Những quý tử tuổi ‘băm’ vẫn sống bám cha mẹ
Thấy ba từ ngoài về đi thẳng lên lầu, con trai 30 tuổi của ông Nam đang nằm xem TV gọi với lên “Cho con vài tờ đổ xăng ba ơi”.
ảnh minh họa
“Con người ta bằng tuổi này đã làm nên sự nghiệp, con mình thì vẫn ngày ba bữa ba mẹ hầu cơm, đổ xăng, liên hoan với bạn cũng phải ngửa tay xin hai ông bà già hưu trí”, ông bố 62 tuổi ở quận 12, TP HCM than thở.
Ông Nam có ba con, hai người con gái lớn đã lập gia đình, có công việc ổn định trong khi anh con trai út vốn được bố mẹ chăm chút nhất vẫn lông bông, làm chỗ nào cũng chỉ dăm bữa nửa tháng là nghỉ.
Có hai chị lớn, cậu em út được cưng chiều hầu như không phải mó tay vào việc gì từ lớn tới nhỏ. Tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi ra, anh đi làm ở một vài nơi nhưng đều chê lương thấp, vị trí tẹp nhẹp. Vì thế, sau 8 năm ra trường, giờ ngày ngày anh đi cà phê hay nằm xem TV, chơi game, tới bữa thì ăn cơm mẹ đã dọn sẵn.
Vợ chồng ông Nam đã bán một mảnh đất cho con lấy vốn mở tiệm bán hàng nhưng “cậu chủ” ngày nào cũng chỉ mải chơi game và ngủ, thậm chí có hứng là đóng cửa hàng đi chơi ngay. Bởi vậy, chỉ vài tháng kinh doanh cạn vốn, lỗ nặng, anh lại về nằm nhà và xin tiền bố mẹ để ăn chơi.
“Bà nhà tôi cứ giục nó lấy vợ và hy vọng có gia đình vào con sẽ chí thú làm ăn còn tôi thì quá nản, bao lần còn muốn đuổi nó ra khỏi nhà nhưng lại không đành”, ông Nam bày tỏ.
Vợ chồng bà Xuân ở Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng phải căng mình lo không chỉ cho con trai mà cả con dâu lẫn cháu.
Vợ chồng bà có một dãy nhà trọ cho thuê, cộng với một cơ sở kinh doanh nhỏ nên kinh tế không phải lo nghĩ. Anh con trai ham chơi từ bé nên học hành không tới nơi tới chốn và chẳng có bằng cấp gì trong tay, chỉ giỏi đi cắm xe máy của bố mẹ. Gia đình nhờ người quen xin cho nhiều việc khác nhau nhưng không chỗ nào bền, chỉ vài bữa lại thấy nằm nhà chơi dài.
Đốc thúc con đi làm mãi không xong, vợ chồng bà Xuân chuyển sang giục con lấy vợ. Đến năm 29 tuổi, anh con trai cũng mang cô dâu về nhà, nhưng tật ham chơi không thích làm vẫn còn nguyên đó. Lại thêm cô vợ anh cưới về có bầu luôn nên cũng nghỉ công việc bán quần áo, ở nhà dưỡng thai, sinh con xong thì phụ mẹ chồng quản và thu tiền người ở thuê. Chị ham mua sắm nên được đồng nào bố mẹ chồng cho là đốt hết vào shopping.
“Đưa con đi khám, tiền sữa, tiền bỉm của con, mua sắm của bố, mẹ… đều từ túi ông bà hết. Giờ chúng tôi phải bao toàn bộ gia đình nhỏ của con trai chứ không phải mình nó nữa”, bà Xuân kể.
Video đang HOT
Tiến sĩ xã hội học, đồng thời là thạc sĩ trị liệu tâm lý Phạm Thị Thúy, TP HCM, cho biết, chuyện những người trưởng thành, hoàn toàn bình thường về thể chất và trí tuệ nhưng vẫn sống phụ thuộc vào bố mẹ khá phổ biến. Trong khi ở nhiều nước phương Tây, con cái 18 tuổi là đã ra ở riêng, hoàn toàn tự lo cho cuộc sống cá nhân thì tại Việt Nam, nhiều người dù đã lập gia đình vẫn “sống bám” vào phụ huynh.
Trong các hội thảo hay khi đi tham vấn tâm lý, không ít bố mẹ ở tuổi 50-60 bày tỏ trăn trở không biết phải làm sao khi con 30, thậm chí 40 tuổi vẫn không chịu đi làm, ỷ lại mọi việc cho cha mẹ. Đa số họ có điều kiện kinh tế tốt, nuông chiều con từ nhỏ và về già mới nhận thấy hậu quả. Họ có của cải để cho con nhưng cũng thừa hiểu rằng “miệng ăn núi lở” nên lo lắng sau này khi mình xảy ra chuyện thì không biết tương lai con ra sao.
Có ông bố đau khổ kể rằng, vợ chồng ông đã không tiếc tiền cho cậu con trai duy nhất đi du học, hết ở Mỹ tới sang Australia, thậm chí sẵn sàng bán vài mảnh đất cho con lấy vốn kinh doanh nhưng quý tử đã 35 tuổi vẫn chơi dài, không công ăn việc làm.
“Nó đi làm chỗ nào cũng chê công việc không hợp, sếp kém, lương thấp… Đem tiền nhà đem đi ‘khởi nghiệp’ thì mãi vẫn chẳng thấy ăn thua gì, toàn thấy ‘đầu tư’ vào xe cộ, điện thoại, quần áo… Tiền bố mẹ đổ vào cứ như chui xuống lỗ không đáy, bao nhiêu cũng hết. Vợ chồng tôi sức khỏe ngày càng kém mà thấy con chỉ ham khoe mẽ, ăn chơi thì vô cùng sốt ruột. Khuyên nhủ con mà như nước đổ lá khoai”, người đàn ông 63 tuổi bộc bạch.
Theo chuyên gia tâm lý Thanh Dung (Hà Nội), lý do chủ yếu khiến nhiều người trẻ sống dựa dẫm là do cách giáo dục của chính bố mẹ. Việc nuông chiều thái quá, làm thay con mọi việc từ nhỏ tới lớn dẫn tới sự triệt tiêu khả năng tự lập, ý thức vươn lên của con. Những người con này khi gặp một chút khó khăn là rút lui, không cố gắng vượt qua. Ngoài ra, một phần khác, có thể do sự áp đặt của bố mẹ từ nhỏ, khiến trẻ luôn làm mọi thứ theo ý người lớn, trưởng thành mất phương hướng, không tự chủ và thích thú ngành mình học, việc mình làm, sinh ra chán nản, buông xuôi.
Theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy, để tránh rơi vào tình huống này, cha mẹ cần dạy con tự lập từ bé, chủ động “buông tay” sớm một chút để con biết tự chủ cuộc sống. Việc này cũng giúp trẻ bồi đắp lòng tự trọng, biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân và có ý thức giúp đỡ gia đình.
Trẻ 2-3 tuổi có thể học dần cách tự vệ sinh cá nhân. Trẻ tiểu học cần biết tự phục vụ bản thân. Trẻ cấp 2 phụ giúp bố mẹ mọi việc nhà. Trẻ cấp 3 có thể đi làm thêm kiếm tiền để thấm về giá trị của sức lao động.
Với những gia đình con đã trưởng thành nhưng vẫn không chịu tự lập, theo tiến sĩ Thúy, bố mẹ cần vừa khích lệ con làm việc, lo cho bản thân, vừa phải tự mình “cai sữa” – ngừng chu cấp cho con. Việc “cắt viện trợ” cần được thực hiện có kế hoạch và dần dần. Hãy thông báo cho con biết trong một khoảng thời gian nào đó (6 tháng hay một năm) bố mẹ sẽ không chu cấp nữa, con phải tự lo liệu cuộc sống của mình. Đó cũng là cơ hội cho con thực sự trưởng thành. Nhiều khi, cần bị áp lực và ở thế phải tự chịu trách nhiệm, những người ỷ lại mới nỗ lực.
Theo Giadinh.net
Dám hi sinh bản thân, hi sinh tương lai để làm một người mẹ
Dỗ dành Lan đi phá thai không được Thành liền đổi giọng "đấy là cô quyết định nhé. Tôi nói cho cô biết, nếu cô giữ nó thì tự đi mà nuôi". Và từ hôm đó Thành không liên lạc gì với Lan nữa...
ảnh minh họa
Cuối tuần tôi đến nhà Hoa chơi, Hoa là bạn học cùng tôi từ thời Đại học. Bước vào đến cửa tôi hơi sửng sốt, thấy Lan - một cô bạn cùng lớp đại học khác đang bế con. Tôi tíu tít: "Chào Lan, lâu lắm không gặp nhìn khác thế? nhóc nhà bạn đây á? trộm vía yêu thế. Được bao nhiêu tháng rồi?"
Cháu được 11 tháng.
Ghét nhỉ!
Lan cười: Mẹ cháu vừa làm mẹ vừa làm bố cháu đấy cô ạ.
Tôi đang nhìn thằng bé với ánh mắt tò mò. Thì Lan nói:
Tớ làm người mẹ đơn thân.
Lan kể, Cô và Thành yêu nhau khi cả hai cùng là sinh viên năm cuối. Thành đẹp trai là nhà con một gia đình cũng thuộc dạng khá giả. Khi Thành dắt Lan về nhà giới thiệu thì bố mẹ Thành không đồng ý. Mẹ Thành nói: "Cháu ạ. Gia đình bác định cho thằng Thành đi nước ngoài. Cháu không chờ được nó đâu". Bà nói ý thế thôi chứ thực ra là bà không thích Lan, chê Lan gái nhà quê. Mẹ Thành vốn là thích con trai lấy gái Hà Nội. Thế nhưng Lan và Thành vẫn quyết tâm yêu và đến với nhau.
Lan ở trọ một mình nên Thành thường hay qua chỗ cô chơi. Lan không phải người sống buông thả nhưng cô yêu Thành thật lòng. Thành hứa là sẽ ở Việt Nam và thuyết phục bố mẹ cho hai đứa làm đám cưới ... Tin lời đường mật của Thành nên Lan yên tâm trao thân cho anh. Khi phát hiện mình có thai Lan nửa mừng nửa lo gọi điện cho Thành.
Anh ơi, em có thai rồi.
Em có thai? Sao lại có vào lúc này? Anh đã nói chuyện với bố mẹ đâu.
Thì anh nói chuyện với bố mẹ đi.
Hãy cho anh thời gian, bây giờ anh chưa sẵn sàng làm bố.
Ý anh là thế nào?
Bỏ thai đi.
Lan tắt máy và khóc, giống như vừa bị đâm 1 nhát dao, lời Thành nói giằng xé tâm can cô. Đứa trẻ vô tội. Lan không ngờ Thành lại nhẫn tâm đến thế. Dù gì nó cũng là giọt máu của anh. Lan cũng trách chính mình ngu nên mới ra nông nỗi này. Cuối cùng cô quyết tâm giữ cái thai lại.
Sáng hôm sau Thành đến, dỗ dành Lan "anh chở em đi bệnh viện nhé". Lan trừng mắt "em không đi đâu hết". Thành liền đổi giọng "đấy là tự cô quyết định nhé. Cô không nghe tôi thì đừng trách. Tôi cũng nói luôn cho cô biết, nếu cô giữ thì tự đi mà nuôi". Nói xong thành phóng xe về luôn và từ hôm đó Thành không liên lạc gì với Lan nữa. Lan gọi thì không liên lạc được. Ngày nào Lan cũng chờ Thành đến nhưng không thấy. Cô quyết định đến nhà tìm thì gặp mẹ Thành. Bà nói: "cô còn đến đây làm gì. Thành nó có người yêu, 2 đứa nó chuẩn bị ra nước ngoài rồi." Thương con bao nhiêu Lan hận Thành bấy nhiêu.
Thế gia đình cậu có biết chuyện không?
Tớ có dám nói cho bố mẹ tớ biết đâu, ông bà có gọi điện thoại thì bảo con bận không về được.
Chuyện của Lan lúc đó chỉ có Hoa và mấy người bạn thân biết. Lan chuyển chỗ ở và đổi số điện thoại, cuộc sống rất khó khăn. Lan ở nhà bán hàng online và tranh thủ nhận việc về làm thêm.
Đến gần ngày sinh Hoa thương Lan nên mới về quê nói chuyện với mẹ bạn. Mẹ Lan vội vã lên Hà Nội. Gặp con gái bà khóc "sao mày dại thế hả con?". Lúc đó Lan chỉ biết ôm mẹ tu lên khóc "con xin lỗi, xin bố mẹ tha thứ cho con". Từ hôm đó mẹ Lan ở lại chăm sóc Lan luôn cho đến lúc sinh.
Tôi nghe Lan kể mà rơm rớm nước mắt: "Thế bố nó đã biết mặt nó chưa?"
Bà nội thằng bé không hiểu sao lại tìm được mẹ con Lan. Bà đến xin lỗi Lan về chuyện ngày trước và nài nỉ đón thằng bé. Nhưng cô không đồng ý. Cô không cấm bà nhận cháu nhưng bà ấy cũng đừng hi vọng rước nó về nuôi. Bố nó thì vẫn ham vui, chơi bời các kiểu. Cuộc chơi nào cũng có mặt, đăng đầy trên facebook. Mỗi hôm ôm một cô em. Bây giờ Lan thấy cô vẫn còn may mắn chán.
"Tình yêu của tớ giờ chỉ có anh chàng này thôi." Lan quay sang âu yếm con. "Tớ biết là con thiệt thòi nhưng sau này lớn lên con sẽ hiểu. Thằng bé là tất cả là sự sống của tớ. Tớ sẽ nuôi nó thành người tốt"
Nghe xong chuyện của Lan tôi thấy nghẹn ngào, thương và cảm phục Lan. Có thể hơi ngây ngô nhưng cô đúng là một người mẹ tuyệt vời, dám hy sinh cả bản thân và tương lai của mình để được làm một người mẹ. Chúc cho mẹ con cô ấy luôn vui vẻ hạnh phúc. Tôi cầm tay Lan và nói "Cố lên".
Theo Phununews
Thấy bạn gái mỗi lần từ nhà mình ra đều khóc, tôi chia tay để rồi mất em và... con 1 tháng sau ngày Lạc nói chia tay, Linh cưới. Cuộc đời trớ trêu hơn khi Linh có bầu... đứa con sinh ra giống Lạc y tạc. Lúc này Lạc thực sự chới với không thể tiến tới, không thể xin tha thứ, không thể gặp con. Lạc không biết lần nào từ nhà mình về Linh cũng ngập trong nước mắt (ảnh...