Những tai ương “trên trời rơi xuống” sau khi thuê vợ giá trăm triệu
Nhiều chú rể đã phải “khóc dở mếu dở” khi bị chính những cô dâu giả “bám đuôi”, tống tình. Nhiều chú rể hờ cũng suýt bị gia đình từ mặt vì dám lừa cả dòng họ…
Cưới vợ giả… hậu quả thật!
Theo lời giám đốc nhiều trung tâm chuyên cho thuê vợ tại Hà Nội, đa số những người đàn ông tìm đến dịch vụ thuê vợ đều là những người gặp vấn đề về giới tính, muốn hợp thức hóa một người vợ để tránh sự đàm tiếu của dư luận và làm mất mặt gia đình, dòng họ. Một số khác, vì vướng chuyện nợ nần muốn có tiền hồi môn như một chiếc phao cứu cánh để trang trải nợ nần cũng tổ chức đám cưới giả. Tuy nhiên, đằng sau đó là rất nhiều câu chuyện bi hài đã xảy ra quanh chuyện thuê vợ hờ.
Những người được chọn làm cô dâu cũng phải là người ăn nói nhanh nhẹn, ngoại hình xinh xắn. Họ thường được “huấn luyện” kỹ càng các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với quan viên hai họ sao cho vừa khéo léo, dịu dàng lại có thể làm… mát mặt chú rể hờ.
Ngay cả việc phải làm sao cho thật giống vẻ e ấp, ngượng ngùng ngày mới về nhà chồng, “cô dâu hờ” cũng phải “diễn” cho đạt. Đến thời hạn kết thúc hợp đồng, chú rể sẽ lấy lý do không hợp nhau để đường ai nấy đi.
Để tạo lòng tin cho khách hàng, những cô dâu hờ này thường được các trung tâm dịch vụ quảng cáo là giảng viên, nhân viên văn phòng, luật sư… Tùy vào từng trường hợp cụ thể của khách hàng, công ty sẽ cho ê kíp lên kịch bản chi tiết, phân vai diễn chính, phụ, giống như một bộ phim hoàn hảo. Cô dâu được trung tâm chọn phải là người cách nhà chú rể tối thiểu 100km để tránh rơi vào tình huống gặp người quen.
Trước khi cưới, các “diễn viên” sẽ phải dành thời gian làm quen, học thuộc kịch bản đã vạch sẵn để tránh bị ngỡ ngàng. Thậm chí, họ sẽ phải học cách diễn sao cho giống một cặp đôi yêu nhau thật sự.
Nhiều cô dâu hờ vào nghề vì “bất đắc dĩ”, một số khác muốn kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Họ xem đây là công việc làm thêm mang lại thu nhập cao, thậm chí còn vui vẻ vì giống như đang làm việc tốt giúp đỡ người lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Cưới hỏi T.M tự quảng cáo với phóng viên, hiện công ty có hàng trăm nhân viên và CTV ở khắp mọi miền đất nước, trong đó có hàng chục “diễn viên” là nữ có tuổi đời từ 18 đến 30 tuổi thuộc nhiều thành phần: Cán bộ về hưu, công chức, lao động tự do, nhân viên văn phòng… và tất cả đều có nhân thân tốt. Trước khi một đám cưới diễn ra, giữa 2 bên phải ký hợp đồng, trong đó ghi cụ thể từng công việc phải làm như yêu cầu chú rể thế nào, gia đình chú rể ra sao.
Đặc biệt, chú rể sẽ phải liệt kê danh sách khách mời, bạn bè, quan viên hai họ để “cô dâu” tránh được việc gặp người quen. Đối với những khách hàng giàu có, công ty sẽ phải chọn được gia đình nhà gái “môn đăng hộ đối”, theo đó, cha mẹ cô dâu phải là người có phong cách lịch lãm, sang trọng, cô dâu là trí thức, có hiểu biết.
