Những quy định có hiệu lực từ tháng 4
Tăng mức bồi thường bảo hiểm cho chủ xe cơ giới, cho phép mua bán chỗ đậu xe trong chung cư, người gây rối tại tòa sẽ bị bắt… là những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 4.
Nâng mức bồi thường bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
Từ 1/4 mức bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra sẽ là 100 triệu đồng/người/vụ, cao hơn 30 triệu so với mức hiện nay. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Có hiệu lực từ 1/4, Thông tư 22 của Bộ Tài chính quy định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/người/vụ thay vì 70 triệu đồng như hiện nay.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do ôtô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ôtô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/vụ tai nạn.
Rút ngắn thời hạn cấp giấy phép cho lao động nước ngoài
Cũng có hiệu lực từ 1/4, Nghị định 11 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã rút ngắn thời gian và thủ tục cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài. Cụ thể trong thời hạn 7 ngày (hiện nay là 10 ngày) làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phải cấp phép lao động cho người nước ngoài.
Trường hợp không cấp phép, Sở phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tổng cục Hải quan ban hành cơ chế một cửa mới
Video đang HOT
Theo Quyết định 369 của Tổng cục Hải quan về quy chế thực hiện cơ chế một cửa có hiệu lực từ 1/4, việc giải quyết công việc liên quan đến chính sách, hoạt động xuất nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân yêu cầu sẽ tập trung vào một đầu mối thông qua bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa).
Thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, đơn vị nghiệp vụ phải giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra tối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết vướng mắc của tổ chức, cá nhân và hồ sơ đã đủ điều kiện, các đơn vị nghiệp vụ phải có văn bản trả lời.
Cho phép mua bán chỗ để xe trong khu chung cư
Theo Thông tư 2 của Bộ Xây dựng về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư có hiệu lực từ 2/4, chu căn hô sẽ đươc phép mua bán chỗ để ôtô trong khu chung cư minh đang sinh sông.
Chủ đầu tư phải giải quyết bán chỗ để ôtô cho mỗi căn hộ và người mua căn hộ có nhu cầu khi chung cư đủ chỗ. Trường hợp không có đủ chỗ để ôtô dành cho mỗi căn hộ thì chủ đầu tư giải quyết bán, cho thuê chỗ để xe này trên cơ sở thỏa thuận của những người mua căn hộ với nhau; trường hơp người mua căn hộ không thỏa thuận được thì chủ đầu tư giải quyết theo phương thức bốc thăm để được mua, thuê chỗ để xe này.
Ngoài ra, Thông tư cũng đưa ra mẫu nội quy với nội dung như nghiêm cấm hành vi gây mất an ninh, trật tự, nói tục, chửi bậy, cãi nhau; cấm sử dụng truyền thanh, truyền hình hoặc các thiết bị phát ra âm thanh quá mức làm ảnh hưởng sinh hoạt chung; cấm ném các vật từ cửa sổ, ban công, nuôi gia súc, gia cầm, phóng uế, xả thải gây ô nhiễm môi trường…
Cư dân sống trong chung cư không được phơi quần áo trên lan can, cửa sổ cũng như không được tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng các phần sở hữu chung.
Người gây rối tại tòa sẽ bị bắt
Với trường hợp người dân cố tình gây rối tại phiên tòa, công an bảo vệ có thể bắt giữ. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Có hiệu lực từ ngày 24/4, Thông tư 13 của Bộ Công an quy định chi tiết việc bảo vệ phiên tòa của lực lượng công an nhân dân. Theo đó, công an có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của tòa án. Mỗi phiên xử có ít nhất 2 chiến sĩ tham gia bảo vệ, đến trước khi khai mạc 30 phút.
Công an có trách nhiệm buộc người vi phạm trật tự, nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ theo quyết định của chủ tọa phiên tòa. Khi xảy ra tình huống tụ tập đông người, gây rối trật tự tại khu vực xét xử, công an làm nhiệm vụ phải tuyên truyền, yêu cầu mọi người tự giải tán, chấm dứt hành vi.
Nếu không được chấp nhận, công an bảo vệ phiên toà được được bắt giữ người chống đối, chủ mưu, cầm đầu.
