Những sai lầm trong sử dụng thuốc dạng xịt
Các thuốc dạng xịt thường được dùng để điều trị một số bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen phế quản, viêm mũi, viêm xoang…
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết cách sử dụng thuốc đúng kỹ thuật. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây lãng phí thuốc và không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.
Chú ý tới các loại bình xịt
Có 2 loại bình phun thuốc, đó là dạng bình xịt định liều (MDI) và dạng phun liên tục.
Bình xịt định liều: Khi bấm nút mở van, thuốc được đẩy ra với một liều lượng xác định và thường được dùng cho các thuốc có hiệu lực mạnh, thuốc dùng để xông hít cần đảm bảo liều chính xác. Chẳng hạn các thuốc trong điều trị hen như thuốc giãn phế quản dùng để cắt cơn hen (salbutamol, fenoterol, terbutaline), thuốc corticoid dạng hít (ICS) dùng để dự phòng cơn hen (beclometasone, budesonide, fluticasone).
Bình xịt không có van định liều: Khi bấm nút mở van, thuốc được phun ra liên tục và chỉ ngừng khi bỏ tay, nút bấm trở về vị trí ban đầu và đóng van lại.
Ưu điểm của dạng bào chế này là thuốc được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp đến trực tiếp niêm mạc đường hô hấp nên cho tác dụng mạnh và tức thì, đồng thời giảm tác dụng phụ toàn thân so với dùng thuốc đường tiêm/uống.
Ví dụ, trong điều trị hen suyễn, nếu dùng corticoid đường uống, thuốc sẽ gây nhiều tác dụng phụ toàn thân như kích ứng dạ dày, loãng xương, tăng đường huyết, đục thủy tinh thể,… Corticoid dạng hít sẽ hạn chế được các tác dụng phụ kể trên do thuốc được phân phối trực tiếp đến nơi cần phát huy tác dụng.
Cần xịt thuốc đúng cách để đảm bảo tối đa hiệu quả điều trị.
Những sai lầm thường gặp
Video đang HOT
Một số sai lầm người bệnh thường mắc và các khuyến cáo để cải thiện:
Không kiểm tra thuốc: Một số loại thuốc có vạch chỉ thị liều (chẳng hạn như ventolin-HFS), khi về số 0 hay vạch đỏ tức là hết thuốc, cần phải thay lọ khác.
Không phải lúc nào việc lắc để kiểm tra xem lọ thuốc có rỗng không cũng chính xác vì mặc dù thuốc đã hết nhưng thành phần chất đẩy vẫn còn bị giữ lại bên trong lọ. Chính vì vậy, đối với loại bình không có vạch chỉ liều, bệnh nhân cần ghi lại ngày bắt đầu dùng thuốc và tính toán liều thuốc sẵn có theo số nhát xịt trung bình dùng mỗi tháng (theo chỉ định của bác sĩ) để xác định khi nào hết thuốc để thay bình xịt mới. Như vậy sẽ giảm thiểu khả năng hết thuốc lúc bệnh nhân xuất hiện cơn khó thở cấp gây nguy hiểm tính mạng.
Không lắc đều lọ trước khi sử dụng: Điều này có thể làm liều lượng thuốc không nhất quán và bình xịt kém hoạt động.
Không thực hiện động tác thở ra trước khi hít thuốc vào: Thở ra hoàn toàn (càng nhiều càng tốt) làm giảm lượng không khí trong đường thở và tăng không gian có sẵn cho không khí từ lần thở tiếp theo. Kết quả là hít vào sâu hơn bình thường, tối đa hóa cơ hội đưa thuốc đến vị trí tác dụng.
Vị trí đặt dụng cụ xịt chưa chính xác: Nhiều bệnh nhân dùng lưỡi che hết phần đầu ống trong lúc ngậm bình xịt khiến thuốc không vào được phế quản phổi mà bị kẹt lại ở miệng làm lãng phí thuốc và gây ra các tác dụng phụ tại chỗ. Bệnh nhân được khuyên nên đặt bình xịt thẳng đứng, ngẩng đầu cao hoặc hơi ngửa ra phía sau trong lúc sử dụng thiết bị xịt.
Tốc độ dòng thở không chính xác, hít vào quá nhanh hoặc quá chậm: Tổng lượng thuốc hít vào phổi bị ảnh hưởng mạnh bởi tốc độ hít vào. Các thiết bị tạo khí dung, chẳng hạn như MDI, yêu cầu hít vào chậm và ổn định để tăng sự lắng đọng ở phổi. Bản thân các thiết bị này có chất đẩy giúp giải phóng thuốc thành các hạt với tốc độ nhanh, do vậy tốc độ hít thuốc phải chậm hơn để dẫn thuốc đến đích tác dụng. Việc nín thở đủ lâu (khoảng 10 giây) làm tăng sự lắng đọng thuốc đến các vị trí tiếp nhận thuốc do tác động của trọng lực.
Xịt thuốc liên tiếp nhiều nhát mà không tạm dừng: Điều này làm bình xịt dẫn thuốc thất thường, liều không chính xác. Thông thường bệnh nhân được khuyên nên nghỉ giữa các nhát xịt khoảng 1 phút.
Không bảo quản dụng cụ xịt hay buồng đệm đúng quy cách: Bình xịt phải được bảo quản ở nơi khô mát, có nắp đậy và ống ngậm phải được lau sạch bằng vải khô. Buồng đệm cần được xem xét 6-12 tháng 1 lần để kiểm tra xem cấu trúc có còn nguyên vẹn, vỏ bên ngoài sạch sẽ và van vẫn đang hoạt động.