Tuy nhiên, không phải đôi “vợ chồng hờ” nào cũng tránh được những sự cố ngoài ý muốn và những tình huống bất ngờ mà không một người soạn thảo hợp đồng cao siêu nào có thể lường trước hết được.
Nhờ trung tâm chuyên thuê vợ bày kế để… ly hôn
Theo ông T (Giám đốc một trung tâm cho thuê người đóng thế) kể: “Việc nhầm lẫn tên chú rể hay việc cô dâu không nhớ tên “bố mẹ” đẻ của mình diễn ra như cơm bữa. Tuy nhiên, oái oăm nhất là những câu chuyện bi hài sau khi đám cưới linh đình kết thúc…”.
Video đang HOT
T. kể, nhiều gia đình chú rể yêu cầu phải có giấy đăng ký kết hôn trước khi tổ chức hôn lễ. Với trường hợp này, trung tâm thường phải tìm những đối tượng khách hàng có nhu cầu “thuê chồng” để hợp thức hóa việc hôn nhân. Cũng có không ít trường hợp người đóng thế đã “buộc” phải ký vào giấy kết hôn.
Năm 2012, trung tâm này tổ chức lễ cưới giả cho một khách hàng tên H (35 tuổi, Quảng Trị). Người này gặp vấn đề về giới tính nên khi thấy con trai đề cập chuyện cưới xin thì gia đình mừng như vớ được vàng. Để cho chắc ăn, họ yêu cầu “cô dâu, chú rể” đăng ký kết hôn ngay trong ngày về ra mắt.
Tình huống phát sinh bất ngờ, cô dâu không biết xử lý thế nào, trong khi đó, chú rể thì khóc lóc van xin hứa sẽ trả thêm tiền hậu hĩnh để bù đắp thiệt thòi cho cô dâu. Cuối cùng cô gái này cũng tự nguyện chấp nhận.
Một trường hợp cũng diễn ra bi hài không kém. Một doanh nhân tên N.M.H (42 tuổi ở Hà Nội) muốn tiến hành một đám cưới giả để vui lòng người bố đang mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Oái oăm ở chỗ, sau lễ cưới được một tuần, người bố này đột ngột qua đời. Không thể lấy lý do ly dị hay vợ đi công tác để trốn tránh việc lo hậu sự, người đàn ông này đã phải tìm đến trung tâm để ký tiếp hợp đồng “thuê vợ theo ngày”. Khổ nỗi, cô gái này lại đang ở Sài Gòn giải quyết việc cá nhân. Người đàn ông này đã phải xuống nước năn nỉ thậm chí, đích thân đáp chuyến bay ngay trong đêm để đón cô gái ra Hà Nội “diễn” cho tròn vai người con dâu hiếu thảo.
Theo quảng cáo của những trung tâm cho thuê người đóng thế, trong hợp đồng hôn nhân luôn có những điều khoản nghiêm ngặt, yêu cầu cả “diễn viên” và người thuê phải tuân thủ đúng quy định. Trong đó, luôn có thỏa thuận: Không được động chạm vào thân thể, quan hệ tình dục với “người đóng thế”. Tuy nhiên, nhiều công ty phải thừa nhận, việc “giả thành thật”, tự nguyện đến với nhau giữa nhân viên và khách hàng họ cũng không thể kiểm soát được.
Trường hợp của người đàn ông tên M (Vĩnh Phúc) là một ví dụ điển hình. Ngay sau khi tổ chức lễ cưới trót lọt, cả cô dâu và chú rể hờ bỗng nhiên dọn về sống chung một nhà. Thời gian đầu, họ sống khá hạnh phúc nhưng một năm sau, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh.
Do chưa có giấy tờ thủ tục pháp lý ràng buộc nên chú rể quyết định “đường ai nấy đi” và nhanh chóng tìm cho mình một hạnh phúc mới. Quá ấm ức vì bị phụ bạc, “cô vợ hờ” quậy tưng bừng, hết đến cơ quan “chồng” làm ầm ĩ, lại “dọa” sẽ tự tử nếu bị bỏ rơi. Tiến thoái lưỡng nan, người đàn ông này đành đến nhờ trung tâm “cắt đuôi” và giải quyết hậu quả.
