Những quái chiêu trốn thi hành án của nữ phạm nhân
Bơm tinh trùng của nam phạm nhân để có bầu, liên tục mang thai trong lúc được tại ngoại là cách nhiều nữ quái áp dụng để không bị ra pháp trường hay thi hành án tù.
Nữ tử tù mua tinh trùng với giá 50 triệu đồng để mang thai trong trại giam
Ngày 16/2, nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (42 tuổi) chờ thi hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh được xác nhận đang mang thai hơn 25 tuần, dự kiến sinh vào tháng 4 tới. Ngày 6/1, thấy Huệ có biểu hiện khác thường, cán bộ trại giam đưa đi kiểm tra y tế thì việc có thai mới lộ ra.
Tháng 4/2012, Huệ bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. Tại hai cấp xét xử mở năm 2014, cô ta đều bị tuyên án tử hình. Công an Quảng Ninh vào cuộc điều tra xác định, trong quá trình bị giam giữ, muốn không bị thi hành án, Huệ “đặt hợp đồng” nhờ một nam phạm nhân 27 tuổi “giúp có thai” với giá 50 triệu đồng.
Trong tháng 8/2015, người này đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon, kèm theo bơm tiêm và để vào nơi Huệ sắp đặt trước. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ đã lấy và bơm vào tử cung của mình.
Đánh giá về việc nữ tử tù tự thụ tinh tinh trùng mua của phạm nhân, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền (Phó giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội) cho rằng để làm được việc này Huệ phải là người am hiểu về việc sinh sản. Bởi cô ta phải dự đoán chính xác được ngày rụng trứng, biết về phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
Theo bác sĩ, tinh trùng được bơm vào tử cung người phụ nữ khoảng 6 tiếng đồng hồ thì số lượng tinh binh vẫn khỏe mạnh. Sau khoảng 12 giờ, số lượng tinh binh còn khoảng 5/6 và qua khoảng 36 tiếng còn lại 1/4, sau 3 ngày thì thường số lượng tinh binh yếu và giảm dần theo thời gian. Một số trường hợp ngoại lệ tinh trùng khỏe mạnh vẫn sống sót kỳ diệu, cuối cùng chỉ có một tinh binh khỏe mạnh nhất kết hợp được với trứng và thụ thai. Khả năng sống của tinh trùng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng tinh trùng và môi trường bảo quản…
Nữ tử tù 5 lần được mở cửa buồng biệt giam cho quan hệ tình dục
Phạm nhân Nguyễn Thị Oanh
10 năm trước, Nguyễn Thị Oanh lúc đó 39 tuổi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án tử hình về hành vi vận chuyển 20 bánh ma túy… Trong thời gian biệt giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình chờ ra pháp trường, ngày 19/9/2006, Oanh bị phát hiện “bỗng dưng” mang thai hơn 11 tuần.
Nhà chức trách vào cuộc xác định, Oanh được cán bộ quản giáo Nguyễn Thuyên và chiến sĩ Bùi Văn Quyết 5 lần mở cửa buồng biệt giam tạo điều kiện để quan hệ tình dục với phạm nhân Nguyễn Trường Thiên. Điều này dẫn đến việc Oanh có thai.
Do giúp sức cho nữ tử tù mang bầu, hai quản giáo Nguyễn Thuyên và Bùi Văn Quyết bị tuyên án lần lượt 60 và 42 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đứa trẻ do Oanh sinh ra được nhà chức trách lấy mẫu giám định ADN để xác định cha. Oanh thoát án tử hình.
Nữ phạm nhân có thai nhờ chai tinh trùng đặt ở lỗ thông gió
Tháng 2/2005, Trần Thị Hương bị bắt do mua bán hơn 2 bánh heroin. Do hành vi phạm tội nghiêm trọng nên ngay sau đó, Hương bị biệt giam tại trại tạm giam Chí Hòa. Thế nhưng 7 tháng sau đó, Hương “đột nhiên” có bầu và ngày 6/6/2006 hạ sinh một bé trai kháu khỉnh.
Video đang HOT
Tác giả của cháu bé vẫn chưa được làm rõ nhưng không phải là của chồng Hương vì lúc này anh ta còn đang phải thi hành án ở tại trại giam Xuân Lộc cũng về hành vi buôn bán ma túy.
Hương khai đã xin tinh trùng của một bị án khác đang thi hành án ở buồng giam kế bên. Bị án này đã đựng tinh trùng vào một lọ thuốc và đưa qua lỗ thông gió cho Hương. Hương đã tự “thụ tinh nhân tạo” và kết quả là đứa trẻ 3,3kg được sinh ra tại Bệnh viện Trưng Vương.
Kiều nữ liên tục mang bầu để trốn thi hành án
Phạm Thị Vân (38 tuổi ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) sớm ăn chơi đua đòi, sinh con từ khi mới 19 tuổi. Tháng 3/2005, Vân và người tình bị Công an Quảng Nam bắt khi đang bán lẻ ma túy. Lĩnh 9 năm tù nhưng do đang mang thai, Vân được cho về nhà để sinh con.
Lợi dụng chính sách nhân đạo này, Vân lên kế hoạch “sống chung với mang thai và ma túy”. Trong thời gian tại ngoại, Vân vẫn mua bán ma túy, kiếm người tình mới và lại có bầu mỗi khi con gần 36 tháng tuổi – thời điểm người mẹ không còn được miễn thi hành án. Tổng cộng, cô ta có 4 người con.
Tháng 7/2011, chưa hết thời gian ở cữ, sau chuyến giao dịch với một ông trùm ma túy, cô ta bị bắt quả tang, phải lĩnh án 27 năm tù.
Đẻ liên tục 4 con để trốn thi hành án
Đặng Thị Mỹ (sinh năm 1976, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An) sớm lao vào con đường ma túy vì lười lao động.
Năm 2000, khi đứa con đầu lòng tròn 36 tháng tuổi, Mỹ nhận bản án 5 năm 6 tháng tù. Do cải tạo tốt, được tha tù trước thời hạn về nhà chăm con song Mỹ vẫn “ngựa quen đường cũ”, sau lần đó liên tục mang bầu để trốn thi hành án. Cứ con chuẩn bị tròn 3 tuổi thì Mỹ lại mang bầu.
Ba năm trước, khi bị bắt quả tang, Mỹ không hoảng sợ khi đối mặt điều tra viên vì biết rằng lại thoát thi hành án vì đang nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi…
Điều 40 Bộ luật hình sự quy định:
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Điều 67 Bộ luật Hình sự quy định:
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
Theo Hải Bình
Theo_VOV
Đêm tự do đầu tiên của "người tù hai thế kỷ" Huỳnh Văn Nén
Rời trại giam vào chiều 22/10 sau 18 năm ngồi tù, ông Huỳnh Văn Nén đã có một đêm trắng để tận hưởng những phút tự do đầu tiên bên người thân.
Một thế giới khác
Theo hồ sơ vụ án, ông Huỳnh Văn Nén (ngụ xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị bắt ngày 17/5/1998 vì tình nghi giết bà Lê Thị Bông (ngụ cùng xã) để cướp tài sản. Đến ngày 31/8/2000, TAND tỉnh Bình Thuận xử phạt ông mức án tù chung thân về tội "giết người".
Ngày 12/11/2014, TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án sơ thẩm ngày 31/8/2000, trả hồ sơ về điều tra lại. Sau đó, Công an Bình thuận đã tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra lại, nhiều lần ra lệnh tạm giam đối với ông Nén để điều tra.
Đêm đầu tiên đoàn tụ với gia đình của ông Huỳnh Văn Nén
Theo các luật sư tham gia bào chữa cho ông Nén, trong thời gian điều tra lại 10 tháng qua, cơ quan điều tra không tìm được bằng chứng nào kết tội, ông Nén vẫn kêu oan nên đến ngày 22/10 đã được cho tại ngoại. Như vậy, tính đến ngày 22/10, ông đã ngồi tù hơn 17 năm 5 tháng.
Rời trại tạm giam của Công an tỉnh Bình Thuận từ 17h30 ngày 22/10, đến gần 23h đêm ông Nén mới về tới nhà. Đến tận 1 - 2 giờ sáng 23/10, nhà ông Nén vẫn sáng đèn để tiếp khách khứa, người thân đến chia vui. Nhìn quê hương bản quán, hàng xóm láng giềng mà ông lạ lẫm vô cùng.
Ông tâm sự: "18 năm, ngày tôi mới bị bắt và đi trại, đường về nhà chủ yếu là đường đất, giờ đường được trải nhựa hết rồi. Nhà cửa, khung cảnh cũng khác, nên tôi không thể nhận ra. Có khi, giờ mà đi ra đường tôi còn bị lạc!".
Đường từ trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Bình Thuận tại Phan Thiết về nhà ông ở xã Tân Minh chỉ hơn 60km, nhưng đấy là con đường nhớ nhớ quên quên đối với ông. Ông nói: "Đi trên đường quốc lộ thì có chỗ tôi còn nhớ, nhưng khi xe bắt đầu rẽ vào đường thôn thì tôi không còn nhận ra".