Bá Đô
Theo VNE
Không khởi tố lái phụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh có đúng luật?
Theo luật sư, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là loại tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Do đó, người giúp sức cho lái tàu đẩy sà lan có lỗi thì cũng không thể xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức...
Như tin đã đưa, trưa ngày 20/3, tàu kéo sà lan chở cát chạy từ TP. HCM về Đồng Nai, khi đi qua cầu Ghềnh đã đâm gãy một mố cầu, 2 nhịp sập xuống nước. Nhiều người chạy xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước. Nhiều lực lượng cứu hộ được triển khai để bảo vệ hiện trường, tìm kiếm người gặp nạn, trục vớt xe máy. Vụ tai nạn ngoài gây hư hỏng cầu, còn khiến tuyến đường sắt Bắc Nam bị tê liệt.
Hình ảnh cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập. Ảnh: Tuổi trẻ
Ngày 21/3, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt Phan Thế Thượng (63 tuổi, quê Sóc Trăng, là chủ tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh). Trước đó, hai tài công Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng bị bắt để điều tra hành vi Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, khi chạy sà lan đâm sập cầu.
Liên quan đến vụ việc, ngày 30/3, VKSND tỉnh Đồng Nai đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 đối tượng gồm Phan Thế Thượng về hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện khiến các phương tiện giao thông đường thủy và Trần Văn Giang (là lái đầu đẩy) về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Riêng đối với Nguyễn Văn Lẹ, do cơ quan điều tra chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự nên đã hủy bỏ lệnh tạm giữ hình sự và sẽ tiến hành xử lý sau.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội), cơ quan Cảnh sát điều tra Công An Tỉnh Đồng Nai khởi tố 2 đối tượng Trần Văn Giang và Phan Thế Thượng là có căn cứ và đúng pháp luật.
Quá trình điều tra đã làm rõ sự việc ngày 21/3/2016, Trần Văn Giang là người trực tiếp điều khiển phương tiện tàu đẩy sà lan đâm sập Cầu Ghềnh. Trần Văn Giang không có bằng lái tàu, không có kinh nghiệm nên khi đến chân cầu Ghềnh gặp dòng nước xoáy, không điều khiển được sà lan theo ý muốn để chui qua gầm cầu nên đã tông vào chân cầu phía mép bên trái của sà lan. Hậu quả gây sập nhịp 2 và nhịp 3 (trong đó, nhịp 3 chìm xuống sông).
Như vậy Trần Văn Giang đã phạm Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 212 Bộ luật hình sự.
Đối với Trần Văn Lẹ là người phụ giúp lái tàu nên không có căn cứ xử lý hình sự về hành vi đồng phạm với lái tàu Trần Văn Giang về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là loại tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Do đó, người giúp sức cho lái tàu đẩy sà lan có lỗi thì cũng không thể xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức.
Về hành vi của chủ tàu Phan Thế Thượng, cơ quan điều tra đã làm rõ, Giang và Lẹ là hai người làm thuê, giúp việc cho Phan Thế Thượng trong công việc lái tàu đẩy sà lan. Phan Thế Thượng biết Giang và Lẹ không có giấy phép lái tàu (bằng lái) mà vẫn giao cho điều khiển phương tiện trên sông là hành vi rất nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc an toàn giao thông đường thủy được qui định tại Điều 8 Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 Các hành bị cấm "Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp"
"Thiệt hại xảy ra trong vụ việc này là đặc biệt lớn về tài sản là do việc Phan Thế Thượng đã giao cho Giang và Lẹ không đủ điều kiện để lái tàu đẩy sà lan. Do đó, hành vi của Phan Thế Thượng đã phạm Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 215 Bộ luật hình sự", luật sư Thơm cho biết.
Điều 212. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao; b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 215. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ 1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Nhật Bản sắp nới lỏng quy định visa cho du khách Việt Nam Báo Yomiuri của Nhật ngày 30/3 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện kế hoạch nới lỏng quy định thị thực (visa) đối với công dân năm nước, trong đó có Việt Nam. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: filipinotimes.ae) Đây là nỗ lực nhằm tăng cường thu hút lượng khách du lịch đến Nhật Bản trong thời gian tới....