Những rủi ro khi phẫu thuật thẩm mỹ mũi, tiền mất tật mang
Mặc dù sửa mũi là thủ thuật thẩm mỹ được nhiều người thực hiện nhưng không thể tránh khỏi những trường hợp làm hỏng.
Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ việc thay đổi những đường nét không đẹp của gương mặt càng dễ dàng. Trong đó việc chỉnh sửa mũi là thủ thuật được nhiều người thực hiện. Mặc dù được đánh giá là tiểu phẫu nhưng vẫn xảy ra những trường hợp tiền mất tật mang.
Không thiếu những ca phẫu thuật mũi hỏng.
Trên hội nhóm làm đẹp đang lan truyền bức ảnh cô gái tiến hành phẫu thuật thu nhỏ mũi. Đáng chú ý là những vết khâu mũi chi chít trên gương mặt. Nhiều người bày tỏ sự cảm thông với cô gái trên: “mũi có xấu đâu mà phải sửa, lợn lành thành lợn què”, “chắc chắn để lại sẹo”, “mang tiền đi muốn mình đẹp hơn xong cuối cùng ra nông nỗi này”,…
Thu gọn cánh mũi là tiểu phẫu giúp mũi cân đối và hài hòa. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ rộng của cánh mũi để lựa chọn phương pháp phù hợp. Sau đó vùng mũi sẽ được vệ sinh, sát khuẩn để không xảy ra viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ gây tê vùng mũi và thực hiện một trong số các kỹ thuật tùy thuộc vào tình trạng mũi của bạn.
Chiếc mũi đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đường nét gương mặt.
Nếu những người có lỗ mũi to nhưng phần cánh mũi mỏng, bác sĩ sẽ cuộn mũi vào bên trong để tạo dáng mũi thon gọn. Bác sĩ xử lý bằng cách rạch một đường nhỏ bên trong khoang miệng, khéo léo kéo chân mũi vào bên trong rồi dùng chỉ thẩm mỹ khâu bóp hai bên cánh mũi. Đồng thời, hai bên cánh mũi sẽ được đưa lên cao khoảng 0,1 – 0,3 mm để tạo lỗ mũi hình hạt chanh.
Video đang HOT
Còn với trường hợp mũi to và dày, phần cánh mũi sẽ được cắt bỏ từ phần chân mũi để tạo dáng mới. Kỹ thuật này được thực hiện bên ngoài khoang mũi. Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ tại rãnh tiếp giáp giữa cánh mũi và má, sau đó lật nhẹ cánh mũi để cắt phần da thừa và sụn cánh mũi. Khi cánh mũi đã nhỏ gọn theo mô hình đã xác định, bác sĩ dùng chỉ thẩm mỹ khâu đính lại cánh mũi và niêm mạc má.
Nhiều người chọn thu nhỏ cánh mũi để chiếc mũi của mình thanh tú hơn.
Chăm sóc hậu phẫu cũng rất quan trọng. Bạn cần uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Tránh hoạt động, va chạm ảnh hưởng đến mũi. Kiêng thức ăn tanh, đồ nếp, hải sản,… và nhớ lịch tái khám. Thao tác thu gọn cánh mũi chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng bạn không thể chủ quan chọn cơ sở kém uy tín hay bác sĩ tay nghề chưa cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Sau khi tiến hành thu nhỏ cánh mũi, dáng mũi của bạn sẽ gọn gàng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng kẹp thu gọn cánh mũi để cố định cánh mũi. Sau khi vệ sinh vùng mũi với nước muối sinh lý, bạn dùng kẹp cặp vào cánh mũi theo tỉ lệ thích hợp. Đeo kẹp này trong khoảng 20 đến 30 phút từ 3 đến 4 lần/ngày. Tuy nhiên sau khi ngừng sử dụng, mũi bạn sẽ trở lai hình dáng ban đầu. Bù lại bạn sẽ không phải can thiệp “ dao kéo” để tránh rủi ro.
Bạn có thể dùng kẹp định hình mũi để không phải phẫu thuật.
Theo danviet.vn
Những điều cần biết khi phẩu thuật nâng mũi
Nâng mũi là một hình thức thẩm mỹ rất phổ biến hiện nay, giúp khắc phục nhược điểm về dáng mũi, độ to nhỏ của cánh mũi..., khiến gương mặt trở nên sắc nét, thu hút hơn.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn, cần phải nắm rõ một số điều sau đây.
Trước khi nâng mũi
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền, Chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Thẩm mỹ Thanh Tuyền, TP. Long Xuyên) khuyến cáo: Khi quyết định phẫu thuật, bạn phải chuẩn bị thái độ tích cực, tự tin, kiên nhẫn, có kiến thức về ca phẫu thuật và các chế độ chăm sóc sau đó, cũng như nhờ sự giúp đỡ của người thân.
Đầu tiên, bạn sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe. Phải trung thực tiết lộ tất cả các vấn đề sức khỏe của mình: các loại thuốc bạn đang dùng (bao gồm cả thực phẩm chức năng hoặc vitamin). Ngưng các thuốc đang dùng từ 2 - 3 tuần trước phẫu thuật, vì chúng sẽ gây chảy máu kéo dài, hoặc khó đông máu, gây khó khăn, tai biến trong quá trình phẫu thuật. Tương tự, không được dùng các loại thuốc trên ngay sau phẫu thuật.
Ngưng dùng thuốc lá ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật. Hút thuốc sẽ làm tăng biến chứng và dẫn đến những vết sẹo to, đậm màu hơn; vết thương sẽ chậm lành, hoại tử tế bào, da sạm màu, tạo sẹo và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, chứa nhiều vitamin C sẽ giúp bình phục nhanh hơn. Tránh các thức ăn: ớt, hành củ, cà chua, các loại củ quả (như củ cải, củ cà rốt, khoai tây...), trà Trung Hoa, tinh chất gà (bột nêm,...). Tránh dùng thuốc giảm cân hoặc các loại thuốc bổ dung trợ lực. Thuốc giảm cân có thể tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến tắc nghẽn phổi và có thể tương tác với thuốc gây tê hoặc gây mê, rất nguy hiểm cho ca phẫu thuật. Một số vitamin có thể tác động lên nhịp tim, huyết áp hoặc nguy cơ xuất huyết.
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông như Warfarin, Clopidogrel, Pentoxifylline,... Các thuốc này sẽ gây chảy máu kéo dài, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong ca phẫu thuật.
Vài ngày trước phẫu thuật, nên chuẩn bị một số phim ảnh, tạp chí yêu thích để thuận lợi cho việc nghỉ ngơi và phục hồi. Chuẩn bị lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh một tuần, lau chùi, dọn dẹp, lau chùi, dọn dẹp... Như vậy bạn sẽ không bận tâm đến nấu ăn hay việc nhà lặt vặt sau khi phẫu thuật. Nếu được, bạn có thể nhờ người thân đi cùng vào ngày bạn làm phẫu thuật để đưa bạn về nhà và giúp đỡ bạn vào ngày đầu tiên.
Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không uống rượu quá nhiều hoặc phơi nắng trong vòng một tuần trước phẫu thuật. Nên tắm gội sạch sẽ vào buổi tối hoặc buổi sáng ngày hôm đó. Tránh trang điểm, chùi bỏ hết sơn móng tay chân vì sẽ ảnh hưởng đến những thiết bị máy đo lường thiết bị oxy trong phẫu thuật. Không ăn hoặc uống vào đêm trước và sáng ngày phẫu thuật (kể cả cà phê). Chỉ được uống một ít nước trước phẫu thuật nếu cần. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Tránh mặt những loại kéo qua khỏi đầu; mang vớ, mang khăn choàng cổ, nón, kính râm sau khi phẫu thuật. Lựa chọn những trang phục rộng rãi vì cảm giác đau nhức có thể khiến bạn khó chịu hơn nếu mặc những bộ đồ bó chẽn, ôm sát cơ thể. Để những vật có giá trị ở nhà, chỉ mang theo những vật dụng cần thiết.
Biến chứng sau nâng mũi
Dưới đây là 8 biến chứng thường xảy ra sau nâng mũi, nếu bạn không tuân thủ theo chăm sóc của y tá và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật. Đó là: Nhiễm trùng sau nâng mũi; mũi bị lệch sau nâng mũi (thường gặp nhất); sống mũi, đầu mũi bị đỏ và bóng; lộ sống mũi, lộ đầu mũi; đầu mũi quá to, mất cân xứng; hai lỗ mũi không cân xứng, biến dạng sau nâng mũi; trụ mũi, chân mũi bị lệch. Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn bị thấp, đầu mũi bị hếch lên hoặc bị nhọn, mũi quá cao.
KHÁNH HƯNG
Theo baoangiang.com.vn
Vụ cô gái tố bị hỏng mũi, đe dọa sau khi làm đẹp: Thẩm mỹ viện nói gì? Liên quan đến việc chị Nguyễn Thị Minh Anh (21 tuổi, Bình Thạnh) tố Thẩm mỹ viện Klain Beauty Center làm hỏng mũi, đe dọa khách hàng, đại diện trung tâm này phủ nhận cáo buộc. Có buổi trao đổi với bà Lê Trần Khánh Linh, tự xưng là quản lý truyền thông của Trung tâm Thẩm mỹ Klain Beauty Center (quận 5,...