Những quốc gia chia sẻ thành quả phát triển bằng chia tiền cho dân
Tổng cộng sẽ có 2,8 triệu người Singapore nhận được thông báo tặng tiền bắt đầu từ ngày 2/10. Tổng số tiền lên tới gần 512 triệu USD sẽ được trao cho người dân nước này vào tháng 12.
Tổng cộng sẽ có 2,8 triệu người Singapore nhận được thông báo tặng tiền bắt đầu từ ngày 2/10
Bộ Tài chính Singapore khuyến khích công dân nhận thưởng qua ví điện tử PayNow, tài khoản ngân hàng trực tuyến. Những người đăng ký phương thức thanh toán này sẽ được nhận tiền vào 7/11.
“Như đã thông báo về Ngân sách 2018, chính phủ sẽ tặng một phần tiền thưởng đôla Singapore cho tất cả công dân đã đủ tuổi thành niên vào năm nay. Điều này phản ánh cam kết lâu dài của chính phủ về việc chia sẻ thành quả phát triển của đất nước với công dân”, trích thông báo của Bộ Tài chính Singapore.
Các công dân đủ điều kiện sẽ nhận được từ 100 – 300 đôla Singapore (73-220 USD), tùy thuộc vào bản Đánh giá Thu nhập năm ngoái. Khoản tiền thưởng mới sắp được trao cho công dân sau khi báo cáo ngân sách quốc gia Singapore năm 2017 cho thấy thặng dư gần 10 tỷ đôla Singapore.
Lần gần nhất chính phủ Singapore tặng tiền cho công dân là năm 2011, khi 2,5 triệu người trưởng thành ở đảo quốc này nhận được “cổ tức tăng trưởng” từ 100-800 đôla Singapore (73-585 USD).
Không chỉ có Singapore, trên thế giới, nhiều quốc gia cũng sử dụng phương thức này để chia sẻ thành quả phát triển với công dân. Tại Phần Lan, từ năm 2017, quốc gia này khởi động chương trình thử nghiệm cấp 560 EUR mỗi tháng cho 2.000 người dù họ có đi làm hay không. Chương trình này kéo dài đến hết năm nay.
Video đang HOT
Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng phải thuộc nhóm đang nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc trợ cấp thu nhập. Số tiền họ được cấp không bị đánh thuế.
Chương trình này có thể khuyến khích nhiều người thất nghiệp tìm việc làm do họ sẽ không lo mất trợ cấp. Nhiều người thất nghiệp tại nước này không muốn làm việc bán thời gian vì chỉ cần kiếm được một khoản thu nhập nhỏ, trợ cấp của họ cũng có thể bị mất.
Tại Arab Saudi, sau khi đăng quang năm 2015, Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud chi 32 tỷ USD để thưởng cho người dân. Những người được nhận tiền là công chức, binh lính, sinh viên, người về hưu và những người đóng góp cho các hiệp hội nghề nghiệp hoặc câu lạc bộ văn học và thể thao. Họ nhận được số tiền tương đương hai tháng lương của mình.
Các chuyên gia đánh giá động thái này nhằm giúp quá trình chuyển giao quyền lực sau khi cố vương Abdullah qua đời diễn ra suôn sẻ.
“Người dân yêu quý. Mọi người xứng đáng nhận được nhiều hơn so với những thứ mà tôi có thể ban phát”, Vua Salman viết trên Twitter.
Đây không phải lần đầu tiên vua Arab Saudi tặng tiền cho dân. Cố vương Abdullah từng tăng lương 15% cho công chức sau khi lên ngôi vào năm 2005. Năm 2011, ông thưởng một tháng lương cho dân chúng sau khi chữa bệnh ở nước ngoài.
Tại Ba Lan, tháng 4/2016, Ba Lan khởi động chương trình “Gia đình 500 ” để tăng tỷ lệ sinh và giảm nghèo cho trẻ em bằng cách cải thiện điều kiện sống của những gia đình nhiều con.
Với chương trình này, phụ huynh có thể nhận trợ cấp 500 PLN (120 EUR) nếu có hai con trở lên cho đến khi các con đủ 18 tuổi. Các gia đình một con cũng được nhận trợ cấp nếu thu nhập trung bình mỗi thành viên trong gia đình dưới 800 PLN (180 EUR). Chương trình này được áp dụng với khoảng 55% trẻ em Ba Lan dưới 18 tuổi.
Kết quả cho thấy chương trình có tác động tích cực với tỷ lệ sinh. Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương Ba Lan (GUS) cho thấy số ca sinh đẻ đã tăng 13-15% tháng 12/2016 – 1/2017 so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, một trong những lo ngại về chương trình này là nó có thể tác động xấu đến thị trường lao động. Người có mức lương thấp có thể lười làm việc hơn còn phụ nữ có thể chọn ở nhà chăm con thay vì làm việc.
Tại Canada, tháng 4/2017 – 4/2018, 4.000 người trong độ tuổi 18-64 sống tại Ontario, Canada có thu nhập dưới 34.000 USD/năm được tham gia chương trình thử nghiệm là nhận khoản tiền 16.989 USD trừ đi 50% thu nhập cá nhân.
