Những sai lầm khi uống nước mía có thể gây hại cho sức khỏe
Mặc dù nước mía rất tốt cho sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích nhưng uống nước mía theo những cách này sẽ gây hại cho cơ thể.
Nước mía là một trong những loại nước giải khát phổ biến và được nhiều người yêu thích vì vừa ngon mát lại có giá thành khá rẻ. Không chỉ vậy, nước mía còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
Trong nước mía có thành phần chủ yếu là đường saccaro, can-xi, kali và kẽm, sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với khá nhiều chất chống ôxy hóa, protein và các chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp làm khỏe thận, bao tử, mắt, tim, đường ruột. Tuy nhiên, mặc dù nước mía giàu thành phần dinh dưỡng nhưng nếu bạn uống theo những cách này thì lại có hại cho sức khỏe.
Uống nước mía khi đang sử dụng thuốc
Trong nước mía có chứa chất policosanol, chất này làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Nguyên nhân là bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến cho nước mía không còn bổ dưỡng nữa.
Video đang HOT
Uống nước mía để lâu trong tủ lạnh
Nhiều người có thói quen mua nước mía về nhưng chưa uống ngay mà để trong tủ lạnh cho mát. Tuy nhiên việc bạn bảo quán nước mía quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thậm chí là gây ngộ độc thực phẩm cho bạn. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, để vừa đảm bảo hương vị lại tốt cho sức khỏe.
Uống nước mía khi muốn giảm cân
Đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân tuyệt đối không nên uống nước mía.
Uống nhiều nước mía khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, mà trong khi thành phần cơ bản của nước mía lại là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Tăng cường sức khỏe nhờ ăn tỏi sống đúng cách
Nhiều người không thích ăn tỏi tươi vì ngại có mùi dễ gây hôi miệng. Song các chuyên gia sức khỏe cho biết nhiều công dụng của "siêu thực phẩm" này chỉ phát huy khi ăn sống.
Ăn tỏi tươi giữ được nhiều công dụng tốt hơn so với tỏi nấu chín.
Những lợi ích sức khỏe của tỏi tươi
Hạ hàm lượng cholesterol "xấu" LDL. Nồng độ cao cholesterol trong máu là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Trong khi đó, một số nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine của Mỹ cho thấy những bệnh nhân ăn nửa tép tỏi tươi/ngày đã giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu.
Hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp. Theo một phân tích quy mô lớn tiến hành hồi năm 2019 của các nhà khoa học Úc, tỏi sống rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp, tức cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch tổng thể. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ, việc bổ sung chiết xuất tỏi hằng ngày giúp làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở bệnh nhân cao huyết áp.
Ngừa và giảm cảm lạnh. Tỏi sống lâu nay được tin dùng như một phương thuốc chữa cảm lạnh tự nhiên. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng những người ăn tỏi sống hằng ngày trong 3 tháng đã ít mắc cảm lạnh hơn. Còn trong các nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng, chiết xuất tỏi liên tục chứng tỏ là một "ứng viên đầy triển vọng giúp tăng cường chức năng miễn dịch".
Cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhỏ, nhưng những tép tỏi được chứng thực chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất quan trọng, bao gồm vitamin B và C, mangan, selen, sắt, đồng và kali.
Ăn tỏi sống ra sao mới đúng cách?
Nhiều lợi ích của tỏi sống đến từ thành phần sẵn có allicin, một loại enzyme có đặc tính chống ôxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Allicin sẽ được giải phóng khi tỏi được cắt nhỏ hoặc nghiền nát. Đó là lý do tại sao bạn nên đập dập hoặc băm nhuyễn tỏi, rồi để trong không khí khoảng 10-15 phút mới ăn.
Một "mẹo" giúp bạn ăn được tỏi sống dễ dàng hơn là bằm nhỏ rồi cho vào các món ăn hằng ngày của mình, như món mì, nước sốt trộn rau hoặc dùng như một loại rau ăn kèm. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết do những hợp chất hữu ích trong tỏi phân giải ở mức nhiệt khoảng 60C, nên khi chế biến, hãy cho tỏi tươi vào món ăn ở công đoạn cuối cùng để bảo toàn các dưỡng chất.
Lưu ý là chỉ ăn tỏi sống ở lượng vừa đủ (khoảng 1 tép/ngày), bởi vì việc tiêu thụ quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ ngộ độc vì lượng khí hydrogen sulfide thoát ra từ tỏi. Ngoài ra, thai phụ, người mắc các bệnh về gan, có thể trạng suy yếu hoặc đang dùng số loại thuốc điều trị HIV/AIDS và thuốc chống đông máu cũng không nên ăn nhiều tỏi sống.
Triệu chứng ở chân cảnh báo cholesterol cao Các chuyên gia của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung and Blood Institute) cho biết, một số cảm giác khó chịu và đau đớn ở chân có thể là những triệu chứng cảnh báo vấn đề cholesterol cao. Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các...