Những “Rào Cản” lớn nhất ngăn cách game thủ với các tựa game
Ở Việt Nam, game thủ vướng mắc phải rất nhiều vấn đề để tiếp cận các tựa game trên thị trường đương đại.
Như nhiều người đã nói: “Không chơi game thì quá uổng phí cuộc đời học sinh, sinh viên”. Câu nói trên cũng có phần đúng có phần sai bởi một số người vẫn tìm thấy niềm vui đích thực của cuộc sống ngoài game. Tuy nhiên, trong xã hội hiện tại, chúng ta phải công nhận game là một thị trường rộng khắp và ngày càng phát triển trên toàn cả nước.
Dù vậy, chơi game ở Việt Nam được coi là “xấu xa” bởi rất nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống mỗi người trong khi đầy rẫy cạm bẫy xã hội xung quanh. Chúng ta cùng nhìn lại những “Rào cản” ngăn cách game thủ với tựa game nhé.
I. Xã hội
Xã hội Việt Nam ảnh hưởng nhiều nhất tới giới game thủ bởi xu hướng thiên về kiến thức, thiên về hiểu biết cùng các tấm bằng làm thước đo con người. Bởi vậy, học hành luôn được các phụ huynh đặt lên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.
Game thì ngược lại, lĩnh vực này chủ yếu tác động tiêu cực tới học tập như tiêu tốn thời gian, tiền bạc và làm phân tâm các học sinh, sinh viên. Vì vậy, ở đấu chúng tôi không biết nhưng nếu game thủ đang ở Việt Nam, xã hội không quá coi trọng người chơi game dù lĩnh vực đang được phát triển và nhân rộng.
Ở Việt Nam, chỉ học mới tới thành công.
Nói vậy các game thủ chuyên nghiệp đừng buồn bởi đó là thực trạng hiện nay. Dù có phát triển, ngành công nghiệp game còn khá nhiều khúc mắc và cạm bẫy. Ngoài ra, các tổ chức tài chính như nhà tài trợ, người trả lương còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Trải qua bao Drama về tiền nong giữa các thành viên, các đội tuyển, các tổ chức với nhau, game thủ chuyên nghiệp luôn là những người chịu thiệt thòi nhất. Bởi những “góc khuất” đó, xã hội chưa coi trọng ngành game vì chưa có chiến lược và kế hoạch phát triển trong tương lai.
Game thủ nước ngoài được “đối xử” rất khác so với Việt Nam.
II. Gia đình, các bậc phụ huynh
Gia đình và các bậc phu huynh thường cấm con cái mình chơi game. Tại sao ư? Đơn giản con cái họ thường xuyên trốn học đi chơi game cùng bạn bè ở các quán net. Ngoài ra, bao nhiêu tệ nạn kéo theo như: lấy tiền bố mẹ, nói dối, nhịn ăn sáng,…khiến cha mẹ phải đau đầu trong thời gian dài.
Chính những vấn đề ngay trước mắt đã ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lí của các bậc phụ huynh khiến họ phải ngăn cản bằng được con cái mình đến tới game. Nhiều hình phạt đòn roi, chửi mắng được đưa ra mỗi khi họ bắt tại trận người con của mình đang say sưa bên cạnh một màn hình máy tính.
Video đang HOT
Đang chơi bị ba mẹ gank.
Ngoài ra, các gia đình phản đối chơi game vì những tác động đến vấn đề học tập. Đa số những ai chơi game thường có dấu hiệu học hành sa sút, bỏ bê công việc trong thời gian dài dẫn tới chểnh mảng, tâm lí bất ổn. Thêm vào đó, người làm cha làm mẹ còn hiểu được game sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái họ bởi nếu cứ ngồi lì một chỗ, người chơi sẽ mụ mị đầu óc, sức khỏe giảm sút, chân tay yếu dần, các bệnh lí bắt đầu xuất hiện.
Tuy nhiên, một phần khác ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lí người làm cha làm mẹ đó là xã hội. Ví dụ nhé, khi bố mẹ bạn bị người khác nói rằng: “Thằng quý tử của anh/chị đang chơi ở quán net kìa”…, ai chẳng cảm thấy xấu hổ. Bởi trong mắt mọi người, “chơi game” rất xấu. Cũng có thể họ không hiểu tâm lí con cái nhưng dù sao đi nữa, các game thủ ở Việt Nam tiếp cận game một cách rất tiêu cực. Vì thế, cha mẹ ghét game là chuyện hoàn toàn dễ hiểu thôi.
