Những quán phở lâu đời phải thử khi đến TP.HCM
Nếu định du lịch TP.HCM thời gian tới, bạn hãy lưu lại những quán phở lâu đời, nổi tiếng sau đây để thưởng thức dần.
1. Phở Dậu: Tồn tại hơn 60 năm ở đất Sài thành, phở Dậu không đơn thuần là địa chỉ ăn sáng thường nhật mà còn là nét văn hóa bình dị và gần gũi. Từ 5h, con hẻm 288 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) đã bắt đầu tấp nập người qua lại vì muốn tìm đến hương vị phở Bắc. Chủ quán này là người Nam Định, nơi bắt nguồn của món phở Việt truyền thống. Quán ăn lâu đời này thu hút thực khách bởi sợi phở mỏng, bản nhỏ nhưng có độ dai nhất định. Giá: 65.000-75.000 đồng/tô. Ảnh: Liêu Lãm.
2. Phở miến gà Kỳ Đồng nằm trong con hẻm nhỏ thuộc quận 3, TP.HCM là địa chỉ quen thuộc với nhiều người Sài Gòn gần 50 năm qua. Quán phục vụ các món miến, phở, hủ tiếu, mì và gỏi gà, nhưng được ưa chuộng nhất phải kể đến miến hoặc phở đùi gà xé. Mỗi tô miến, phở hoặc hủ tiếu đều có đủ rau thơm, hành, hành khô và nước lèo đậm đà. Các loại gia vị hòa quyện tạo nên những món ăn trứ danh Sài thành. Giá: 40.000-55.000 đồng/tô. Ảnh: Liêu Lãm.
3. Phở Cao Vân: Nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1), quán phở có tuổi đời hơn 60 năm này là điểm dừng chân quen thuộc của những người yêu phở Bắc tại Sài thành. Tiệm Cao Vân gây ấn tượng bằng hương vị mộc mạc, nước dùng thanh, không hề ngậy mỡ hòa quyện cùng bánh phở trắng nõn, thịt thơm lừng. Thông thường, thực khách ăn một tô đã no căng bụng vì lượng phở và thịt nhiều. Giá: 50.000-55.000 đồng/tô. Ảnh: Shocomeo, Chaly1412.
Video đang HOT
4. Phở Minh: Nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Pasteur (quận 1), quán phở có từ những năm 1950 này đã trở thành nét ẩm thực quen thuộc của người Sài Gòn xưa. Qua từng ấy năm tháng, quán phở vẫn giữ được nét cổ xưa với bàn, ghế gỗ kê đơn giản. Ảnh: Dyyhung, Thediningchair.
Hương vị của phở Minh thanh, không đậm mùi. Nhiều thực khách đã có cơ hội ghé thăm quán thường dành lời khen có cánh cho hương vị phở nơi đây. Chia sẻ với Zing.vn, Phương Duy (TP.HCM), cho biết: “Mình hay đi làm xa và mỗi khi trở về lại thấy nhớ phở Minh. Dù ăn phở Minh từ bé, mình vẫn thấy hương vị này giống hệt lúc xưa”. Giá: 65.000-80.000 đồng/tô. Ảnh: Hoan.nguyen.mildseven, Yousayparkay, Daisy23_miu.
5. Phở Lệ: Mở cửa từ năm 1970, quán phở nằm trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) hấp dẫn du khách bởi hương vị đậm đà, đậm chất miền Nam. Nước dùng ở đây có vị ngọt đặc trưng và độ ngậy. Đến đây, bạn có thể lựa chọn món phở yêu thích với các loại như bò tái, gân, gầu, nạm, bò viên, bắp bò… Giá: 60.000-75.000 đồng/tô. Ảnh: Liêu Lãm, Msellieim.
6. Phở 29: Dù không được biết đến nhiều như những quán phở trên, nơi đây vẫn thu hút nhiều thực khách. Đặc biệt, tô phở ở đây được cho rất nhiều hành tây nhưng không hề át mùi thơm của bò tái, nạm, gầu, gân hay bò viên… Nếu muốn thưởng thức trọn vẹn, bạn nên gọi thêm bò viên bởi món ăn kèm này được nhiều người khen vì mang độ dai, giòn. Quán phở này đã tồn tại hơn 70 năm. Hiện tại, phở 29 nằm ở đường Đoàn Văn Bơ (quận 4). Giá: Khoảng 35.000 đồng/tô. Ảnh: Yeeunruien, Chansstyle.
