Những sai lầm khi ăn hải sản có thể gây họa bệnh tật, chết người
Hải sản được rất nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng biết cách ăn để tránh những nguy hại không mong muốn đối với sức khỏe.
Một số sai lầm khi ăn hải sản dưới đây được cho là phổ biến với nhiều người khiến cho không những mất tác dụng của hải sản mà còn nguy hại tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Uống bia kèm ăn hải sản
Uống bia kèm ăn hải sản có thể tăng nguy cơ bệnh gout (Ảnh minh họa)
Có rất nhiều người thường có thói quen dùng hải sản làm đồ nhắm mỗi khi uống bia rượu. Thực tế cho thấy các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe.
Ăn hải sản cùng trái cây
Nhiều người có thói quen ăn trái cây khi đang ăn hải sản, điều này có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe bơi hàm lượng cao Protein, Canxi từ hải sản kết hợp với Acid tannic từ trái cây hình thành Canxi không hòa tan. Lượng Canxi không hòa tan này gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, do đó dễ gặp tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, tệ hơn là ngộ độc thực phẩm.
Video đang HOT
Ăn hải sản chưa chín
Các loại hải sản đa phần đều chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hơn 80 độ C. Hơn nữa, môi trường nước, nơi các loại hải sản sinh sống có chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và chế biến, hải sản cũng có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh từ bên ngoài.
Hải sản chưa được nấu chín chứa nhiều mầm mống gây bệnh cho cơ thể (Ảnh minh họa)
Do đó, bạn nên tránh ăn hải sản sống mà nên nấu chúng ở nhiệt độ cao khoảng 4-5 phút để chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản
Trà rất giàu acid tannic, do đó uống trà ngay sau khi ăn hay uống trong lúc ăn hải sản đều không tốt. Điều này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ Protein và hình thành Canxi không hòa tan. Gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa, làm bạn đau bụng và tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Tốt nhất bạn nên uống trà sau 2 giờ, sau khi ăn hải sản.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh
Trong hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy, bất kỳ loại hải sản nào cũng nên được chế biến ở trạng thái tươi ngon nhất.
Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh không thể triệt tiêu được các vi khuẩn và mầm bệnh mà chỉ tạm thời làm chậm lại các hoạt động của chúng. Nếu để trong tủ lạnh lâu ngày, hàm lượng vi khuẩn sẽ tăng nhanh, đại bộ phận protein cũng sẽ bị biến tính. Khi đó, hải sản không thích hợp chế biến bằng cách luộc, hấp.
Luộc, hấp hải sản đông lạnh có thể không loại bỏ được hết vi khuẩn gây bệnh (Ảnh minh họa)
Cách tốt nhất để giữ được hương vị tươi ngon và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên chế biến hải sản bằng các phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, rán,…
Sò, ốc để lâu mới chế biến
Các loại sò, ốc thường mang nhiều mầm bệnh. Ngoài ra chúng phân giải Protein nhanh, do đó khi đã chết chúng nhanh chóng ươn, và trở thành “ổ vi khuẩn”, sản sinh rất nhiều loại độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy khi mua sò, ốc về bạn cần chế biến ngay.
Theo giadinhvietnam
Bị bệnh gút có nên ăn chay?
Một chế độ ăn uống cung cấp quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
Hỏi: Tôi nghe nói bệnh gút (gout) do uống rượu, ăn hải sản mà mấy thứ đó tôi không ăn, không uống nhưng vẫn bị gút. Xin hỏi phụ nữ có mắc gút không? Nếu tôi ăn chay thì có hết bệnh không? Nguyễn Thị Hoài Phương (Nam Định)
Trả lời:
Tỉ lệ nam giới mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, nhiều người bị đợt gút cấp sau lần ăn nhậu, uống rượu nên người ta cho rằng gút là bệnh của đàn ông và là bệnh của người giàu.
Thực tế phụ nữ cũng có thể bị gút (chiếm khoảng 25%). Đây là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa các chất có liên quan đến tình trạng giảm khả năng đào thải hoặc sự sản sinh acid uric tăng cao bất thường trong cơ thể.
Acid uric trong máu cao được xác nhận là nguyên nhân chính tạo nên các cơn gout. Các phân tử acid uric trong máu khi ở nồng độ lớn (trên 420mol/L ở nam giới, trên 380mol/L ở nữ giới) sẽ tích tụ, kết tủa các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp gây đau đớn cho người bệnh. Acid uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Nếu chế độ ăn uống của bạn cung cấp quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
Các thực phẩm chứa nhiều purin mà người bị bệnh gút nên tránh là hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật, thịt động vật lên men. Cạnh đó còn có các loại đậu đỗ, lạc, hạt điều, hạt óc chó, nấm, đồ uống có chứa caffeine, bơ thực vật, dầu ăn... Vì trong các thực đơn chay thường có các loại đỗ, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (như đậu phụ, váng đậu), nấm, lạc... Do đó một thực đơn ăn chay sẽ không phù hợp với người mắc bệnh gút.
BS. Hồng Hoa
Theo Suckhoedoisong
Không muốn đau đớn 'hơn cả chết' vì gout thì tránh cho xa những món này Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Ảnh minh họa: Internet Bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong...