Những quán nước ‘kỳ lạ’ trên cầu vượt Hà Nội
Những cây cầu vượt tiền tỉ trên đại lộ Thăng Long được biến thành phố bán trà chanh, nước mía.
Như VietNamNet đã đưa “Những cầu “lạ” trên đại lộ Thăng Long” từ gần 2 năm nay “hành” người dân mỗi khi qua đây.
Và khi chiều buông xuống, khoảng 50-60 quán nước mía, trà chanh tụ họp trên mặt cầu. Gần một năm nay “phố” bán nước tồn tại mà không bị bất kỳ cơ quan chức năng nào xử lý, dẹp bỏ. Thậm chí những tháng hè, số lượng quán “cóc” tăng lên đáng kể, và dải phân cách cũng được kê bàn bán nước.
Theo quan sát của phóng viên, những ngày hè cao điểm có đến gần 70 quán nước như vậy “họp” trên mặt cầu vượt. Bàn, ghế kê la liệt, xe máy thậm chí cả ô tô của khách đến uống nước hóng gió để kín trên mặt cầu.
Không chỉ gây mất trật tự trị an, sáng ra những quán nước nói trên “gửi” lại mặt cầu toàn rác là rác.
Chiều xuống là lúc các quán nước kê bàn, ghế trên mặt cầu để chuẩn bị bán nước
Video đang HOT
Tối nào cũng vậy, vài chục quán nước “họp” đông vui trên mặt cầu thoáng mát
Dải phân cách trên cầu cũng được kê bàn bán nước
Những quán nước bán rất muộn, có những hôm trời oi bức khách uống nước, hóng gió đến 2 – 3 giờ sáng
Theo VietNamNet
Vĩnh Phúc: "Siêu thị mặt đất", chợ cóc... "nuốt" đường
Chợ Vĩnh Yên từ lâu đã bị "cô lập" bởi phía bên ngoài những chợ cóc, "siêu thị mặt đất" đã kín mít bày bán đủ các loại mặt hàng. Những tuyến phố cũng chẳng còn lối đi, mùi rác thải bốc lên nồng nặc khiến người đi đường chỉ còn biết ngán ngẩm...
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại phố Lê Xoay, đường Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Thái Học... có đến 2,3 biển báo cấm họp chợ nhưng dường như người dân không quan tâm, thậm chí cả gánh hàng trái cây bày bán ngay cảnh biến cấm ấy. Cứ thế, dọc đường phố cả trăm mét đông nghịt cảnh người bán kẻ mua khiến đi lại bị ùn ứ, tắc nghẽn.
Đường Nguyễn Viết Xuân từ lâu đã thành chợ
Đã từ rất lâu, người dân còn gắn thêm cho con đường ấy cái tên "chợ cóc", họp từ tinh mơ và đến tối đêm mới tan tầm. Đây là con đường huyết mạch của thành phố nên rất đông người qua lại, có lẽ vậy nên người dân chọn nó làm điểm bày bán và chào mời khách, dần dần thành chợ lúc nào cũng chẳng hay.
Nhiều tuyến phố như Lê Xoay, Nguyễn Thái Học cũng không kém phần...
Vào giờ cao điểm, tuyến đường Nguyễn Viết Xuân và một số đường lân cận liên tục bị ùn tắc giao thông, tiếng còi inh ỏi, chen lấn khiến đường phố trở nên huyên náo, ngột ngạt. Nhiều người dân phải đi đường tắt, đường vòng để tránh phải qua những con đường này.
"Siêu thị mặt đất" với đầy đủ các loại hàng khiến chợ Vĩnh Yên bị "cô lập".
Không chỉ vậy, cứ sau mỗi buổi tan chợ, đọng lại trên mặt đường là đủ thứ rác thải bốc mùi hôi thối gây khó chịu cho những người đi đường và những hộ dân sống gần đó.
"Siêu thị mặt đất", chợ cóc tồn tại gây ô nhiễm, mất mĩ quan đô thị.
Người dân gần "chợ cóc" bức xúc: "Ngày nào cũng vậy, cứ buổi sáng là đường đông cứng, cả ngày lúc nào cũng ồn ào. Cái chúng tôi bức xúc nhất là việc rác thải không được xử lý sạch sẽ khiến bốc mùi rất khó chịu. Mà có phải mới đâu, cũng vài năm rồi chứ ít gì mà không thấy ai xử lý?!".
Theo PLXH
Thiếu bến bãi, xe buýt đậu lòng đường TP.HCM có khoảng 3.000 xe buýt hoạt động trên 150 tuyến. Xe nhiều nhưng thiếu bãi đậu khiến nhiều xe buýt cồng kềnh nằm chình ình giữa đường, gây nguy hiểm cho người đi đường. Xe buýt đậu trên đường cấm đậu ở gần bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) - Ảnh: Mậu Trường Tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành...