Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho….
Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ hay gặp khi chữa ho cho con:
Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.
Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ (không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi), không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
Dừng thuốc khi thấy đỡ
Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy con đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, cha mẹ nghĩ con đã khỏi, liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Thậm chí ngay cả với các thuốc ho thảo dược, việc điều trị cũng nên duy trì ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ. Ngay cả khi đã hết triệu chứng, trẻ vẫn cần được cho uống thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo hiệu quả đợt điều trị sau.
Kiêng ăn tôm, cua, gà khi con bị ho
Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải… . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất.
Thực tế, trẻ bị ho không cần phải kiêng ăn gì. Chỉ riêng trẻ bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho, lên cơn hen như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò… Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.
Nếu điều trị ho bằng Đông y, việc kiêng ăn tùy theo từng thang thuốc, vị thuốc.
Trong những thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản…Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt cao, sổ mũi…cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những chẩn đoán, cách chữa trị chính xác nhất.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho từ thảo dược có tác dụng long đờm. Hiện trên thị trường có nhiều loại siro ho khác nhau như thuốc ho có chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, nhập khẩu từ Đức được đánh giá là hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng giãn phế quản và kích thích bài tiết đờm, giúp trị dứt điểm cơn ho.
Theo Dân trí
Công bố hướng dẫn mới điều trị bệnh tay chân miệng
Chín tháng sau khi công bố phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên vừa ký ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng mới, giúp bệnh viện tuyến dưới xử lý bệnh tốt hơn.
Theo phác đồ mới, Bộ Y tế vẫn chia bệnh tay chân miệng làm năm độ bệnh:
- Độ 1 (điều trị ngoại trú, khi trẻ có ban ở chân tay, miệng, có loét các vùng có ban nhưng không sốt).
- Từ độ 2-4 (gồm 2a, 2b, 3,4), bệnh nhân cần được nhập viện điều trị. Trong đó:
Giai đoạn 2a: bao gồm các dấu hiệu giật mình ít, sốt từ 39oC, nôn ói.
Giai đoạn 2b: trẻ giật mình nhiều, run chi, yếu chi, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.
Bệnh nhân độ 3 khi mạch nhanh trên 170 lần/phút, cao huyết áp, thở nhanh, thở bất thường, hôn mê. Bệnh nhân chuyển sang độ 4 khi có ngưng thở, tím tái, phù phổi, sốc.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng mới có kèm theo phiếu đánh giá, phân loại và lưu đồ xử trí, mô tả kỹ lưỡng cách xử trí trong từng giai đoạn bệnh tay chân miệng, rất hiệu quả với bệnh viện tuyến dưới chưa thành thạo kỹ năng điều trị và là điểm đặc biệt của phác đồ mới so với hướng dẫn vừa bị bãi bỏ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3/4, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay 3 tháng đầu năm có trên 21.000 bệnh nhân tay chân miệng ở 63/63 tỉnh thành. Tuần qua, thêm hai bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong từ đầu năm đến nay lên 16 trường hợp.
Ngày 5/4, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội thảo tại TP.HCM nhằm rút kinh nghiệm điều trị từ các trường hợp tử vong do căn bệnh này thời gian qua.
Theo Lan Anh
Tuổi trẻ
Rau cần chữa ho, thiếu máu Rau cần ta khác với rau cần tây. Có hai loại rau cần, một loại sống dưới nước và một loại sống trên cạn, đều có thể dùng làm thuốc được. Theo Đông y, rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc, có công hiệu thanh nhiệt, bổ máu, thông đường ruột, giải khát, hạ huyết áp, trị ho... Trị chứng xanh...