4 trường hợp cần phải xử lý ngay khi Bộ Luật Hình sự 2015 thông qua
Ngày 27/12/2015 Quốc hội khóa XIII , kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ Luật Hình sự (BLHS). Đặc biệt, Nghị quyết quy định 04 trường hợp cần phải xử lý ngay kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố (tức là từ ngày 09/12/2015).Đó là những trường hợp nào?
Nghị quyết số 109/2015/QH13 quy định cụ thể về việc áp dụng BLHS, trong đó xác định rõ quy định nào được áp dụng hồi tố, quy định nào không được áp dụng hồi tố, đồng thời đưa ra những quy định chuyển tiếp để xử lý đối với những trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trước ngày BLHS có hiệu lực thi hành (01/07/2016) nhưng sau ngày này mới bị phát hiện hoặc vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành án, đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án hoặc đã chấp hành xong bản án.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, Nghị quyết quy định 04 trường hợp cần phải xử lý ngay kể từ ngày BLHS năm 2015 được công bố (tức là từ ngày 09/12/2015). Đó là:
Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Đối với những người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng chưa thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành nữa và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về những tội phạm không được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 và tại các điểm b, c khoản 2 Điều 14 của BLHS năm 2015. Trong hai trường hợp này, nếu vụ án đã được khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trong trường hợp người đó đã bị kết án và đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ thi hành án, thì họ được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; nếu người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn thi hành án, thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Trong trường hợp này, những người đã chấp hành xong hình phạt; người được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc phần hình phạt còn lại đương nhiên được xóa án tích.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 109/2015/QH13 đã giao trách nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tổ chức triển khai thi hành BLHS.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Kịch tính vụ án "cái đá chân mang tội giết người"
Trải qua cuộc tranh luận kịch tính tại phiên tòa, vụ án "cái đá chân mang tội giết người" đã có cái kết thay đổi khá "chóng mặt".
Một bị cáo đã được giải cái án "giết người" và giảm hình phạt từ 7 năm tù giam xuống 18 tháng tù cho hưởng án treo.
Đó là vụ án giết người trong lúc bắt trộm xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào năm 2012. Bị cáo gồm Nguyễn Văn Nhâm, Lưu Văn Long và Nguyễn Đình Yên, người bị hại là anh Nguyễn Văn Tuấn (đã chết).
Cấp sơ thẩm tuyên 3 "thanh niên làng" tội giết người với các mức hình phạt lần lượt như sau: bị cáo Nguyễn Văn Nhâm 12 năm tù giam, bị cáo Lưu Văn Long 11 năm tù giam, bị cáo Nguyễn Đình Yên 7 năm tù giam.
Trước đó, tòa án cấp cao cũng đã có hai lần hoãn xét xử để làm rõ thêm nhiều tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án này. Hôm qua (12/1/2016), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm xét kháng cáo của 2 bị cáo Lưu Văn Long và Nguyễn Đình Yên.
Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm vụ án "cái đá chân mang tội giết người".
Theo cáo trạng tại phiên sơ thẩm của VKSND thành phố Hà Nội, nội dung vụ án được diễn giải như sau, trưa ngày 4/11/2012, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Nguyên (xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn) và Nguyễn Văn Quỳnh (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn) khi đi đến thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn thì phát hiện một chiếc xe máy Dream II dựng ở trước sân Nhà văn hóa thôn Đô Lương nên bàn nhau tìm cách phá khóa, lấy trộm.
Phát hiện có kẻ trộm, chủ xe đã tri hô mọi người đuổi theo bắt trộm. Lưu Văn Long (SN 1979) cùng một số thanh niên khác trong thôn đang ngồi uống nước gần đó chạy ra đuổi bắt nhưng vì trộm bỏ chạy bằng xe máy nên không đuổi kịp.
Thấy vậy Long gọi điện báo cho Nguyễn Đình Yên (SN 1981), lúc bấy giờ đang ngồi ở quán cắt tóc cạnh nhà biết hướng trộm chạy để ra chặn đón.
Nguyễn Văn Nhâm (SN 1992) đang ngồi chơi cùng với Yên nghe thấy vậy liền vội vã chạy đến ngã 3 thôn Đô Lương để chặn đón trộm. Sau khi bị chặn đón đầu tại ngã 3 thôn Đô Lương, các đối tượng trộm cắp đã bỏ xe máy lại bỏ chạy.
Do không quen đường nên khi bị đuổi đến khu vực núi Gốc Thông (thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn), 3 đối tượng Tuấn, Nguyên, Quỳnh bỏ xe máy lại chân đồi rồi mỗi người một hướng chạy lên đồi chè lẩn trốn.
Khoảng 15h30 cùng ngày, Long phát hiện ra nơi Tuấn ẩn náu liền tri hô mọi người đuổi bắt. Thấy vậy, Nhâm liền nhặt ở bên đường một thanh gỗ (dài 80cm, rộng 5cm và dày 2cm) chạy đón đầu Tuấn rồi dùng thanh gỗ vụt mạnh 1 cái vào mặt làm Tuấn ngã xuống.
Sau khi Tuấn vùng dậy và xô ngã Nhâm với ý định bỏ trốn, Nhâm đã tiếp tục vụt thêm 2 cái nữa vào đầu Tuấn. Long dùng tay chân đánh Tuấn 2-3 cái vào vai và lưng.
