Những quy định gây tranh cãi ở Hà Nội
Cán bộ tổ chức cưới mời khách không quá 300 khách đổi giờ học giờ làm cấm trông giữ xe tại hàng loạt tuyến phố nội đô bịt ngã tư… là những quy định gây nhiều tranh cãi ở Hà Nội.
Đầu tháng 10, Thành ủy Hà Nội đã ra chỉ thị yêu cầu cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố phải gương mẫu tổ chức cưới cho con, hay cho bản thân. Theo đó, số khách mời không quá 300 người, không tổ chức tiệc cưới nhiều lần, không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp…
Tuy nhiên, theo nhiều người dân, quy định này đã can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân. Một độc giả cho rằng: “Đây là quy định lạ đời, khuyến khích thực hiện tiết kiệm thì được, chứ cấm đoán vậy là không nên”, người khác nêu ý kiến: “Chưa từng nghe ở đâu hạn chế số khách mời cả. Nhiều người không chỉ mời bạn bè thân thiết mà mời rộng, vì đó là văn hóa của họ”.
Không ít ý kiến băn khoăn về cơ chế giám sát, xử lý cán bộ vi phạm quy định để có tính thực thi cao. Tuy nhiên, Thành ủy Hà Nội vẫn quyết tâm thực thi chỉ đạo. Theo đó, nếu người dân, đoàn thể phát hiện đảng viên, cán bộ lãnh đạo làm sai thì có thể báo cáo đến nơi cán bộ đó công tác để xem xét hình thức xử lý. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có trách nhiệm hướng dẫn việc giám sát, kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm chỉ thị.
Thời gian học ở trường của học sinh kéo dài hơn trước đây. Ảnh: Hoàng Hà.
Tháng 2/2012, Hà Nội bắt đầu áp dụng quy định điều chỉnh giờ học, giờ làm tại 10 quận và 2 huyện ngoại thành để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng, TCCN, dạy nghề, THPT bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, THCS học từ 8h và kết thúc vào 17h. Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h. Các trung tâm thương mại dịch vụ bắt đầu làm từ 9h và kết thúc sau 19h.
Theo thăm dò của VnExpress, có khoảng 80% độc giả nhận định những bất cập của việc đổi giờ học sẽ không đem lại nhiều hiệu quả trong việc giảm ùn tắc mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh và đảo lộn nếp sinh hoạt gia đình.
Thực tế, thời gian đầu áp dụng, nhiều học sinh phải đi học về muộn khi trời đã tối. Nhiều học sinh nữ ở vùng ngoại thành bị trêu đùa, tai nạn, các gia đình mất sự kết nối vì không còn những bữa sáng, bữa tối chung khi thành viên có thời gian biểu khác nhau…Nhiều trường học phải trang bị thêm hệ thống chiếu sáng phục vụ học muộn.
Video đang HOT
Sau hơn nửa năm thực hiện, việc đổi giờ học, giờ làm dần phát huy tác dụng cho giao thông đô thị. Theo đánh giá của ngành giao thông Hà Nội, lượng phương tiện tại các nút giao thông vào giờ cao điểm sáng, chiều đã giảm hơn trước. Một số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc bớt căng thẳng hơn.
Các bãi đỗ xe trên phố cấm vẫn mọc lên nhan nhản trước sự thờ ơ của cơ quan chức năng. Ảnh: Phương Sơn.
Cũng đầu năm 2012, Hà Nội quyết định cấm trông giữ xe tại 262 tuyến phố nội đô. Đây là quy định đúng Luật giao thông Đường bộ, song vẫn gây xôn xao dư luân, tạo nhiều ý kiến trái chiều. Bởi thời gian dài trước đó, thành phố cấp giấy phép trông giữ xe trên hàng loạt tuyến phố, tạo thói quen cho người dân. Còn thành phố áp dụng lệnh cấm trông xe mà chưa bố trí điểm đỗ xe thay thế.
Quy định này khiến nhiều độc giả bày tỏ: “Đi xe cá nhân rất phức tạp, nhưng nếu đi xe công cộng thì vừa phức tạp, vừa bất tiện. Xe taxi cũng cấm nốt, có thể chủ trương của Hà Nội là phát triền nền công nghiệp “xe ôm” phục vụ giao thông”.
Một luồng ý kiến cho rằng, cấm trông giữ xe trên các tuyến phố sẽ giảm ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng xe cá nhân, nhất là ôtô trong bối cảnh hạ tầng thủ đô chưa đáp ứng được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, hạn chế xe cá nhân là hạn chế kinh tế phát triển, gây khó khăn cho người dân, trong khi phương tiện công cộng chưa phát triển.
Những ngày đầu thực thi, nhiều chủ phương tiện đã phải chật vật tìm chỗ gửi xe và không ít người phải trả phí cao hơn trước đây. Trước nhu cầu của người dân, lãnh đạo Hà Nội đã gấp rút xây dựng hàng loạt bãi đỗ xe cao tầng, triển khai bãi đỗ xe ngầm trong nội đô. Bên cạnh đó, một số quận đã đề nghị tái lập điểm đỗ xe trên phố cấm để tạo thuận lợi cho người dân.
Hiện, tình trạng đỗ xe lộn xộn vẫn tái diễn trên các phố cấm, trước trụ sở các cơ quan công quyền thủ đô mà không bị xử lý. Nghịch lý này khiến không ít người cho rằng Hà Nội chỉ cấm đỗ xe trên giấy.