Tuy nhiên, chuyện này ngoài thẩm quyền giải quyết của công ty. “Ngay từ khi họ đến với nhau, chúng tôi đã tổ chức nói chuyện với cả hai bên và yêu cầu họ ký vào cam kết tự chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả sau này. Khách hàng lúc đó còn cảm ơn trung tâm rối rít vì đã tìm cho họ một người vợ lý tưởng.
Chúng tôi luôn có điều khoản yêu cầu “người đóng thế” không được gây rắc rối, lộ thông tin khách hàng sau khi hợp đồng kết thúc nhưng đây là họ tự nguyện yêu nhau, đến với nhau thì chúng tôi không thể can thiệp”, T., giám đốc trung tâm thuê người đóng thế phân trần.
“Từ mặt” con khi phát hiện đám cưới giả
Hầu hết các công ty tổ chức dịch vụ nhạy cảm này đều yêu cầu nhân viên không được sử dụng mạng xã hội để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, “cô dâu” hờ đã để lộ thông tin thật làm chú rể rơi vào tình huống dở khóc, dở cười.
Giám đốc trung tâm P.T chuyên cho thuê vợ kể, đầu năm 2011 công ty này tổ chức đám cưới giả cho một khách hàng N.V.K (Long Biên, Hà Nội) là người đồng tính muốn kết hôn cho bố mẹ vui lòng. Kịch bản ly hôn sau đó cũng diễn ra khá suôn sẻ và không ai mảy may nghi ngờ gì.
Tuy nhiên, sau đó do mâu thuẫn trong nhà, người em trai K. vì “bức xúc” đã lên mạng xã hội tìm hiểu thông tin về “chị dâu”. Người này tá hỏa khi phát hiện tất cả những thông tin về vợ anh trai trước đây đều là giả. Bức xúc vì dính cú lừa ngoạn mục, cả dòng họ đã họp bàn định từ mặt K. Mãi sau này, khi hiểu được hoàn cảnh và lý do tổ chức đám cưới giả của K, gia đình đã dần chấp nhận, thông cảm.
Thuê vợ là hành động lệch lạc cần lên án
Việc thuê “vợ”, tổ chức một đám cưới giả có thể giúp người trong cuộc giải quyết những vấn đề tế nhị, vướng mắc trong cuộc sống nhưng theo Phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Việc thuê vợ, thuê chồng là một hành động lệch lạc và hèn nhát, trong đó các bên tham gia có thể không lường hết được những hệ lụy của nó.
“Đó là cái tôi tự kỷ chứ không phải là hành động chống lại chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nếu người ta tin tưởng việc làm của họ là đúng thì người ta đâu cần phải thuê, đâu cần phải lừa dối những người xung quanh. Còn nói đó là hành động hèn nhát vì họ không dám đối diện với thực tế.
Bạn gái tham gia dịch vụ có nguy cơ rủi ro, nguy hiểm cao, khách hàng có thể có những hành động lạm dụng, thiếu tôn trọng nhất là khi bạn gái không biết khách hàng của mình là người như thế nào, có lịch sự hay không? Sau một thời gian đóng vai “người thay thế”, người con gái nhiều khả năng sẽ bị chai sạn đi cảm xúc, công thức tính hóa tình yêu, rất khó rung động”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình nói.
Phó Giáo sư, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cũng nhấn mạnh: Trong một xã hội mà mọi thứ đều được mang ra mua bán, và tình cảm cũng bị vật chất hóa như một thứ hàng tiêu dùng thì rõ ràng nó thể hiện sự xuống cấp về đạo lý và nhân văn.
Đứng ở góc độ pháp luật, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng: Việc làm thuê vợ thuê chồng là trái pháp luật. Vợ chồng là được điều chỉnh theo luật hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu và dựa trên tinh thần tự nguyện.