Ví dụ, nếu một người kiếm được 10.000 USD/năm, họ sẽ nhận thêm khoản thu nhập cơ bản là 16.989 – 5.000 = 11.989 USD/năm. Như vậy, tổng thu nhập của người đó là 21.989 USD/năm.
Chương trình này nhằm giúp chính phủ đánh giá xem thu nhập cơ bản có thể giúp người thu nhập thấp đáp ứng tốt hơn nhu cầu cuộc sống và chi trả y tế như thế nào. Kết quả chương trình đang được đánh giá bởi các chuyên gia tại bệnh viện St. Michael và Đại học McMaster.
Quảng Trị
Theo baophapluat
Chồng nghỉ việc khi tôi mới sinh khiến tôi stress nhiều
Vợ chồng tôi ngoài 30 tuổi, cưới được 3 năm, cả hai đều làm việc cho công ty nước ngoài, tổng thu nhập vào khoảng 200-300 triệu/tháng, trong đó lương tôi chiếm 1/3 và chồng 2/3, nhưng do cả hai có sở thích du lịch trải nghiệm nên tiền tiết kiệm gần như không có, chỉ có tài sản chung là căn hộ cao cấp.
Mọi chuyện khá ổn cho đến khi tôi vừa sinh con thì chồng nghỉ việc. Tôi phản đối vì sau sinh quay lại làm việc sẽ có một số thay đổi, công ty đổi sếp tổng (người mà tôi làm việc trực tiếp). Trong khi đó nghỉ việc thì chồng vẫn chưa có kế hoạch cụ thể tiếp theo sẽ làm gì.
Anh không nghe và đã xin nghỉ, đồng thời liên tục hối thúc tôi tranh thủ trong thời gian nghỉ thai sản tìm công việc lương cao hơn khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi đã giải thích với chồng rằng phụ nữ chăm con nhỏ rất bận rộn và căng thẳng. Công ty chấp nhận mức lương cao thì cũng đòi hỏi cao, tôi không thể đáp ứng được lúc này. Anh không thấy thuyết phục và bảo tôi không cầu tiến. Thực ra, tôi cũng không tự tin mình có thể tìm được công việc với mức lương như anh kỳ vọng tại thời điểm này; cũng như không đủ sức để gánh những áp lực từ công việc mới, môi trường mới, trong lúc vẫn còn chưa quen với việc lần đầu làm mẹ. Tôi phải tự trông con, hoàn toàn không có ông bà hay người có kinh nghiệm giúp đỡ nên khi con ốm đau rất áp lực, mệt mỏi.
Tôi và chồng độc lập tài chính, tôi không quản lý tiền của chồng, mọi chi tiêu trong nhà đều được chia ra. Có lẽ do từ trước đến nay tôi chưa đòi hỏi chồng hỗ trợ về kinh tế hay chăm sóc con khiến anh vẫn giữ suy nghĩ như một người độc thân, không cảm nhận được trách nhiệm với gia đình dẫn đến muốn làm gì là làm. Dĩ nhiên, chuyện đến ngày hôm nay không hẳn là do chồng mà do phần nhiều từ tôi nữa.
Trước khi có con, tôi hay ủng hộ chồng theo đuổi ước mơ của mình, anh luôn tự hào điều đó, thường khoe với bạn bè mình có vợ phóng khoáng, sẵn sàng ủng hộ chồng từ bỏ việc lương cao để làm điều mình thích. Giờ tôi thấy mình không còn như con người trước đây nữa. Cả tôi và anh có lẽ đều thất vọng về con người mới của tôi. Trước đây tôi là người tự tin, hào hứng đối mặt với những trở ngại, giờ hay có những suy nghĩ tiêu cực, lo âu và suy nhược. Chồng đã xin nghỉ việc nên dù con mới được 4 tháng tôi cũng sắp xếp để chuẩn bị đi làm lại, để thu nhập trong nhà không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, gần đây tôi thấy mình liên tục phải đi khám sức khoẻ từ viêm họng, cảm sốt, dị ứng, viêm khớp, cảm thấy cơ thể mình muốn trốn tránh công việc mà phản ứng lại. Tôi thấy mệt mỏi vì không điều khiển được con người, tâm lý và cuộc sống của mình, nhiều lúc muốn buông bỏ tất cả, thậm chí đã nghĩ đến việc ly dị chồng để đỡ cảm thấy áp lực. Giờ mọi người đều trông cậy vào tôi, phải làm sao để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và quay trở lại là người như trước đây?
Theo VNE
Điều đặc biệt bất ngờ về nữ tiến sĩ giành giải Nobel Vật lý Một trong 3 chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm nay là nữ tiến sĩ Donna Strickland người Canada. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong 55 năm qua giành giải thưởng danh giá này và là người thứ 3 từng đoạt giải Nobel Vật lý kể từ khi các giải Nobel được sáng lập năm 1901. Chiến thắng lịch sử...