Những sai lầm khi chế biến và ăn rau xanh khiến mất chất hoặc trở nên độc hại
Là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, rau xanh rất dễ mất chất dinh dưỡng, thậm chí trở gây nguy hại cho sức khỏe nếu không chế biến và ăn đúng cách.
Dưới đây là một số thói quen sai lầm khi chế biến rau, củ, quả:
Rau để quá lâu sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là chị em văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước
Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng, vitamin trong rau.
Để loại bỏ những vi khuẩn và hóa chất nhiều nhất, sau khi mua rau, quả về, bạn nên rửa dưới vòi nước đang chảy để rửa trôi. Sau đó ngâm rau, quả trong nước (không pha muối hoặc rất ít muối) khoảng 10 phút. Sau khi ngâm nên rửa lại rau, quả thêm lần nữa, rồi để cho ráo nước.
Bước tiếp là cho vào tủ lạnh, để đến bữa sau mang ra rửa lại lần nữa rồi mới chế biến. Việc để rau quả trong tủ lạnh một thời gian sẽ tạo thời gian để những hóa chất trong rau quả phân hủy bớt.
Các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy, chẳng hạn như vitamin C, B1…
Video đang HOT
Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Trong quá trình xào nấu, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái “dễ bay hơi”. Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào, nấu rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
Thái rau xong mới rửa
Với một số loại rau cần thái nhỏ trước khi nấu, tốt nhất bạn nên rửa xong rồi mới thái, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu thái rau xong mới rửa, bạn đã vô tình làm mất đi lượng lớn vitamin.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Nhiều người có thói quen khi rau gần chín thì tắt bếp, ngâm rau trong nồi cho chín thêm để tiết kiệm. Thậm chí còn đậy vung nồi om khiến rau bị “đỏ” mất màu xanh.
Họ không biết rằng, ngâm rau trong nồi sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
Ăn mướp đắng sống
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
Ăn nhiều giá đỗ sống
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
Ăn canh rau để qua đêm
Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Đổ quá ít nước khi luộc rau
Nhiều bà nội trợ sợ tốn gas khi đun nước luộc rau hoặc sợ tốn nước nên thường chỉ dùng một ít nước để luộc. Làm như vậy sẽ khiến rau mất ngon và bị thâm đen. Cách tốt nhất là cho lượng nước vừa đủ cùng một chút xíu muối vào luộc trên lửa lớn và vớt ra khi vừa chín tái. Luộc theo cách này rau sẽ xanh và còn nhiều dinh dưỡng trong rau hơn.
Minh Khôi
Cải thiện trí nhớ với "rau xanh"
Đã từ lâu, rau xanh nói chung là một món không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Từ những bữa tiệc sang trọng nhất đến những bữa ăn bình dị nhất cũng đều không thể thiếu sự xuất hiện của rau.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Thần kinh học ngày 20/12, ăn nhiều rau xanh mỗi ngày có thể ngăn chặn chứng mất trí nhớ ở tuổi già, đồng thời giúp trẻ hóa não bộ một cách đáng kể.
Tiêu thụ rau xanh hằng ngày sẽ là một cách dễ dàng giúp bạn cải thiện trí nhớ (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu trong gần 5 năm đối với 960 tình nguyện viên có độ tuổi trung bình là 81. Thu thập thông tin về khẩu phần ăn của những người này gồm cải bó xôi, cải xoăn và rau diếp... Mỗi năm một lần, họ được trải qua các bài kiểm tra tư duy và trí nhớ. Kết quả thật bất ngờ, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều không mắc chứng mất trí nhớ hay những bệnh liên quan đến thần kinh. Các thông tin thu thập được cung cấp thêm bằng chứng đáng ngạc nhiên về mối liên hệ giữa khẩu phần ăn và hiện tượng lão hóa. Theo đó, nhóm ăn rau xanh trẻ hơn nhóm không ăn rau xanh trung bình khoảng 11 năm tuổi.
Cũng theo nghiên cứu, những người ăn nhiều rau xanh nhất khoảng 1,3 khẩu phần một ngày, mức thấp nhất là 0,1 khẩu phần/ngày. Khẩu phần này được tính bằng một nửa cốc rau đã được nấu chín. Qua các bài kiểm tra tư duy và trí nhớ, kết quả cho thấy những người ăn ít nhất 1 phần rau xanh một ngày có tỷ lệ suy giảm trí nhớ chậm hơn so với những người ăn rất ít hoặc hầu như không ăn rau xanh.
Các kết quả trên không thay đổi sau khi các nhà khoa học đã tính tới nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, trình độ học vấn, rèn luyện trí tuệ và vận động thể chất.
Với những phát hiện mới nói trên, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter của Anh cho rằng những người áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải nhiều rau củ và ít thịt đỏ có thể hạn chế được nguy cơ mất trí nhớ. Trong khi đó, tác giả công trình nghiên cứu Martha Clare Morris thuộc đại học Y khoa Rush ở Chicago (Mỹ) nhận định: "Việc bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể là cách vô cùng đơn giản nhưng hữu hiệu để cải thiện não bộ của con người".
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí Hô hấp châu Âu ngày 21/12, các nhà khoa học đã khám phá ra tác dụng mới của việc ăn cà chua mỗi ngày đối với lá phổi của con người.
Cà chua cũng là một nguyên liệu thần kỳ cho hô hấp của bạn (Ảnh minh họa)
Thông qua phân tích các dữ liệu thu được từ một cuộc khảo sát sức khỏe có sự tham gia của 680 người tại Đức, Anh và Na Uy trong năm 2002, cũng như tính tới yếu tố tuổi tác, chiều cao, cân nặng, giới tính... Nhóm nghiên cứu nhận thấy người trưởng thành ăn hơn 2 quả cà chua một ngày thì tỷ lệ suy giảm chức năng tự nhiên của phổi sẽ chậm hơn. Điều này đặc biệt có lợi với những người từng hút thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây mỗi ngày, đặc biệt là trái táo, có thể giúp phục hồi tổn thương ở phổi của những người đã ngừng hút thuốc lá, đồng thời góp phần làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên.
Những thực phẩm là chất béo lành mạnh Theo các chuyên gia có một số chất béo và một số loại dầu khi sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ là những nguồn axit béo omega-3 tốt. Đây là những chất béo giúp giữ cho trái tim...