18 năm, khoảng thời gian đủ dài để không chỉ cảnh vật mà con người cũng thay đổi. Quãng thời gian đằng đẵng sống trong trại cũng khiến "người tù hai thế kỷ" quên mất cả năm sinh của con mình. Ông nhìn 3 đứa con trai Thành Công, Thành Lượng và Thành Phát, chỉ từng đứa kể năm sinh, nhưng toàn... kể nhầm.
Ông Nén chỉ cậu út Huỳnh Thành Phát mà than: "Ngày tôi mới bị bắt, nó còn nhỏ xíu, giờ nó lớn hẳn rồi kìa". Cậu út cũng bùi ngùi chia sẻ, ngày ba cậu bị bắt, cậu chưa đủ nhận thức để biết chuyện gì đang xảy ra, vì năm đó mới 3 tuổi. Giờ thoắt cái 18 năm đã qua, ba cậu giờ khác, già hơn nhiều so với ký ức của cậu.
Vẫn chưa tin mình đang được tại ngoại
Ông Nén bộc bạch: "Cho đến tận chiều 22/10, tôi cũng chưa biết mình sẽ được tại ngoại. Khoảng 4h20 chiều (các phạm nhân thường đoán giờ thông qua tiếng kẻng của trại, chứ không có đồng hồ - PV), có một anh bạn tù kêu tôi thu dọn đồ đạc, quần áo. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng mình sẽ được chuyển trại vì điều này khá quen thuộc với tôi 18 năm nay, chứ cũng không hề nghĩ rằng mình được thả. Phải đến vài chục phút sau, khi được cán bộ báo là chuẩn bị được về nhà, tôi như ù tai vì không tin rằng mình sắp được tại ngoại!".
Đến bây giờ ông Nén vẫn không tin mình được tại ngoại
Những bước chân đầu tiên mà ông Huỳnh Văn Nén bước ra khỏi cánh cửa trại tạm giam là những bước chân lâng lâng, không tin vào cảm giác của chính mình. "Người tù hai thế kỷ" bước mấy bước ra khỏi cổng trại tạm giam mà như muốn quỵ gối vì không quen. Phải đến khi được ông Nguyễn Thận - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh, người giúp đỡ ông Nén kêu oan, đỡ tay, ông mới lấy lại được thăng bằng.
"Tôi không tin rằng khung cảnh và những gì đang diễn ra với mình lúc này là sự thật. Ở trong trại, tôi thèm ăn nhiều thứ lắm, nhưng đến lúc người nhà dắt vào nhà hàng, hỏi tôi thèm ăn gì thì tôi lại không nhớ nổi, rồi cũng chẳng buồn ăn, cũng không biết là mình muốn gì!" - ông Nén bần thần kể.
Khoảng 23h đêm 22/10, ông Nén mới về đến nhà tại thị trấn Tân Minh. Cho đến lúc đặt chân vào nhà, "người tù hai thế kỷ" vẫn chưa hết cảm giác lâng lâng. Ngồi trong nhà, ông liên tục đốt thuốc và nhấp từng ngụm trà đậm đặc, bù cho những ngày tháng thèm thuốc đến khô cả cổ trong những ngày ở trong trại.
Cảm xúc của người đàn ông đã trải qua gần 1/3 đời người ở trong tù này cũng thay đổi liên tục. Có lúc ông trầm ngâm khá lâu, ánh mắt sâu lắng nhìn về nơi xa xăm. Có lúc ông lại cười mỉm, rồi bật thành tiếng một mình vì vẫn chưa tin những gì đang diễn ra.
Ông bảo: "18 năm vừa rồi, tôi coi như mình bỏ nhà đi bộ đội cho nhẹ lòng. Tôi chưa bao giờ thừa nhận mình phạm tội. Tôi kiên quyết đến mức những năm sau này, các cán bộ cũng không còn hỏi tôi về chuyện đã xảy ra nữa!"./.
Theo Trọng Vũ
Theo_VOV
Nữ tử tù mang thai: Dở khóc, dở cười những pha "vượt rào" trong chốn biệt giam Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ vừa được phát hiện mang thai trong Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh khiến dư luận rúng động. Trước đó, có những chuyện tương tự đã từng xảy ra ở chốn biệt giam. Nữ tử tù tự bơm tinh trùng vào cơ thể Chiều ngày 16/2, Công an tỉnh Quảng Ninh chính thức có thông...