Những quy định cần lưu ý khi tham quan Hoàng thành Huế
Hoàng thành Huế (Đại Nội Huế) là điểm du lịch mang giá trị văn hóa, lịch sử được nhiều người ghé thăm khi đến tham quan, khám phá mảnh đất cố đô.
Hoàng thành Huế gồm một hệ thống cung điện nguy nga, tráng lệ với 147 công trình, được bao bọc trong bởi tường thành kiên cố. Hoàng thành được xây dựng từ năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833, đời vua Minh Mạng mới chính thức hoàn thành.
Hoàng thành Huế là công trình hội tụ nhiều nét đẹp kiến trúc đỉnh cao của thời phong kiến nhà Nguyễn, đồng thời mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc.
Hoàng thành Huế – Ảnh: Kaotours
Hoàng thành Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Tuy nhiên, vì lượng người đến tham quan đông, để giữ gìn và bảo tồn nguyên dạng di tích lịch sử quý giá này, du khách cần phải tuân thủ nhiều quy định khi ghé thăm Hoàng thành Huế theo Luật Di sản Văn hóa do Nhà nước ban hành ngày 12/7/2002.
Trong suốt quá trình tham quan, du khách phải giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, thực hiện các quy định về phòng cháy nổ tại khu vực di tích.
Du khách bị cấm mang theo chất nổ, chất cháy, chất độc vào hung khí, vu khí nguy hiểm vào di tích. Việc hút thuốc cũng bị cấm trong các cung điện, rừng thông và những nơi dễ cháy ở Hoàng Thành.
Đến đây, du khách phải ăn mặc lịch sự, không được mặc áo sát nách hay quần đùi khi vào tham quan nơi thờ tự. Đồng thời, du khách cũng phải giữ sự yên tĩnh trong cung điện và những nơi tôn nghiêm, cấm quay phim, chụp ảnh trong nội thất.
Video đang HOT
Có nhiều quy định khi ghé thăm Hoàng thành Huế. – Ảnh: Wikimedia Commons
Du khách không được phép ngồi, nằm hoặc sờ vào các diện vật trong Hoàng thành, không được hái hoa, bẻ cành, săn bắt chim thú và viết vẽ lên cách công trình kiến trúc.
Khi sử dụng các phương tiện ra vào khu di tích, du khách phải xuống xe, tắt máy và xuất trình giấy tờ. Du khách cần bỏ kính đen, mạng che mặt, khẩu trang (nếu có) để nhân viên bảo vệ tiện kiểm tra, hướng dẫn cụ thể.
Hiện tại, mức giá vé tham quan Hoàng thành Huế (Đại nội Huế) được qy định tùy theo độ tuổi. Giá vé cho người lớn la 120.000 đồng/người, trẻ em là 30.000 đồng/người. Ngoài ra, khách nước ngoài sẽ phải trả mức giá 150.000 đồng/người khi ghé thăm nơi đây. Giờ mở của của Hoàng thành là 6h30-17h30 vào mùa hè và 7h00-17h00 vào mùa đông.
Huế tuyệt đẹp qua trải nghiệm của cô gái đến từ Sài Gòn
THỪA THIÊN HUẾ - Huế hiện lên vô cùng đẹp và thơ mộng qua chuyến trải nghiệm 3 ngày của Mỹ Ngoan (26 tuổi, làm việc tại TP. HCM).
Nguyễn Thị Mỹ Ngoan đã có cho mình chuyến đi thanh xuân, đến với mảnh đất có nhiều công trình in dấu thời gian và cả những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Đến Huế trong 3 ngày, cô cùng người bạn đã vi vu khắp chốn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mang màu sắc quá khứ lẫn hiện đại.
Ngày 1: Đại Nội - Làng hương Thuỷ Xuân - Chùa Thiên Mụ - Cầu Trường Tiền
Ngoan kể, dự kiến ban đầu sẽ đi hết Đại Nội Huế và các lăng tẩm trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên, khi đến nơi mới biết rằng hôm sau Huế mở cổng miễn phí khu di tích nhân ngày giải phóng Thừa Thiên Huế nên hai bạn chỉ đi Đại Nội. Đại Nội khá rộng và đang sửa chữa nên phải khá mất thời gian mới tham quan hết từ sáng đến đầu giờ chiều.
"Điểm đến tiếp theo sau Đại Nội là làng hương Thủy Xuân nổi danh. Vừa đến làng hương, trời đổ cơn mưa. Ở đây, có rất nhiều chỗ cho các bạn chụp ảnh", Ngoan nhớ lại.
Huế đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh cổ kính.
Đến chùa Thiên Mụ, không khí ở đây cực mát bên dòng sông thả gió.
Cầu Trường Tiền lung linh sắc màu mang lại cho hai bạn nhiều cảm xúc. Những ánh đèn đổi màu nhiều lần càng khiến cho Huế thêm phần thơ mộng bên dòng sông Hương.
Ngày 2: Lăng vua Minh Mạng - Đèo Hải Vân - Lăng Cô - Đầm Lập An - Lăng vua Khải Định - công viên hồ Thuỷ Tiên
Ngoan cho biết: "Hôm đó, các lăng miễn phí vé tham quan, tụi mình tranh thủ khá sớm đến lăng vua Minh Mạng, sau đó di chuyển đi đèo Hải Vân khoảng 70 cây số, đường xa nhưng dễ đi, cảnh đẹp. Trên đường về Lăng Cô nằm dọc tuyến Quốc lộ 1A, đầm Lập An cũng vậy".
Hải Vân mây bay giăng lối không hổ danh là là "Thiện hạ đệ nhất hùng quan".
Ngày 3: Đồi Thiên An - Đồi Vọng Cảnh - Chợ Đông Ba
Đồi Thiên An và đồi Vọng Cảnh cách nhau khá gần, Ngoan thích đồi Vọng Cảnh hơn, nhìn dòng sông Hương dưới đồi thông. Buổi chiều, hai bạn đi mua ít quà và tranh thủ ăn thêm vài món ở Huế để về lại Sài Gòn. Đồ ăn ở Huế ngon, giá cả khá rẻ. Ngoan thưởng thức khá nhiều đồ ăn Huế, nhưng ấn tượng vẫn là bún bò Huế.
Đồi Thiên An như Đà Lạt thu nhỏ.
Công viên hồ Thủy Tiên với những nơi chụp ảnh chất lừ bên chú rồng khổng lồ.
Tiếp đó, về khách sạn nghỉ ngơi, tối bay về Sài Gòn và kết thúc chuyến đi trọn vẹn 3 ngày của hai cô gái. Về di chuyển, hai bạn bay ra Huế, từ sân bay đi taxi về khách sạn, sau đó thuê xe máy thông qua khách sạn. Tổng chi phí chuyến đi này là 6 triệu đồng cho hai người.
Check-in hồ Khe Ngang (Huế) Hồ Khe Ngang là một điểm du lịch mới nổi lên trên bản đồ du lịch Thừa Thiên Huế. Chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, đường đi đến với hồ Khe Ngang cũng rất dễ tìm và dễ đi. Xuất phát từ trung tâm thành phố, đi qua nhiều con đường dọc sông Hương thơ mộng, du khách có thể...