Những sai lầm người bệnh tiểu đường thường mắc phải
Bệnh tiểu đường chắc chắn có thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh lối sống.
Tuy nhiên có một số cách có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, tâm trí và sự trao đổi chất của người bệnh.
Sau đây là những sai lầm phổ biến mà người bệnh tiểu đường cần tránh.
Không theo dõi đường huyết
Cần phải theo dõi lượng đường vào 4 thời điểm trong ngày: lúc đói, 2 giờ kể từ lúc bắt đầu ăn sáng, ăn trưa và ăn tối.
Người tiểu đường nên mua máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu, theo Timesofindia.
Người tiểu đường nên mua máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không bảo quản insulin đúng cách
Bảo quản insulin càng mát càng tốt, nhưng không đông lạnh. Insulin không hoạt động tốt nếu quá nóng hoặc quá lạnh, vì sẽ không kiểm soát lượng đường trong máu đúng cách.
Không nên bảo quản insulin ở nhiệt độ phòng hoặc ngăn bàn, và tránh ánh nắng mặt trời. Hãy để insulin trong ngăn mát trong tủ lạnh. Khi đi du lịch, đảm bảo giữ mát insulin, theo Healthgrades.
Không kiểm tra lượng đường trong máu đúng cách
Video đang HOT
Nếu không kiểm tra lượng đường trong máu đúng cách, kết quả có thể sai. Đảm bảo đặt hết que thử vào máy đo. Rửa tay trước khi đo. Ngoài ra, không bóp ngón tay quá mạnh để lấy mẫu máu. Nên để ý kỹ cách bác sĩ sử dụng máy đo để làm theo cho chính xác. Đừng ngại hỏi lại. Xét nghiệm chính xác là rất quan trọng.
Không tuân theo quy trình tiêm insulin
Đặt lịch tiêm insulin rồi tuân thủ theo lịch trình đó. Điều này có thể giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.
Các loại thực phẩm khác nhau, căng thẳng, hoạt động thể chất và bệnh tật đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng của mình.
Nếu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, cần phải uống đúng lịch mỗi ngày.
Bỏ bữa
Đừng bỏ bữa, lượng đường trong máu có thể xuống quá thấp nếu không ăn thường xuyên, đặc biệt nếu có dùng thuốc tiểu đường.
Đừng bỏ bữa, lượng đường trong máu có thể xuống quá thấp nếu không ăn thường xuyên. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thay vì ăn 1 hoặc 2 bữa lớn, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần tránh thức ăn có nhiều muối, đường và chất béo. Nên ăn nhiều trái cây và rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt nạc và thịt gia cầm.
Bác sĩ có thể giúp tạo ra một kế hoạch bữa ăn phù hợp cho bạn.
Không kiểm tra chân mỗi ngày
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Dấu hiệu đầu tiên thường là tê, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân. Những triệu chứng này ban đầu có thể dễ bị bỏ qua, nhưng chúng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Ngăn ngừa các vấn đề xấu về chân bằng cách kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Tìm vết sưng, vết cắt hoặc vết phồng rộp. Dưỡng ẩm cho chân và cắt tỉa móng chân thường xuyên.
Giữ cho máu lưu thông đến chân, bằng cách ngọ nguậy ngón chân và cử động mắt cá chân 2 – 3 lần một ngày. Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài, theo Healthgrades.
Không khám sức khỏe thường xuyên
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thận, nhiễm trùng và các vấn đề về nướu. Bác sĩ có thể gửi bạn đến chuyên gia để điều trị các vấn đề này.
Cũng cần phải đi khám mắt ít nhất 1 lần một năm. Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị các vấn đề về mắt hơn những người khác.
4 thực phẩm 'đáng ngạc nhiên' có thể làm tăng đường huyết
Tiến sĩ Charlotte Norton, Giám đốc Y tế của The Slimming Clinic, hệ thống phòng khám lớn nhất Anh, đã nói về những cân nhắc trong chế độ ăn uống trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Đối với người bị tiểu đường loại 2, cần phải biết những thực phẩm tốt nhất và tồi tệ nhất đối với đường huyết, theo Express.
Tiến sĩ Norton cho biết, nói đến kiểm soát bệnh tiểu đường, đồ ngọt như ngũ cốc có đường và nước tăng lực là những thứ hầu như mọi người đều biết là cần phải tránh.
Sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, điều nhiều người có thể không biết là có những loại thực phẩm không ngờ có thể làm tăng lượng đường trong máu. Như sữa chua có đường hương vị trái cây là một trong những món người bệnh tiểu đường nên tránh, theo Express.
4 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh
4 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường cần tránh hoàn toàn bao gồm:
Sữa chua có đường hương trái cây
Trái cây sấy khô
Bánh mì trắng
Gạo trắng.
Tiến sĩ Norton cho biết: "Trái cây thường bị hiểu lầm đối với bệnh tiểu đường. Trong khi trái cây sấy khô không tốt cho mức đường huyết, một số trái cây tươi có thể là nguồn chất xơ tuyệt vời".
Trái cây sấy khô không tốt cho mức đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Norton nhấn mạnh: "Chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với đường huyết. Tiêu thụ chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa chậm lại, nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu", theo Express.
"Các loại thực phẩm như các loại đậu, bông cải xanh, bơ và táo đều là những nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời".
Vì nghiên cứu chứng minh rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường có "liên quan chặt chẽ" đến chế độ ăn uống, tiến sĩ Norton khẳng định những gì mọi người chọn để tiêu thụ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nên kiểm tra huyết áp bao lâu một lần? Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới. Vì vậy, theo dõi và kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Cao huyết áp được biết đến như "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng gì. Do đó,...