Theo nguyên tắc, trước khi tổ chức kết hôn thì phải làm thủ tục đăng ký kết hôn ở xã, phường còn kể cả làm đám cưới mà không đi đăng ký cũng chưa đủ để được công nhận là vợ chồng. Những công ty mà đứng ra môi giới, tổ chức dịch vụ này nếu bị phát hiện sẽ vi phạm pháp luật. Tội danh thì tùy thuộc vào hành vi mà những công ty này đã làm nhưng trước hết là sẽ xử phạt hành chính.
Xuân Ngọc – Hà Trang
Theo Dantri
Bóng hồng góp phần "hạ nhiệt" đường phố
Hình ảnh những thanh niên bặm trợn cố tình gây mất trật tự an toàn giao thông, nhưng khi gặp nữ Cảnh sát xử lý trên đường, bản tính hung hăng phần nào sẽ giảm.
Bày tỏ sự mến phục đối với nữ CSGT, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) cho rằng, xã hội chúng ta đang phát triển với không ít sự phức tạp, đâu đó là hình ảnh những thanh niên bặm trợn cố tình gây mất trật tự an toàn giao thông, nhưng khi gặp nữ Cảnh sát xử lý trên đường, bản tính hung hăng phần nào sẽ giảm.
Chiều 10/12, trong hội trường Tổng cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, lời bài bát "Từ một ngã tư đường phố" của nhạc sĩ Phạm Tuyên một lần nữa được cất lên trong tiết mục văn nghệ của chính các nữ Cảnh sát giao thông Hà Nội. Câu kết của bài hát cũng là lời mở đầu cho buổi tọa đàm về Hình ảnh của nữ CSGT trong công tác giữ gìn TTATGT.
Chương trình do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp cùng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục XDLL CAND tổ chức. Đến tham dự buổi tọa đàm có bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội; Trung tướng Tô Thường, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt cùng đại diện Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội và các khách mời của chương trình.
Nữ Cảnh sát giao thông giúp người lưu thông... hạ nhiệt
"Mỗi lần bước chân ra đường, người dân lại phải đối mặt với áp lực giao thông, với thời gian lưu thông, và với cả những khó chịu của thời tiết. Nhiều thứ cộng lại, khó ai tránh được cảm giác bức bối trong lòng. Nhưng khi dừng xe ở một ngã tư, bắt gặp hình ảnh bóng hồng Cảnh sát giao thông (CSGT) đang hướng dẫn giao thông đầy thân thiện, với nụ cười tươi dễ mến, lòng người như dịu lại. Thậm chí ai đó có ý định vượt đèn đỏ, hay chen lên lấn làn, đều sẽ dừng lại. Nhờ họ, giao thông đang được cải thiện. Tôi và nhiều người tham gia giao thông đã cảm nhận được điều đó trong thời gian qua" - bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, khách mời của buổi tọa đàm chia sẻ.
Vị khách đặc biệt này cũng cho hay, nữ CSGT đứng bục, không chỉ đẹp trong con mắt của người Việt Nam, mà còn đẹp cả trong con mắt của người nước ngoài.
Bày tỏ sự mến phục đối với nữ CSGT, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) cho rằng, xã hội chúng ta đang phát triển với không ít sự phức tạp, đâu đó là hình ảnh những thanh niên bặm trợn cố tình gây mất trật tự an toàn giao thông, nhưng khi gặp nữ Cảnh sát xử lý trên đường, bản tính hung hăng phần nào sẽ giảm.
Chỉ có làm hết việc, chứ không có chuyện hết giờ
Nhắc đến nghề Cảnh sát, là nhiều người lập tức liên tưởng đến một công việc nguy hiểm, khô cứng... một công việc dành cho đàn ông. Thế nhưng, trong thời hiện đại này thì ngày càng có nhiều chị em phụ nữ là những chiến sỹ Công an. Các chị kiên cường, mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chẳng kém gì các đấng mày râu. "Nữ CSGT có thể làm được tất cả các nhiệm vụ của người Cảnh sát", Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội, khách mời của chương trình cho biết.
