Những sai lầm chết người về đột quỵ
Đột quỵ hiếm khi xảy ra và chỉ là vấn đề của người cao tuổi. Nhiều người vẫn tin vào những quan niệm này, dù thực tế hoàn toàn ngược lại.
Đột quỵ chỉ xảy ra với người cao tuổi
“Khi chúng ta già đi, nguy cơ đột quỵ cũng gia tăng, đó là sự thật”, TS Eric Bershad thuộc Đại học Y Baylor ở Houston (Mỹ) nói. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 18 – 65. Do đó, nhận định đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi là hoàn toàn sai lầm. Việc tăng nguy cơ đột quỵ ở những người trẻ tuổi có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh béo phì và huyết áp cao trong nhóm tuổi này, Bershad giải thích.
Đột quỵ rất hiếm khi xảy ra
Thực tế, theo số liệu thống kê, đột quỵ xảy ra khá phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, trung bình mỗi năm khoảng 6 triệu người Mỹ bị đột quỵ. “Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư ở nước này”, Bershad nói.
Cơn đột quỵ xảy ra ở tim
Thực tế, “cơn đột quỵ xảy ra ở não”, TS Rybinnik, Viện Khoa học thần kinh Cushing giải thích. “Các tế bào thần kinh trong não đòi hỏi lưu lượng máu, các chất dinh dưỡng và oxy trong máu vận hành bình thường. Nếu quá trình cung cấp máu đến các tế bào thần kinh trong não bị cắt đứt vì một cục máu đông hoặc do bệnh mạch máu, những tế bào thần kinh này sẽ chết. Đó là nguyên nhân gây ra đột quỵ”.
Không thể phòng ngừa được đột quỵ
Theo Rybinnik, “quan điểm cho rằng không thể ngăn ngừa đột quỵ là hoàn toàn sai lầm”. Một trong những nghiên cứu lớn nhất về đột quỵ cho thấy 90% các cơn đột quỵ xảy ra do huyết áp cao, tiểu đường và béo phì, mà những căn bệnh này xét trên quy mô lớn đều có thể phòng ngừa.
Video đang HOT
90% các cơn đột quỵ xảy ra do huyết áp cao, tiểu đường và béo phì. (Ảnh minh họa)
Không thể điều trị đột quỵ
Phần lớn các ca đột quỵ đều là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nguyên nhân là do một cục máu đông. Những trường hợp này có thể được điều trị. “Trong vòng 4 tiếng rưỡi từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ, chúng tôi có thể cho bệnh nhân dùng thuốc phá vỡ cục máu đông. Loại thuốc này có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược tác hại mà cơn đột quỵ gây ra”, Rybinnik nói.
Dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ là lên cơn đau
Thực tế, “chỉ có khoảng 30% người dân đau đầu khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Do đó, những cơn đau không phải là một triệu chứng xác thực”, Bershad tuyên bố. Các triệu chứng đột quỵ phổ biến bao gồm đột ngột bị tê liệt hay yếu ở một bên người, nhìn thấy 2 hình ảnh của cùng một vật, lẫn lộn, không hiểu những điều mọi người nói. “Nếu bạn gặp những triệu chứng trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức”.
Đột quỵ không di truyền
Thực tế hoàn toàn khác hẳn. “Các yếu tố về tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ chẳng hạn như chứng tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì đều di truyền. Những nguyên nhân hiếm gặp gây đột quỵ ở những người trẻ tuổi, chẳng hạn như khối u tim, rối loạn đông máu và những bất thường liên quan đến mạch máu cũng có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Hút thuốc không ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ
Thực tế, “hút thuốc lá là một trong những yếu tố quan trọng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Điều này đúng với cả đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết”.
Theo Nguyễn Ngọc Khanh (Kiên thức)
Những sai lầm chết người khi dùng máy giặt
Nếu không biết cách sử dụng, chiếc máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt ngày càng trở thành thiêt bị gia đình không thê thiêu của nhiều gia đình vì nó tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
1. Không làm sạch máy giặt thường xuyên
Người tiêu dùng đang phụ thuộc vào bột giặt, ngỡ rằng nó sẽ loại bỏ hết đất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trừ khi bạn sử dụng chất tẩy trắng hay nước cực nóng, còn trong các trường hợp khác vi khuẩn sẽ không chết. Chúng ở lại trong máy giặt.
Quần áo bẩn của bạn thậm chí còn bẩn hơn sau khi đã chạy qua máy giặt. Đó là vì trong máy chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào vải.
"Nếu bạn giặt một đống quần áo lót, sẽ có khoảng 100 triệu con E.coli trong nước xả, và chúng có thể truyền vào đống quần áo tiếp theo", Charles Gerba, giáo sư về vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ), đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn gây thối trong máy giặt nói.
Giặt một đống quần áo lót sẽ có hàng triệu con vi khuẩn
Vì vậy, cứ khoảng 3 tháng môt lân, bạn nên định kỳ làm sạch lồng giặt bằng chất tẩy và nước mà không có quần áo bên trong (máy chạy không quân áo). Ngoài ra, hãy để quần áo bạn khô dưới nắng mặt trời, vì ánh nắng giúp diệt khuẩn hiệu quả nhất.
2. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Nhiều người tin rằng quần áo dơ bẩn nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch hiệu quả hơn.
Tuy nhiên nếu lượng nước không đúng hay thời gian xả nước không đủ (nhất là với những người tiết kiệm nước và thời gian bằng nước xả vải "một lần xả") sẽ dẫn đến quần áo thường còn sót lại hóa chât. Hầu hết các chất tẩy rửa là các hợp chất alkyl benzen không chỉ gây kích ứng cho da mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.
Dùng nhiều chất tẩy rửa ảnh hưởng đến da và chức năng gan
3. Giặt chung tất cả các loại quần áo
Cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào giặt như của một số người nhằm tiết kiệm thời gian cũng như lượng nước dùng sẽ khiến quần áo dễ bị ô nhiễm chéo và có hại sức khỏe.
Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không "tích trữ" lâu trong khoang máy.
4. Mối nguy hiểm về vi phạm an toàn
- Nguy cơ bị điện giật: Đừng kéo dây và rút phích cắm điện. Không sử dụng tay ướt để cắm / rút phích cắm.
- Nguy cơ nổ: giặt quần áo có chứa dung môi, dễ tạo ra nguy cơ cháy nổ.
- Nguy cơ bỏng: Giặt, rửa, sấy nhiệt độ cao, cửa kính máy giặt sẽ nóng, dễ tạo ra nguy cơ bị bỏng.
Theo Thúy Phạm (Kiến thức)