Những quán bún riêu cua lâu đời ở Hà Nội
Các hàng trên phố Quang Trung, Hòa Mã hay ngõ Hồng Phúc là những địa chỉ không thể bỏ qua của thực khách mê bún riêu ở thủ đô.
Bún riêu cua là món thanh mát thích hợp cho những ngày nóng bức, nhưng cũng phù hợp để làm ấm bụng thực khách ngày mưa rét. Nếu vẫn còn cảm giác ngấy vì đồ ăn nhiều dầu mỡ từ dịp Tết vừa qua, thực khách hãy tìm ngay những hàng bún riêu dưới đây để đổi vị.
Bún riêu Thanh Hồng
Bún riêu ở quán Thanh Hồng đầy đặn, ăn đủ no cho bữa chính. Ảnh: Khánh Trần.
Quán Thanh Hồng có thâm niên hơn 20 năm, hiện tại có bán thêm lẩu riêu cua, miến trộn… Ban đầu, hàng phục vụ bún riêu cua truyền thống, về sau có bổ sung các đồ ăn kèm như đậu rán, thịt bò, giò, quẩy, chả…
Khi mới mở, quán ở đường Thi Sách, sau nhiều năm người chủ chuyển qua một số địa điểm, đến hiện tại địa chỉ chính thức nằm trên đường Hòa Mã với không gian rộng, khá sạch sẽ. Tô bún bưng lên nóng hổi, nghi ngút khói và đầy màu sắc của riêu cua, cà chua, đậu rán luôn làm thực khách nóng lòng muốn ăn ngay. Bát bún riêu ở quán này không khi nào thiếu một phần rau sống đã chần.
Quán mở từ 6h30 tới 22h nên thực khách có thể ghé qua bất kỳ buổi nào. Một tô bún riêu có giá từ 35.000 đến 60.000 đồng, tùy đồ ăn kèm khách gọi thêm.
Bún riêu ngõ Hồng Phúc
Bày bán vỉa hè nhưng bún riêu ngõ Hồng Phúc được nhiều khách biết tới. Ảnh: Hoàng Thanh Tú.
Nằm giữa Hồng Phúc – con ngõ nhỏ cắt với đường Nguyễn Trung Trực và Hòe Nhai, quán bún riêu này chỉ là một gánh hàng vỉa hè nhưng thực sự nổi tiếng và rất hút khách. Bún riêu ở đây khá đơn giản, thường chỉ thêm một chiếc giò, quẩy và rau sống cho khách ăn kèm.
Video đang HOT
Điểm hấp dẫn là nước riêu vừa đủ vị ngọt, chua, cay và nồng không thể thiếu của chút mắm tôm. Dù mở bán nhiều năm, gánh bún riêu vẫn đơn sơ với nồi nước dùng, ghế nhựa xếp dãy cho khách ngồi bên vỉa hè. Cô chủ mở hàng từ 15h đến tối khuya, giá mỗi bát khoảng 25.000 – 50.000 đồng.
Bún riêu Quang Trung
Bát bún riêu ở quán cô Huyền có giá cao nổi tiếng. Ảnh: @tutulili618.
Quán cô Huyền nằm ở ngõ 2F Quang Trung có tiếng cả về chất lượng và giá cả, với mỗi tô bún có giá từ 25.000 đến 70.000 đồng. Tuy vậy, quán vẫn hút khách xa gần nhờ có nước dùng vừa miệng, riêu đậm vị bởi không pha đậu phụ. Khi ăn, bạn thêm chút dấm bỗng, ớt chưng và rau sống.
Tô bún ở đây đắt hơn cũng vì quán phục vụ thêm nhiều đồ ăn chất lượng không kém như ốc nhồi quê, thịt lõi bò, bắp bò, giò tai. Quán chỉ bán buổi sáng và trưa từ 6h tới 14h, nhưng khách đến ăn sáng muộn một chút có thể phải tìm nơi khác vì hết hàng từ 9h30 – 10h.
Khánh Trần
Theo VNE
'Ngán tận cổ' bánh chưng thịt cá ngày Tết, đây là những món 'chống ngấy' hiệu quả
Sau chuỗi ngày dài liên tục bên cỗ bàn ngày Tết khiến nhiều người muốn tìm tới các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ để "giải ngấy".