III. Thầy cô giáo
Thầy cô giáo có nhiệm vụ giáo dục học sinh mình ngoan ngoãn. Do đó, họ phản đối học trò mình chơi game là điều tất nhiên. Thầy cô giáo cũng giống như cha mẹ thôi bởi mọi người luôn muốn con người phát triển theo hướng tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất chính là cách giáo dục. Vì không có quyền dưỡng dục (vừa nuôi vừa dạy bảo) trong tay, thầy cô giáo chỉ có thể báo cáo với phụ huynh học sinh. Điều đó mang lại khá nhiều ức chế cho lứa tuổi học sinh nhưng hãy hiểu rằng họ cũng chỉ muốn tốt cho mọi người mà thôi.
Thầy cô thường “đối tốt” với học sinh bằng cách mách cha mẹ.
IV. Tâm lí cộng đồng
Khi hỏi bất cứ một ai không chơi game, nếu hỏi về: “Game có tốt hay không”?, 7-8 người đều trả lời là không. Điển hình, chương trình thời sự VTV lúc 7h tối thường lên những tin về tệ nạn trong làng game để cảnh tỉnh các game thủ cũng như phụ huynh trong toàn cả nước chứ gần như chẳng bao giờ nói về lợi ích của game. Game không phải là xấu, tuy nhiên cách tiếp cận game của người Việt hoàn toàn sai lầm.
Một bản tin hiếm có về mặt tốt của game – SF5 lên ngôi vô địch GPL.
Chính vì tâm lí của mọi người cũng là rào cản khiến ngành game ở Việt Nam không thể tiến xa. Không được quan tâm từ mọi người, bị coi là xấu xa, dù những người tài giỏi ở lĩnh vực này, họ cũng sẽ mắc phải rất nhiều rào cản để tiến tới môi trường chuyên nghiệp. Câu hỏi hiện tại được đặt ra: “Liệu bao giờ ngành game Việt Nam mới đạt tới môi trường Hàn Quốc chỉ ở hiện tại mà thôi”???
Theo Gamek
9 câu mắng "bất hủ" của các bậc phụ huynh đối với game thủ
Chơi game và trở thành game thủ chuyên nghiệp luôn là cái gai trong mắt các bậc phụ huynh Việt Nam.
Game Online, Game Mobile, Game Offline, Game MOBA,... hay bất cứ loại game gì đều xấu xa với các lứa tuổi ông bà, cha mẹ bởi chúng thường hút quá nhiều thời gian của các game thủ Việt Nam. Do đó, không ít phụ huynh cấm con cái chơi game, thậm chí là còn mắng mỏ, đánh đòn mỗi khi họ bước chân ra hàng net. Dù ở hiện tại hay quá khứ, mọi người đều rất ghét những câu nói "Đá Xoáy" của cha mẹ. Chúng ta cùng nhìn lại một tuổi thơ "Huy Hoàng" bên cạnh các câu nói "Bất hủ" này nhé.
Cuộc sống game thủ vui nhưng bị kìm hãm.
1. Mày mà bước chân ra quán net thì đừng trách tao!!!
Chắc chắn bậc phụ huynh nào đều muốn con cái tập trung vào công việc học hành. Đơn giản, các game thủ sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu cày cuốc một tựa game nào đó bằng mọi giá như Bỏ Học, nói dối, tranh thủ thời gian. Đó chính là lí do mà cha mẹ thường cấm con cái đi ra hàng net. Tất nhiên, nếu bị bắt quả tang tại trận, những câu mắng chửi và đòn roi được thực thi để trừng phạt hành động mắc lỗi này. Chúng tôi chắc chắn phải đến 70-80% cộng đồng game thủ chúng ta đều như vậy.
Bị phụ huynh Gank tại trận.
2. Suốt ngày chỉ đâm đầu vào cái máy tính, chẳng làm được tích sự gì cả !!!
Câu này thường đến với các game thủ có sẵn máy tính ở nhà. Thú thật, câu nói này không sai bởi những người đâm đầu vào máy tính thường không tập trung để làm các công việc khác nhưng điểm khác biệt đến từ mức độ câu nói hơi mạnh của cha mẹ. Vì vậy, các game thủ thường rất ghét những câu nói có hàm ý tương tự như trên nên thường bỏ qua và cố gắng chơi tiếp, mặc kệ "Đạn" vẫn xả bên tai.
3. Đứng dậy đi con, ra ngoài chơi thể thao cho đầu óc thoải mái!!!
Phải công nhận đây là câu nói khá dễ nghe đến từ các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, xin lỗi các bậc làm cha làm mẹ rằng mỗi người có một sở thích và những người yêu thích game thường ít người yêu thích thể thao. Nói ít cũng không đúng nhưng khi đã hòa nhập vào game, các game thủ thường mặc kệ những hoạt động bên ngoài để hoàn thành nốt chuyến phiêu lưu trong thế giới ảo. Dù sao, câu nói này vẫn dễ lọt tai hơn bên cạnh nhiều "lời khuyên" bất hủ khác.
