Những quán bún mọc gà nhất định phải thử ở Hà Nội
Bát bún với những viên mọc tròn đượm vị nấm hương, thịt gà, sườn, măng quyện trong nước dùng ninh từ xương hấp dẫn nhiều thực khách khi đến Hà Nội.
Bún nước là một trong những món ăn có nhiều biến tấu được người Hà Nội ưa chuộng. Món ăn ở mỗi quán lại có những hương vị rất riêng.
Bún gà mọc phố Hàng Ngang
Nói đến bún mọc không thể không nhắc đến quán ăn nằm trên phố Hàng Ngang mà nếu một lần thưởng thức, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi suất ăn đầy đặn, nước dùng trong và rất đậm đà.
Bún mọc gà ăn kèm theo quẩy. Ảnh: Mèo Ngố
Bát bún với những miếng mọc lớn được viên tròn, thơm mùi nấm hương, thịt ngọt và không bở. Điểm xuyết lên màu trắng tinh của bún là những sợi măng khô đã được xào cho ngấm gia vị, ăn rất mềm. Những miếng thịt gà chắc nịch, thịt ngọt đậm mà dai. Món ăn chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cách chế biến nước dùng khiến bát bún mọc càng ăn càng quyến luyến.
Quán thường mở vào buổi chiều, khách ngồi ăn kín trên vỉa hè, giá khoảng 25.000 đồng một bát.
Bún mọc gà Nguyễn Chế Nghĩa
Bạn có thể gọi thêm quẩy giòn để ăn kèm. Ảnh: Lý Vinh
Video đang HOT
Quán nằm trên con phố nhỏ nhưng lúc nào cũng tấp nập khách. Bún mọc gà ở đây từ lâu đã nổi tiếng bởi chất lượng món ăn và giá cả thích hợp với nhiều thực khách.
Nguyên liệu của món bún mọc gà vẫn là bún, những miếng mọc thịt có nấm hương và mộc nhĩ, thịt gà… nhưng ở đây tất cả được trình bày rất hài hòa với thịt gà, măng khô xé nhỏ, giò giòn, dai. Quán rất đông khách vào mỗi buổi sáng, giá mỗi bát khoảng 25.000 đồng.
Quán ăn có thâm niên gần 20 năm từ khi còn ở phố Hàng Hành, sau chuyển về Bảo Khánh với không gian rộng rãi hơn và ngày càng đông khách, nhất là mỗi buổi sáng. Quán nổi tiếng với món bún mọc ngon.
Bát bún mọc đầy đặn với chả quế, giò sống, nấm hương và gà xé đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh: toinayangi
Khác với nhiều quán, bún mọc ăn kèm rất nhiều nguyên liệu như thịt gà, bầu dục, nấm hương, chả quế, giò lụa… Nước dùng cũng được ninh từ xương, được chế với vị rất thơm, thanh. Giá khoảng 30.000 đồng một bát.
Anh Phương
Top thực phẩm Tết "ngậm" hóa chất tuyệt đối chớ đụng đũa
Giò, chả, giò, măng, hạt dẻ cười... đều là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, đó cũng chính là một số thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận.
Trong mâm cơm của mỗi gia đình dịp lễ tết không thể thiếu các món giò chả. Tuy nhiên, món ăn được nhiều người yêu thích này lại là thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận. Ảnh: Youtube.
Nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giò, chả mục đích tạo độ giòn, dai. Hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh: SucKhoeDoiSong.
Hạt dẻ cười hay còn được gọi là "quả hồ trăn", đây là món ăn vặt đắt khách dịp Tết bởi mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng clorin cực độc. Trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo kẽ hạt thấm vào nhân. Ăn thường xuyên, dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi. Ảnh: Internet.
Màu hạt dẻ càng trắng hoá chất tác động vào đó càng nhiều, hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet.
Măng khô là món ăn hầu như có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác.
Theo một số chuyên gia, măng khô không tẩm hóa chất có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.
Miến khô cũng là loại thực phẩm ngày tết có thể chứa nhiều hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Miến khô có phẩm màu làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Hầu hết trên thị trường, bột sắt để "nhuộm" miến có độ tinh khiết rất thấp, chứa nhiều kim loại độc như: chì, thủy ngân và những tạp chất độc hại khác. Những loại chất này khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng như làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Bóng bì cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong ngày Tết của người Việt. Thông thường, bì lợn sống được lọc sạch mỡ, luộc chín tới rồi cạo rửa, sau đó phơi nắng cho khô cứng. Cuối cùng, bì lợn được đưa vào lò nướng nhiệt độ cao để nổ thành bóng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Hoài Thu, BV Thanh Nhàn, thường xuyên ăn bóng bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Cách làm món cá chép om dưa Nhớ ở bài viết làn trước chúng tôi đã hướng dẫn quý vị cách làm món cá chépchiên xù. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị làm món cá chép om tuyệt hảo Hướng dẫn nấu món ngon tại nhà - Cá chép om dưa Cá chép om dưa, một món ăn dường như đã quen thuộc với...