Những sai lầm khi ăn thịt gà cần loại bỏ ngay tránh rước họa vào thân
Mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn thịt gà.
Thịt gà là món ăn yêu thích của nhiều người – Ảnh: Minh họa
Thịt gà rất giàu dinh dưỡng và là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm ra rất nhiều dưỡng chất có trong loại thịt này. Theo đó, cứ 100 gam thịt gà có 23,3 gram protein, 1, 2 lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Bên cạnh đó, thịt gà còn nhiều vitamine A, C, E có tác dụng ôn trung ích khí, ích tinh, dùng trị gầy mòn, tiểu nhiều lần, sinh đẻ ít sữa, hư nhiệt sau sinh.
Trong Đông y thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi nên có khả năng chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận.
Dù rất tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu mắc phải một trong những căn bệnh dưới đây thì bạn tuyệt đối không nên ăn thịt gà.
- Người bị viêm khớp
Viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
- Người bị xơ gan
Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà.
Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.
Video đang HOT
Người sau mổ không nên ăn thịt gà – Ảnh: Minh họa
- Những người sau mổ
Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi mổ ăn thịt gà sẽ rất dễ dẫn đến các hiện tượng sưng, mưng mủ ở vết thương đồng thời khiến da lâu lành và dễ bị viêm nhiễm hơn.
Đặc biệt, với các vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách thì rất dễ để lại sẹo lồi.
- Những người có vấn đề về tiêu hóa
Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh xa thịt gà vì chúng rất khó tiêu.
Ngay cả với người bình thường khi tiêu thụ thịt gà quá mức cũng sẽ khiến bộ máy tiêu hóa phải mất nhiều giờ để làm việc, vừa gây khó chịu cho cơ thể.
Đặc biệt, bạn không nên ăn thịt gà với lá kinh giới vì khi dùng chung sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
Bên cạnh đó, thịt gà là thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Chính vì thế, thịt gà được bảo quản trong điều kiện vệ sinh kém càng khiến chúng mang nhiều vi khuẩn có hại. Từ đó, những người bụng dạ yếu rất dễ bị ngộ độc khi sử dụng.
- Người bị huyết áp cao, tim mạch
Trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Ngoài ra, còn nhiều vitamin A, C, E khác rất có lợi cho sức khỏe.
Nhưng trong da gà có nhiều mỡ, colesteron nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt là da gà.
- Những người bị thủy đậu
Khi mắc bệnh thủy đậu, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là điều mà bạn cần lưu ý.
Theo đó người bị thủy đậu cần kiêng không nên ăn thịt gà, đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Người bị sỏi thận
Thịt gà là thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi. Chính vì thế, người mắc bệnh sỏi thận nên tránh xa hoặc kiện ăn loại thịt thơm ngon này.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Sửng sốt nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng chết trong đau đớn
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Cái chết của nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc này khiến nhiều người thương tiếc. Nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong được xác định là do ông mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Gia Cát Lượng (181 - 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa".
Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng "hô mưa gọi gió" của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.
Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.
Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.
Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.
Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Theo Tâm Anh/kienthuc.net.vn
5 nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng Khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc, cơ thể sẽ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy... Chăm sóc bệnh nhân thư đường tiêu hóa. Trong đó, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là những...