Những quy định thiếu thực tế về việc tổ chức lễ tang
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định 105/2012 sửa đổi về “Quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức”. Theo đó, một số quy định mang tính chất cấm từ trước đã được diễn đạt lại theo hướng ‘mềm’ hơn, khuyến khích người dân dần từ bỏ nhưng vẫn vấp phải nhiều phản hồi bởi tính khả thi yếu.
Một nội dung được nhiều người quan tâm nhất là về ô cửa lắp kính trên nắp quan tài. Cụ thể, dự thảo Nghị định đã sửa nội dung này như sau: “Khi quàn linh cữu tại Nhà tang lễ hoặc gia đình, tùy theo phong tục, tập quán, hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình mà sử dụng loại quan tài cho phù hợp, nhằm đảm bảo vệ sinh y tế, vệ sinh môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Không sử dụng quan tài có lắp ô kính đối với trường hợp chết do dịch bệnh”.
Như vậy, dự thảo không cấm việc sử dụng quan tài có ô kính mà chỉ cần yêu cầu quan tài phải đảm bảo kín và không sử dụng ô kính đối với trường hợp chết do dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo TS nghiên cứu Xã hội học Trịnh Hòa Bình, rất nhiều người quan niệm rằng việc để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài là để tạo điều kiện cho những người đến viếng được “nhìn mặt lần cuối” người đã khuất. Ở đây có yếu tố tâm linh cũng như yếu tố tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng.
Nhìn mặt người khuất lần cuối là mong mỏi của bất cứ ai đến viếng
Còn nói rằng người chết vì bệnh tật nếu để ô cửa kính sẽ phát tán khí độc ra ngoài hoặc vì lý do gì đi nữa thì cũng không có sức thuyết phục và điều kiện hiện này hoàn toàn có thể cho phép khắc phục các lý do đó. “Quy định này có thể áp dụng cho bệnh tật quá gây truyền nhiễm, nhưng ai biết chắc rằng người này trong gia đình này chết do bệnh truyền nhiễm hay không. Có ai đến tận nhà người chết bắt trình giấy chết do bệnh gì không? Cái này thuộc ý thức người dân. Mà đã là ý thức thì nên để dân tự nguyện, đừng quy định cứng nhắc, thiếu khả thi như vậy”, TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.
Đồng quan điểm, PGS- TS Nguyễn Lân Cường cho biết, ông vừa đi dự đám tang GS Nguyễn Lân Tuất ở Nga về và không hề thấy người chết được đặt kín trong quan tài. Người chết được đặt vào quan tài nhưng không hề đậy nắp quan tài mà phủ hoa nửa người. Những người đến viếng vẫn cảm thấy được gần gũi mà không thấy lạnh lẽo. Và hơn hết, họ được nhìn mặt người mà họ yêu mến lần cuối trước khi về cõi vĩnh hằng. “Đây là vấn đề tâm linh và phong tục tập quán từ lâu đời của người Việt. Nó sẽ tự thay đổi khi xã hội thay đổi, đừng quy định quá cứng nhắc như vậy mà thành ra vô duyên”, TS Nguyễn Lân Cường chia sẻ.
Trong dự thảo Nghị định sửa đổi về “Quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức” cũng yêu cầu không rắc, rải vàng mã đối với Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước; nghiêm cấm việc rắc, rải các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ Nhà tang lễ, hoặc gia đình đến nơi an táng. Cán đơn vị, tổ chức đơn vị không sử dụng ngân sách nhà nước để mua vòng hoa mà dùng vòng hoa luân chuyển.
Nhưng quy định này theo TS Trịnh Hòa Bình cũng không khả thi và chưa đúng với tình hình thực tế. Theo ông Bình, dù cơ quan ông là cơ quan nhà nước nhưng cũng chưa bao giờ dùng ngân sách nhà nước để mua hoa phúng viếng. “Anh em ở viện toàn tự bỏ tiền túi hoặc lấy từ quỹ công đoàn – mà quỹ công đoàn cũng là tiền cán bộ công chức đóng góp. Có ai dùng tiền ngân sách mua vòng hoa phúng viếng đâu mà quy định”, TS Bình nói.
Video đang HOT
Còn việc quy định rắc, rải vàng mã đảm bảo tiết kiệm, theo TS Bình, chỉ có thể đứng trên bình diện vận động xã hội. Đừng quy định những cái rất nhạy cảm như ma chay, tang lễ này.
P.V
Theo_VietNamNet
Đốt nhà máy Trung Quốc: Bất lợi cho Việt Nam
"Hành động đốt nhà máy Trung Quốc có thể bị đối phương vin cớ để gây bất lợi cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.
Chiều 14/5, 400 đối tượng tham gia đập phá, đốt nhà máy, xí nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan,... tại Bình Dương đã bị bắt giữ. Nhiều người dân tự in, phân phát nội dung kêu gọi mọi người "không tham gia biểu tình tự phát, không nghe bọn xấu kích động, đập phá. Mọi hành động lợi dụng biểu tình để đập phá tài sản, gây sự, xô xát lúc này đều nằm trong âm mưu kích động của Trung Quốc".
Hàng ngàn chiến sỹ cảnh sát của tỉnh Bình Dương và của Bộ Công an đã không ngủ, thậm chí nhiều chiến sỹ không ăn để bảo vệ sự bình yên cho doanh nghiệp và người dân.
Bất lợi cho Việt Nam
Ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, người Việt "rất không nên" có hành động đập phá nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam.
Bởi các doanh nghiệp Trung Quốc là nhà đầu tư phát triển kinh tế, họ không phải là cơ quan đại diện của Trung Quốc. Các doanh nghiệp sang Việt Nam làm ăn, cũng không có liên quan gì đến chủ trương xâm phạm lãnh hải của Việt Nam.
Họ cũng yêu hòa bình, có khi trong lòng phản đối chủ trương của lãnh đạo đất nước họ nhưng không dám nói ra vì sợ bị trừng phạt.
Ông Lợi cho rằng, nguyên nhân một số hành động quá khích là do nhận thức của người tham gia tuần hành chưa đúng, chưa hiểu biết. Bên cạnh đó, có kẻ xấu đứng đằng sau xúi giục công nhân. Đó là hành động rất không nên, là hành vi vi phạm pháp luật, phản tác dụng yêu nước. Hành động đập phá nhà máy cũng làm xấu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đồng thời, có thể bị đối phương vin cớ vào đó để gây bất lợi cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam.
Do vậy, người dân có thể bày tỏ ý kiến bằng cách tuần hành văn minh, lịch sự, ôn hòa. Nhất quyết không được để xảy ra hành động quá khích.
Lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh Bình Dương và Bộ Công an thiết lập hàng rào bảo vệ một doanh nghiệp Trung Quốc tại KCN Việt Nam - Singapore, bên ngoài là hiện trường chiếc xe tải bị các đối tượng quá khích đốt cháy.
Mất tỉnh táo, thiếu kiểm soát
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết, phản ứng của người dân trước sự ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan trái phép là phản ứng tự nhiên, không có gì sai trái.
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Bình, người dân tổ chức những cuộc tấn công các doanh nghiệp, nhà máy của Trung Quốc là thể hiện sự quá khích.
Ông Bình cho rằng, nguyên nhân là vì sự bột phát của một nhóm người, do tâm lý đám đông và không loại trừ có bàn tay phá rối của bọn xấu, kẻ địch. Đó là những người có quan điểm chính trị khác, thậm chí trong đó có thể có cả những người thân Trung Quốc muốn nhân cơ hội này đẩy sự việc lên mức nghiêm trọng không cứu vãn được.
Ông Bình nhìn nhận đó là sự mất tỉnh táo của đại bộ phận những người tham gia vụ việc. "Tôi cho rằng tư tưởng quá khích, thiếu kiểm soát... là không văn minh", ông Bình nói.
Đặc biệt, Tiến sĩ Bình nhận xét, những nhóm người xăm trổ đầy mình, tranh thủ đục nước béo cò, hôi của, phá phách cho sướng tay không những thiếu văn minh mà còn thể hiện sự "mông muội, dã man".
Theo ông Bình, người dân cần phải lựa chọn hình thức thể hiện tình cảm một cách văn minh. Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam có lẽ phải, chính nghĩa. Nếu người nào có con mắt đọc lẽ phải sẽ lựa chọn được những gì đáng làm, chính nghĩa.
"Còn nhóm người nào 'mắt hột đậu', dễ bị kích động, quá khích chỉ nhìn được cái trước mắt, và sẽ tố ngược lại những người tỉnh táo là khiếp nhược. Tôi cho rằng những người quá khích như vậy khi xảy chuyện chưa chắc đã là những người xông ra trận tiền đâu.", ông Bình nói.
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM): Hành vi kích động, phá hoại sẽ bị xử lý hình sự
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM
Hành động của các công nhân ở tỉnh Bình Dương và một số tỉnh thành khác ở phía Nam trong những ngày vừa qua là vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta vốn yêu chuộng hòa bình.
Hành động đó đã vô tình làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư kinh tế của các nước đến với Việt Nam vì lo sợ vấn đề an ninh.
Các công nhân cũng đã vô tình tự tước đi công ăn việc làm đã nuôi sống bản thân mình hằng ngày và quan trọng hơn hết là tình thần yêu nước chính đáng của họ đã và đang bị những phần tử xấu lợi dụng và kích động nhằm đạt những mục đích của họ.
Theo quy định của pháp luật hình sự, với các hành vi kích động, phá hoại, rất có thể có nhiều công nhân sẽ bị xử lí hình sự theo các tội danh "Gây rối trật tự công cộng" theo điều 245 BLHS có khung hình phạt từ 2-7 năm tù hoặc tội "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" có khung hình phạt cao nhất 12 năm - tù chung thân nếu gây thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Thwo Khampha
Những bức hình nude khiến người xem... thương hại "Thât kho đê noi nhưng bô anh vơi da thit trân trui đo la nhưng bưc anh nude nghê thuât. Va phai chăng, nude chi la cai cơ đê cac ngươi mâu chân dai nhưng tri tuê căn côi nay tạo scandal đánh bóng tên tuổi?"- PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết. PGS.TS Trịnh Hòa Bình- Giám đốc TT Điều tra dư luận...