Cũng liên quan việc hạn chế tăng phương tiện cá nhân, năm 2003, UBND thành phố Hà Nội từng quyết định ngừng đăng ký xe máy tại 7 quận nội thành. Tuy nhiên, mục tiêu giảm phương tiện không đạt hiệu quả cao. Nhiều người dân đã nhờ người khác đứng tên mua xe và nhờ đăng ký xe máy ở các huyện ngoại thành và đưa vào lưu thông trong nội đô.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng từng lên tiếng, Bộ luật dân sự quy định rõ vấn đề sở hữu tài sản của công dân không giới hạn số lượng và chất lượng. Công dân Việt Nam có quyền sở hữu 2 xe máy, thậm chí 10 xe hoặc nhiều hơn nữa, nếu tài sản đó là hợp pháp. Do vậy, về việc ngừng đăng ký xe máy của Hà Nội là trái với pháp luật. Thăm dò ý kiến của độc giả VnExpress cũng cho thấy, 80% ý kiến không đồng tình với quyết định ngừng đăng ký xe máy của thành phố Hà Nội.
Sau 2 năm thí điểm không hiệu quả và bị “tuýt còi” vì vi phạm Luật dân sự, UBND TP Hà Nội lại bãi bỏ quyết định ngừng đăng ký xe máy tại 7 quận. Người dân trên toàn thành phố lại tiếp tục được đăng ký xe máy không hạn chế số lượng.
Ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng bị bịt nhưng sau đó đã được mở lại. Ảnh: Hoàng Thùy.
Tháng 4/2009, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thí điểm sử dụng dải phân cách cứng bịt các giao cắt tại ngã 3, ngã 4, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng vài trăm mét. Việc phân luồng sẽ tập trung vào tổ chức cho các phương tiện được rẽ phải và quay đầu.
Tuy nhiên, từ đại biểu HĐND thành phố đến người dân cho rằng, không có thủ đô nào trên thế giới lại không để ngã tư cho người đi bộ qua đường. Đại biểu HĐND Bùi Thị An cho biết, bà thấy nhiều người nước ngoài đi trên đường phố Hà Nội cứ lùi ra lùi vào không dám qua đường, và đây là chuyện không ổn trong giao thông. Bà đề xuất, nếu đã ngăn ngã tư thì phải song song làm cầu vượt cho người đi bộ.
Thăm dò trên VnExpress cho thấy, khoảng 70% độc giả không đồng tình với phương án bịt ngã tư. Tuy nhiên, ngành giao thông chia sẻ: “Cách chúng tôi tổ chức là phục vụ số đông, chống ùn tắc, nên lợi ích sẽ không đồng nhất”.
Sau 6 tháng thí điểm, dù đánh giá cao nỗ lực của ngành giao thông trong giải quyết ùn tắc, nhưng lãnh đạo Hà Nội vẫn thừa nhận kết quả còn hạn chế, nguy cơ gia tăng tai nạn với người đi bộ. Một bộ phận người dân không tuân thủ đúng biển báo hướng dẫn và vạch sơn, chuyển làn, cắt ngang dòng phương tiện dẫn đến ùn tắc cục bộ trên một số tuyến…
Thời gian sau, ngành giao thông đã cho dỡ bỏ dải phân cách cứng ở một số ngã tư để tổ chức lại giao thông theo hình thức mới. Hiện, đa số ngã tư trên các tuyến đường lớn, nhiều người qua lại vẫn đang bị bịt. Vào giờ cao điểm, một số nơi vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc.
Theo VNE
Hà Nội bỏ quy định tổ chức cưới không quá 50 mâm
Để thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, Thành ủy Hà Nội đưa ra quy định số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người, bỏ quy định chỉ được tổ chức dưới 50 mâm cỗ.
Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.
Theo Thành ủy Hà Nội, vẫn còn tình trạng một bộ phận nhân dân và cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp không gương mẫu, vẫn tổ chức cưới linh đình, phô trương, xa hoa, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cán bộ, đảng viên và nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nguyên nhân chủ quan là nhiều cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, thiếu sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên thiếu chế tài xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp chưa tạo được dư luận mạnh mẽ, phê phán các biểu hiện tiêu cực trong tổ chức việc cưới...
Do vậy, Thành ủy yêu cầu các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tự nguyện, tích cực hưởng ứng thực hiện tốt nếp sống văn minh, nhất là trong việc cưới.
Cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức cưới cho con, hay bản thân theo những quy định như thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật tiến hành các nghi thức hôn lễ với tinh thần "vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm".
Thành phố quy định, khách mời dự tiệc không quá 300 người, nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người không tổ chức tiệc cưới nhiều lần không mời khách trong giờ làm việc. Không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của dân cư và cán bộ công chức, như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp... Khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự tiệc cưới.
Lãnh đạo Thành ủy cũng giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có trách nhiệm hướng dẫn việc giám sát, kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên vi phạm chỉ thị.
Theo VNE
Hà Nội: "Cởi trói" cho một số tuyến phố trông xe trên vỉa hè Sở GTVT Hà Nội vừa thống nhất với UBND quận Hoàn Kiếm "cởi trói" cho phép một số tuyến phố được tổ chức trông giữ xe trên vỉa hè để giải quyết nhu cầu đỗ xe của người dân. Theo đó, Sở GTVT thống nhất với UBND quận Hoàn Kiếm để trình UBND thành phố cho phép duy trì tuyến phố Gầm Cầu...