Các loại bún cá, bún ốc, bánh tráng cuốn thịt, lẩu rau xanh, nộm đủ loại là những món ăn chứa nhiều chất xơ, thanh đạm, ít chất béo, giúp nhiều người "giải ngấy" sau chuỗi ngày liên tục bên cỗ bàn ngày Tết.
Nộm các loại
Đĩa nộm tổng hòa nhiều loại rau xanh tươi ngon, là món ăn được nhiều người lựa chọn sau tết. Ảnh Internet
Nộm là món ăn rất dễ thưởng thức, phù hợp với mọi độ tuổi. Đây là món ăn được nhiều người lựa chọn sau mỗi dịp Tết kéo dài. Nhờ nguyên liệu nhiều rau xanh tươi mát, món ăn này xuất hiện nhiều trên bàn tiệc như một cách giúp cân bằng độ béo. Từ nộm hoa chuối, nộm đu đủ, nộm bò khô tới nộm chân gà rút xương... đều có vị thanh mát, chua ngọt vừa dịu rất thích hợp cho bữa ăn sau Tết vốn đã ngập tràn các món nhiều đạm.
Các món cháo thanh đạm
Món cháo thanh đạm giúp dễ tiêu hóa sau các bữa tiệc liên tục. Ảnh Internet
Trên bàn tiệc ngày Tết, mỗi bữa đều có nhiều thịt cá, dầu mỡ, khiến cảm giác ngấy ngán càng rõ rệt. Bởi vậy, những món cháo thanh đạm là sự lựa chọn của nhiều người sau chuỗi ngày liên tục tiệc xuân, giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Cháo trai, cháo sườn là một trong những lựa chọn như vậy.
Lẩu nhiều rau xanh
Các loại lẩu với nhiều rau xanh tươi mát được thực khách ưa chuộng. Ảnh Internet
Những ngày đầu xuân se lạnh rất thích hợp để quây quần bên nhau, cạnh nồi lẩu nghi ngút khói. Nhiều loại lẩu sau tết rất đắt khách nhờ nước dùng thanh ngọt, ăn kèm cùng các loại rau xanh tươi mát giúp thanh lọc cơ thể.
Bún ốc, bún riêu cua
Bún ốc, bún cá hay bún riêu cua được nhiều thực khách thưởng thức dịp đầu năm nhờ hương vị ngọt thanh, phảnh phất cua đồng hay giòn lật sật từ ốc, chút đậu phụ béo ngậy, ăn kèm rau sống tươi ngon.
Nước dùng chua dịu, thanh mát của bún ốc hay bún riêu cua giúp kích thích vị giác. Ảnh Internet
Với người dân Hà thành, ăn bún ốc còn trở thành nét văn hóa rất riêng vào những ngày đầu năm. Một số quán bún ốc nổi tiếng ở thủ đô như bún ốc Thụy Khuê, bún ốc phủ Tây Hồ, bún ốc Hàng Chai, quán tại Hòe Nhai...
Miến lươn
Bát miến lươn giúp chống ngán sau tết. Ảnh Internet
Bát canh măng miến đã quá quen thuộc trong ngày tết, thì miến lươn lại mang tới cảm giác hoàn toàn mới lạ. Miến làm từ bột dong không chứa nhiều tinh bột, nấu cùng nước dùng xương, ăn kèm lươn khô giòn, điểm với rau răm, hành khô, giá đỗ, tạo nên hương vị rất lạ cho những ngày sau tết.
Thịt luộc bánh tráng
Thịt luộc cuốn bánh tráng có nhiều loại rau xanh hấp dẫn. Ảnh Internet
Bổ xung thực đơn chống ngán ngày tết bằng những món cuốn được nhiều người ưa chuộng. Mỗi chiếc cuốn kèm theo thịt heo quay hoặc luộc, kèm thêm rất nhiều rau xanh cùng lúc, ăn kèm mắm nêm dịu ngọt vừa miệng.
Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của các loại bánh chúng ta thưởng thức hàng ngày không phải ai cũng ....
Theo Dân trí
Loạt món ăn ấm sực, thơm nức mùi cua cho ngày lạnh tê người ở Hà Nội Dù có thịt cua đậm đà hay gạch cua chưng thơm phức, những món cua nóng hổi vẫn khiến người ta không khỏi lưu luyến ngày Hà Nội rét mướt. Để bù lại những ngày "đi muộn" hồi đầu mùa, mùa đông năm nay dường như có nhiều hơn những đợt lạnh tê cóng đôi bàn tay. Nếu đã ăn quá nhiều lẩu...