Vị Trưởng phòng cũng cho hay, hàng ngày dù nắng hay mưa, nữ CSGT vẫn phải ra đường làm nhiệm vụ từ 6h sáng, buổi chiều lại ra chốt đến 6 - 7h tối. Sau những giờ đứng bục, họ lại về trụ sở giải quyết hồ sơ vi phạm, chứ không có chuyện làm đến giờ là về.
Ngoài áp lực giao thông ngoài đường, về trụ sở họ lại đối mặt với các kiến nghị, thắc mắc của người dân trong quá trình giải quyết vi phạm. Kiên quyết, nhưng không cứng nhắc, sắc sảo nhưng mềm mại, dịu dàng nên đa phần nữ CSGT giải quyết hồ sơ, thủ tục rất hiệu quả. Người dân đến giải quyết vi phạm cũng như am hiểu và chịu khó lắng nghe hơn.
Một hình ảnh đẹp về nữ chiến sỹ CSGT.
Phải đứng giữa cái nắng có lúc lên tới 45oC, giữa giá rét buốt có lúc thấp hơn 10oC, nhưng "Mỗi ngày được ra đường điều tiết giao thông là một ngày em cảm thấy tràn đầy cảm xúc, tự hào vô cùng. Giúp được cụ già qua đường, giúp được các em nhỏ am hiểu và chấp hành tốt hơn luật giao thông, hay chỉ đơn giản nhìn thấy dòng người nghiêm chỉnh dừng xe theo hiệu lệnh của Cảnh sát, hay đèn tín hiệu giao thông... là bao mệt mỏi, bao vất vả dường như không còn" - Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền (Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Hà Nội) bộc bạch.
Không chỉ có CSGT trên đường bộ, tại buổi tọa đàm, hình ảnh những nữ CSGT đường thủy lái cano, vất vả trên những tuyến sông, đi điều tra vi phạm, đến từng bến đò, đến từng thuyền của người dân để tuyên truyền vận động họ chấp hành quy định mặc áo phao, hay thực hiện quy định an toàn giao thông đường thủy cũng đã được nhắc đến.
Là phụ nữ, hơn ai hết, bà Lê Thị Nga, đại biểu Quốc hội, thấu hiểu ngoài việc phải đảm đương trách nhiệm công việc, sau mỗi giờ làm, những nữ Cảnh sát còn phải đảm nhận thiên chức của một người mẹ, người vợ, giữ lửa ấm cho gia đình.Bởi thế, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng có lẽ cần thêm một số văn bản của lực lượng CSGT về chính sách ưu đãi đối với nữ CSGT.
Đồng quan điểm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho biết, hiện nay nữ CSGT chiếm khoảng 8% quân số lực lượng CSGT. Nữ dù được ưu ái hơn trong khi làm nhiệm vụ, song lại chịu áp lực nhiều hơn nam giới.
Mới đây, Chính phủ cũng đã quan tâm đến chế độ bồi dưỡng cho CSGT. Điều này, cũng sẽ phần nào giúp họ đỡ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào, thì những nữ CSGT vẫn đang hàng ngày góp phần tích cực vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đảm bảo bình yên cho những tuyến đường. Và động lực giúp họ tự tin hơn cả, chính là cái nhìn thiện cảm, là sự khâm phục, là sự ghi nhận của người dân
Theo Đặng Nhật
Công an nhân dân
Cụ bà 84 tuổi hăng say chơi nhạc "ta" bằng đàn "Tây" Những ngón tay nhăn nheo đã điểm những chấm đồi mồi của cụ bà 84 tuổi thoăn thoắt trên những sợi dây đàn măng đô lin, đánh lên khúc nhạc sâu lắng. Đôi mắt khép lại như thể một người nghệ sĩ đang phiêu trong từng giai điệu... Cụ Rỏi say sưa hát những bài hát cung đình cùng cây đàn măng đô...