Nghe tin, một số thanh niên trong thôn bắt được trộm xe máy, anh Phạm Văn An cùng một Phó trưởng Công an xã vội vã chạy đến. Thấy Tuấn đang ngồi ôm đầu ở ven luống chè, liền kéo Tuấn dậy và dẫn giải về trụ sở Nhà văn hóa. Bất ngờ lúc này, Yên từ đâu chạy đến và dùng chân đá vào ống chân anh Tuấn một cái.
Hai đối tượng trộm xe máy còn lại là Nguyên và Quỳnh khi chạy vào nhà dân để trốn thì bị mọi người bắt được và dẫn giải ra Nhà văn hóa để bàn giao cho cơ quan công an. Phát hiện thấy ba tên trộm đều bị thương nên công an đã đưa vào Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn để cấp cứu.
Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên ngày hôm sau Tuấn đã tử vong. Kết luận giám định cho biết Tuấn tử vong do giập não, tụ máu dưới màng cứng, tụt hạnh nhân tiểu não do chấn thương.
Công an huyện Sóc Sơn khởi tố, điều tra vụ án này về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3, Điều 104 Bộ luật hình sự.
Trong quá trình xét xử, TAND huyện Sóc Sơn quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung và cơ quan điều tra đã quyết định chuyển tội danh, khởi tố các bị cáo về tội giết người theo quy định tại khoản 2, Điều 93 Bộ luật Hình sự.
TAND thành phố Hà Nội cũng đã xét xử sơ thẩm các bị cáo về tội giết người, trả hồ sơ vụ án nhiều lần để yêu cầu điều tra bổ sung và đến ngày 24/9/2014, TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Nhâm 12 năm tù giam, bị cáo Lưu Văn Long 11 năm tù giam, bị cáo Nguyễn Đình Yên 7 năm tù giam cùng về tội giết người.
Sau phiên tòa ở cấp sơ thẩm, các bị cáo Yên, Long kháng cáo kêu oan. Tại phiên phúc thẩm, các bị cáo vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
Luật sư Đặng Văn Cường, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Yên.
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, qua phần xét hỏi, tranh luận quyết liệt giữa người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Yên (Luật sư Đặng Văn Cường và các luật sư Văn phòng Chính Pháp) với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Phần tranh luận đã làm rõ tình tiết quan trọng của vụ án là bị cáo Nguyễn Đình Yên không bàn bạc, xúi giục, không giúp sức Long và Nhâm đánh Tuấn.
Thời điểm Nhâm và Long khống chế, đánh và bắt được Tuấn thì Yên không chứng kiến, không tham gia. Nhâm và Long đánh Tuấn thế nào, đánh vào đâu thì Yên không biết. Yên chỉ có hành vi là đá một cái vào chân của Tuấn khi Tuấn đã bị bắt giữ và đang dẫn đi giao nộp cho công an.
Hành vi của Yên không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm với Long và Nhâm về tội giết người. Yên chỉ có một hành vi là đá vào chân Tuấn khi hành vi phạm tội của Long và Nhâm đã hoàn thành.
Vì vậy, các luật sư đề nghị tòa án xem xét tội danh giết người với Yên như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên là không đúng pháp luật. Đề nghị không xử lý bị cáo Nguyễn Đình Yên về tội danh này. Hành vi của Yên không gây ra thương tích cho Tuấn (theo kết luận giám định pháp y) nên cũng không thể xử lý Yên về tội cố ý gây thương tích.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị xét xử Nguyễn Đình Yên về tội danh khác là tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (trước đó Nguyễn Đình Yên đã bị tạm giam 3 tháng).
Sau khi đại diện VKSND đề nghị chuyển tội danh cho bị cáo Yên, Luật sư Đặng Văn Cường tiếp tục "phản pháo" cho rằng, hành vi của bị cáo Yên đá vào chân Tuấn không làm "ách tắc giao thông 2 giờ; không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan nhà nước; không gây hậu quả xấu cho xã hội..." nên không được cho là hậu quả "nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự. Do vậy, hành vi của Yên không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh này.
Hành vi của bị cáo Yên không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả chết người là do hành vi trước đó của hai bị cáo khác gây nên vì vậy không thể xử lý bị cáo Yên về tội gây rối trật tự công cộng.
Ngoài ra, các luật sư cũng chỉ ra nhiều vi phạm tố tụng của tòa án cấp sơ thẩm và sự không thống nhất của các hồ sư vụ án. Chẳng hạn, về thời điểm và địa điểm chết của bị hại có nhiều địa điểm, thời gian khác nhau. Mặt khác, kết luận giám định căn cứ vào văn bản không có trong hồ sơ....
Sau khi xem xét, 15h chiều cùng ngày, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên bị cáo Nguyễn Đình Yên không phạm tội giết người theo điều 93 BLHS như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên trước đó nhưng phạm tội gây rối trật tự công cộng với mức án 18 tháng (án treo). Bị cáo Lưu Văn Long bị tuyên giữ nguyên về tội danh giết người nhưng được giảm về mức án (từ 11 năm xuống 7 năm tù).
Theo báo Infonet
Theo_Người Đưa Tin
Chủ đầu tư đề nghị xử lý hình sự 10 cư dân Era Town Công ty Đức Khải vừa gửi đơn đề nghị xử lý một số người dân trong khu chung cư Era Town (TP HCM) theo Điều 122 Bộ luật Hình sự vì làm ảnh hưởng đến "uy tín, doanh thu" của họ. Cuối tháng 12/2015, Công ty Đức Khải có văn bản gửi Công an TP HCM và UBND quận 7 đề nghị xử...