Các thao tác sử dụng bình xịt đúng cách
Bước 1: Tháo nắp đậy ống ngậm, kiểm tra bình xịt trước khi sử dụng lần đầu hoặc sau một khoảng thời gian không dùng.
Bước 2: Lắc đều bình xịt (4 – 5 lần) để trộn đều các thành phần trong bình.
Bước 3: Thở ra hết mức, không hít trở lại.
Bước 4: Giữ bình xịt thẳng đứng, ngậm đầu bình xịt nhưng không cắn.
Bước 5: Kết hợp động tác ấn đỉnh bình xịt để phóng thích thuốc với hít vào thật sâu, từ từ qua đường miệng.
Bước 6: Nín thở càng lâu càng tốt (ít nhất 10 giây), lấy bình xịt ra. Nếu cần xịt thêm thuốc thì đợi khoảng 1 phút rồi thực hiện lặp lại các bước từ bước 2.
Bước 7: Vệ sinh ống ngậm bằng khăn khô hoặc vải, đậy nắp dụng cụ. Súc miệng sau khi dùng thuốc để tránh thuốc thừa đọng tại khoang miệng gây các tác dụng không mong muốn như viêm họng, nấm miệng…
Cảnh giác biến chứng của viêm phế quản cấp
Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản cấp. Biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.
Phế quản là một ống dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới, nằm nối tiếp phía dưới khí quản, ở ngang mức đốt sống ngực 4, 5, sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.
Bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi, phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.
Hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường ngắn hơn, to hơn, dốc hơn nên khi có dị vật, dị vật thường lọt vào phổi phải. Nhìn tổng thể, hệ thống phế quản ở người trông giống như cành cây nên thường được gọi là cây phế quản. Sự phân chia cây phế quản cùng là cơ sở để phân chia các thuỳ phổi.
Phế quản sau khi chia ra phế quản chính phải và phế quản chính trái đi vào 2 bên phổi sẽ tiếp tục phân chia thành các phế quản phân thùy nhỏ dần như sau:
Phế quản bên phải tương ứng với các thùy phổi mà phế quản bên phải tiếp tục phân chia thành các nhánh phế quản nhỏ hơn. Tương tự phế quản bên phải, phế quản bên trái cũng tiếp tục phân chia thành 10 phế quản phân thùy nhỏ hơn. Các nhánh phế quản sau khi đi vào trong phổi tiếp tục được chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn nữa đến tận cùng là các phế nang.
Niêm mạc phế quản là bộ phận đảm nhận vai trò giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài, giữ sạch đường thở. Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm dẫn tới các vấn đề viêm mũi, họng, thanh quản,...
Viêm phế quản cấp thường xảy ra vào mùa lạnh, do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính...
Với một số người, bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản mạn có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết viêm phế quản cấp
Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Diễn tiến bệnh viêm phế quản cấp thường qua 2giai đoạn:
Giai đoạn 1: Kéo dài 3 - 4 ngày, người bệnh có các triệu chứng như: sốt 38 - 40oC, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, có thể có cảm giác nóng rát sau xương ức. Khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
Giai đoạn 2: Thời gian từ 6 - 8 ngày, hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, người bệnh ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ. Nghe phổi có ran ẩm. Lúc này viêm phế quản biểu hiện bằng các thể bệnh: viêm phế quản xuất huyết thường ho ra máu với số lượng ít lẫn đờm. Viêm phế quản cấp thể tái diễn thường kèm theo các yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, hít phải khí độc.
Coi chừng viêm phế quản biến chứng
Bệnh viêm phế quản cấp nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, những ổ viêm nhiễm ở phế quản không được điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho viêm phổi, viêm giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp cấp. Ở trẻ em có thể gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc. Đôi khi viêm phế quản cấp là sự khởi đầu của một bệnh hen phế quản. Nếu người bệnh bị cúm có bội nhiễm viêm phế quản thì bệnh trở nên nặng, điều trị rất khó khăn.
Những người có biểu hiện ho, khó thở, nhất là những trường hợp nặng, tại bệnh viện sẽ được làm xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, cấy đờm để loại trừ một vài bệnh khác như lao phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, hen phế quản, dị vật vào đường hô hấp hoặc phổi bị ứ đọng trong các trường hợp suy tim.
Các biến chứng thường gặp:
Bệnh có thể dễ dàng tiến triển thành viêm phế quản mạn tính nếu lơ là điều trị. Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Đây là 2 đối tượng mà sức đề kháng yếu, hoặc đã bị suy giảm, nếu mắc viêm phế quản cấp mà không chữa trị tích cực thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính rất khó điều trị. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, tình trạng viêm phế quản mạn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.
Tiến triển thành bệnh viêm phổi là biến chứng đáng ngại do viêm phế quản cấp. Ngoài ra còn có thể tiến triển thành áp-xe phổi, thực chất là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ. Áp-xe phổi có thể gây tử vong.
Để tránh biến chứng do viêm phế quản cấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi mới có triệu chứng bệnh. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.
Kiểm soát các bệnh mạn tính Bệnh mạn tính là những bệnh có tiến triển chậm và thời gian điều trị lâu dài. 4 loại bệnh mạn tính chính là: bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường. Bệnh nhân được kiểm tra huyết áp...