30 phút có ngay tô phở gà thơm ngon, ấm bụng ngày mưa Vào ngày mưa bão, nếu ngại ra đường, bạn có thể tự tay nấu phở gà cho cả nhà. Với những nguyên liệu đơn giản và công thức dễ dàng, bạn chỉ cần 30 phút để hoàn thành sản phẩm.
Theo Zing
Món súp bò hầm "siêu to khổng lồ" có nồi nước dùng đun sôi liên tục suốt 45 năm
Quán ăn này rất nổi tiếng ở Bangkok, mỗi ngày có hàng trăm người chờ đợi để được thưởng thức món súp bò hầm. Thế nhưng, bí mật hương vị của món ăn này khiến ai cùng rùng mình và phân vân không biết có nên ăn tiếp không.
Wattana Panich là một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất ở khu phố Ekkamai của Bangkok, Thái Lan. Một trong những món ăn phổ biến nhất tại đây là món súp bò đậm đà, được chế biến từ xương bò, nội tạng cùng nhiều loại gia vị khác. Thế nhưng thành phần quan trọng nhất là nước dùng, dù tin hay không thì nó đã được đun sôi liên tục trong suốt 45 năm. Nghe có vẻ lạ nhưng đó lại là sự thật.
Theo chủ quán, nước dùng còn sót lại của ngày hôm qua thay vì vứt bỏ sẽ được lọc và bảo quản trong tủ lạnh, sao đó được cho vào mẻ súp cho ngày hôm sau. Họ đã làm điều này mỗi ngày trong hơn 4 thập kỷ và coi đó là bí quyết để có được nồi súp bò hầm ngon.
Wattana Panich dựa vào một phương pháp nấu ăn cũ được gọi là hầm vĩnh viễn. Cách hầm này về cơ bản liên quan tới việc nước dùng được đun sôi liên tục trong khi thêm các thành phần mới vào. Điều này đảm bảo nước dùng hấp thụ được nhiều hương vị khác từ các thành phần. Nguyên tắc đơn giản là nước dùng càng để lâu thì càng ngon.
Theo trang BK, chủ quản Wattana Panich làm mát nước dùng còn sót lại mỗi đêm và bảo quản trong tủ lạnh để tránh làm hỏng. Nó được sử dụng làm cơ sở cho món hầm ngày hôm sau. Đầu bếp thêm khoảng 25kg thịt bò nồi nước dùng cũ, hương vị của nước dùng sau hàng chục năm không ngừng tăng thêm hương vị.
Nattapong Kaweenuntawong là thế hệ thứ 3 của gia đình và ông đang điều hành cửa hàng Wattana Panich. Dù có bất cứ điều gì xảy ra, một điều chắc chắn là họ sẽ sử dụng nước dùng theo cách mà ông bà và cha của mình đã làm từ trước đến giờ.
Trong trường hợp nhiều người thắc mắc rằng lớp vỏ cứng màu nâu xung quanh nồi hầm này, thì đây là bằng chứng cho thấy nước dùng tràn ra ngoài trong nhiều năm và khô lại. Chủ quán cho rằng họ không muốn làm sạch vì đây là bằng chứng của loại nước dùng 45 năm tuổi. Mặc dù trông không hợp vệ sinh nhưng nó lại là một phần trong lịch sử của món súp bò hầm siêu ngon tại đây.
Theo OD
Truyền thuyết đằng sau món "mỳ qua cầu" nổi tiếng của Vân Nam Nếu bạn là người thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa ẩm thực Trung Quốc, bạn sẽ thấy rất nhiều phong tục và món ăn có truyền thuyết đằng sau chúng. Món "mì qua cầu" là một trong những món ăn ngon và có truyền thuyết rất hấp dẫn. Guo Qiao Mi Xian (mì qua cầu) là một cái tên rất kỳ...