Ra ngoài là ta ra net.
4. Tao cho mày tiền ăn sáng để mày ra quán thế này hả!!!
Vì không có tiền chơi game nên khá nhiều game thủ phải dùng tiền ăn sáng hằng ngày để chơi game. Cũng phải thôi bởi đây có lẽ là khoản tiền chu cấp thường xuyên nhất của mỗi ngày. Có tiền, mọi người thường chịu đói đến trưa để chiến vào các buổi chiều tà. Tuy nhiên, nếu bị phát hiện thì ác mộng sẽ đến, các game thủ sẽ bị cắt khoản chu cấp và được cha mẹ nấu ăn sáng tại nhà. Khi đó, đời học sinh sẽ nghèo hơn bao giờ hết.
5. Mày nhìn con nhà người ta thế này thế nọ, còn mày thì thế nọ thế kia!!!
"So sánh" - Đây là một cách thức giáo dục gây ức chế nhất trong tâm lí của tất các con cái ở Việt Nam. Rất nhiều người đã phản đối hình thức này từ lứa tuổi nhỏ cho tới các ông bà bởi nó tạo sự tự ti, khó chịu và hằn học trong lòng bất cứ lứa tuổi học sinh nào. "Trời sinh người, trời sinh tính", mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng cho bản thân, so sánh như vậy nói lịch sự là không khác quan, còn thô thiển là chẳng giải quyết được việc gì. Vì vậy, nếu những người yêu thích game khi làm cha làm mẹ thì đừng bắt chước lại điều tối kị trên nhé.
Con nhà người ta là từ khó chịu nhất.
6. Bằng tuổi mày tao..., còn mày thì chỉ có ngồi lì một chỗ
Đây cũng là câu nói khá thường gặp với các bậc phụ huynh bởi không phải họ muốn khoe ngày xưa họ đã làm những gì mà họ muốn con cái mình chí ít cũng phải có tí sức khỏe như người xưa. Điểm sai lầm khiến đến với các phụ huynh vì con cái không mấy ai thích so sánh giữa "Ngày Xưa" và "Ngày Nay".
Ngày xưa, thời đất nước còn nghèo khó, mọi người vất vả thì đúng rồi. Còn ngày nay, mọi thứ hiện đại hơn rất nhiều, không thể so sánh kiểu kì cục như vậy được. Nếu thích ngày xưa, mọi người hãy về đó mà sống, liệu có kêu dời kêu đất không?
7. Khỏi cần đi học nhé, tao cho mày chơi đến chán thì thôi!!!
Câu này thường đến với game thủ trong 2 trường hợp: Bị bắt chơi game tại trận hoặc nhận được tin con mình đã chơi game ở quán net X. Ai chẳng biết đây là câu nói đùa nhưng sự nghiêm trọng gần đạt tới đỉnh điểm rồi đấy. Nghe thấy câu này, các game thủ nên biết cha mẹ đang rất cáu đó nhé.
Tao cho mày chơi chán thì thôi, khỏi đi học.
8. Suốt ngày chơi game, sau này hót rác mà sống nhé
Dù chỉ là câu nói đùa nhưng ý nghĩa của câu này báo hiệu tương lai không ổn định nếu cứ giành quá nhiều thời gian cho chơi game. Mức độ câu nói này không nặng lắm, hãy cứ yên tâm mà chơi, chỉ có điều bạn phải cân bằng thời gian chơi một chút.
9. Mày nhìn khu sinh hoạt của mày giống cái : "Chuồng Lợn, Ổ Chó" hay không?
Là game thủ, ai cũng mong muốn tới nhanh nhất đến với chiếc PC của mình. Đa số những người đam mê game đều có tật lười biếng trong khâu vệ sinh cá nhân như gập chăn màn, lười làm việc nhà,... nên bị nói là phải rồi. Vì vậy, các bạn nên chăm chút cho cuộc sống mình một chút để ngồi vào máy tính một cách thoải mái nhất nhé.
Hình ảnh của đa số game thủ.
Là game thủ, các bạn hay mắc những điều nào trong số các câu nói trên?
Theo Gamek
Những game thủ kiếm được nhiều tiền nhất từ chơi game online Mời các bạn điểm qua 10 gương mặt game thủ giàu nhất thế giới nhờ thu nhập từ game online. Game được xem là ngành công nghiệp đáng giá nhất của thời đại vi tính, người chơi game chuyên nghiệp khi tham gia các giải đấu quốc tế có thể thắng được những giải thưởng rất lớn, lên tới hàng triệu đô la,...