da, tóc...
10. Mineral Oil (Dầu khoáng): Được chiết xuất từ dầu thô, đây là chất thường gặp trong hầu hết loại kem dưỡng ẩm. Mineral oil có thể gây kích ứng da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn, thậm chí ung thư. Gần như 100% sản phẩm dành cho trẻ em đều có chứa mineral oil.
11. Talc: Đây là thành phần chính trong nhiều loại phấn rôm dành cho trẻ em, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt... Talc là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư buồng trứng và da. Dù FDA của Mỹ cho phép sử dụng talc trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, các công ty phải xử lý loại bỏ asbetos, một tác nhân gây ung thư. Tuy nhiên, khó có thể quản lý quy trình sản xuất và kiểm nghiệm thành phần mỹ phẩm của các công ty.
12. DEA (Diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), TEA (Triethanolamine): Đây là những chất tạo bọt, có trong hầu hết dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa... Khi cả DEA, MEA và TEA đều có trong thành phần mỹ phẩm, chúng sẽ tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư.
13. Petrolatum: Đây cũng là một dạng của dầu khoáng, nó có chứa hai chất gây ung thư nổi tiếng: Benzo-A-pyrene và Benzo-B-Fluroanthene.
14. Boric Acid: Thường có trong thành phần của các loại kem chống hăm.
15. Bronopol: Thường có trong các loại khăn ướt.
Theo Alobacsi
"Kẻ thù" của một làn da đẹp mượt mà là gì? Bất kỳ cô gái nào cũng mong muốn sở hữu làn da đẹp mượt mà để tự tin khoe nét quyến rũ, thế nhưng có không ít trở ngại trên hành trình để có được làn da mơ ước ấy. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhưng các cô gái lại dễ dàng mắc phải sai lầm nhất đó chính là tẩy...