Những quả trứng ‘độc nhất vô nhị’
Hãy cùng thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hình quả trứng độc đáo.
>> Chùm ảnh: “Tình cờ”
>> Bé trai 4 tuổi &’mang bầu’
>> Ngắm màn chào hỏi của động vật
Trứng được trang trí bằng mũi khoan
Franc Grom đã tạo ra hàng trăm quả trứng kì diệu chỉ với một mũi khoan điện. Mỗi vỏ quả trứng mảnh mai dễ vỡ này được khoan từ 2.500 cho đến 3.500 lỗ để tạo nên những hình thù độc đáo có một không hai.
Các tác phẩm của Grom được truyền cảm hứng từ những kiến trúc Slovenia. Ông kiên trì, tỉ mỉ tạo ra những quả trứng độc đáo này. Có những lúc ông đã đục đến hơn 17.000 lỗ trên một vỏ trứng!
Bảo tàng nghệ thuật trứng
Trang trí những quả trứng Phục sinh không chỉ danh cho trẻ con. Một vài quả trứng được trưng bày trong các bảo tàng như Bảo tàng Trứng nằm ở Moldovia, Bucovina. Những tác phẩm làm bằng tay này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đình. Sự khác biệt về màu sắc và họa tiết trang trí phụ thuộc vào ngôi làng Bucovina nào mà chúng được tạo ra.
Những quả trứng Phục sinh này được trang trí bởi Lucia Condrea.
Video đang HOT
Thành phố trứng
Chỉ cần nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy được người nghệ sĩ này phải mất bao nhiêu công sức và sự kiên trì để có thế chồng hết chỗ trứng đó lên thành một tác phẩm hoành tráng như thế này. “Thành phố Trứng” này được xây dựng cho một triển lãm cấp tiến ở Bảo tàng Groninger ở Groningen, Hà Lan. Tư tưởng cấp tiến ở đây thể hiện ở những thí nghiệm, những đổi mới, đẩy lùi những thứ mà chúng ta có thể nghĩ tới. Bảo tàng Groningen được biến thành “Đế chế Trung Hoa thu nhỏ”.
Quả trứng Phục sinh lớn nhất thế giới
Quả trứng phục sinh lớn nhất thế giới hay còn gọi là &’Pysanka,” được xây dựng vào năm 1975 ở Vegreville, Canada. Vỏ ngoài bằng nhôm của nó nặng tới gần 910kg. Pysanka là một bức tranh ghép hình có chứa 524 họa tiết hình ngôi sao, 2.206 tam giác đều, 3.512 mặt nhìn thấy được, 6.978 hạt và bu lông, và 177 thanh chống nội bộ. Nó có chiều dài 25,7 feet (7,83m), rộng 18,3 feet (5,58m), và đứng cao 31,6 feet (9,63m).
Cửa sổ hình quả trứng ở ngôi nhà thiết kế bởi kiến trúc sư đại tài Antoni Gaudí
Casa Batlló nằm ở Barcelona, Tây Ban Nha là một ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh Antoni Gaudí, người nổi tiếng bởi những tác phẩm được ví như là “kiến trúc của Chúa” của ông . Nó có những khung cửa sổ hình quả trứng và những ban công Juliet. Tòa nhà này đã được công nhận bởi UNESCO là di sản thế giới.
Blob VB3
Không gian sống di động mang hình dáng của một quả trứng độc đáo này có tên gọi là Blob VB3. Nó có một nhà tắm, một bếp, những ngăn chứa đồ và thậm chí là một ngăn dành cho việc ngủ. Khi phần đầu của “quả trứng” được mở, nó có thể được dùng như là cái hiên nhà. Phải mất 18 tháng để hòan thành “quả trứng” này, chủ yếu từ polyester. Ngôi nhà này có thể dễ dàng di chuyển. Nơi đây có thể được sử dụng như một văn phòng, một ngôi nhà vườn hay một phòng khách.
Tòa thị chính thành phố Luân Đôn
Tòa thị chính Luân Đôn nằm ở bờ nam sông Thames. Hình dạng giống trứng khác thường của nó dùng để giảm diện tích bề mặt và tăng hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng tự nhiên (mặt trời). Bên trong tòa nhà cao 10 tầng này là một cầu thang xoắn cao gần 500m đi thằng lên khu trưng bày và phòng họp gọi là “Phòng khách của Luân Đôn” (London’s Living Room.)
Tòa nhà Dưa chuột (Gherkin) sau tháp Luân đôn
Tòa nhà chọc trời Gherkin cũng nằm ở Luân đôn. Được thiết kế bởi Norman Foster và xây dựng bởi Skanska, Gherkin có 40 tầng và cao hơn 180,1m. Để tiết kiệm năng lượng, tòa nhà có hình dạng bất thường này kết hợp hiệu ứng ốp kính kép. Nó có những khoảng trống trong mỗi tầng để tạo ra sáu trục, hoặc ống khói, đặt bẫy không khí giữa hai lớp kính để ngăn cách các không gian văn phòng.
Thành phố của Nghệ thuật và Khoa học (City Of Arts And Sciences)
Thành phố của Nghệ thuật và Khoa học nằm ở Valencia, Tây Ban Nha, là một khu phức hợp giải trí hình quả trứng độc đáo cả về mặt văn hóa và kiến trúc. Khu liên hiệp này có những của sổ và sàn đều làm bằng kính. Nó có một phòng chiếu phim, một phòng mô phỏng không gian vũ trụ, một phòng dành cho các hiệu ứng ánh sáng laser… trên diện tích gần 1.300m2 mặt sàn trải trên ba tầng của khu này.
Tòa nhà quả trứng ở Trung Quốc
Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Quốc gia Trung Hoa, còn được biết đến với cái tên Quả Trứng (The Egg), là một nhà hát bằng kính và titan có diện tích gần 12.000m2 ở thủ đô Bắc Kinh. Phía ngoài của nhà hát phủ hơn 18.000 tấm titan và hơn 1.000 tấm kính siêu trắng và một loại kính có chứa ít sắt, có tốc độ truyền dẫn ánh sáng cao. Nhà hát này tiêu tốn 468,7 triệu đô la để hòan thành. Nó có thể chứa được 5.452 người ở 3 phòng lớn: Nhà hát Opera, Hội Trường, và Nhà Hát.
Công trình này trông giống như một quả trứng đang nổi trên mặt nước của một hồ nhân tạo bao quanh nó. Hành lang của tòa nhà nằm bên dưới hồ, nhưng với trần nhà bằng kính lớn, ánh sáng chiếu qua mặt nước hồ có thể tạo cho du khách một trải nghiệm lý thú. The Egg được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu. Buổi hòa nhạc đầu tiên được tổ chức ở đây vào năm 2007.
Cybertecture Egg
Cybertecture Egg nằm ở Mumbai, Ấn Độ được dự định hòan thành vào năm nay. Với hình dáng quả trứng, công trình giảm bớt 10-20% diện tích bề mặt hơn các công trình thông thường. Tòa nhà cao 13 tầng này sẽ sử dụng các tấm quang điện mặt trời và turbine gió trên nóc để tạo ra điện một chiều. Tòa nhà dạng quả trứng có hiện tích 32000m2 này là sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên vật liệu mới về môi trường, công nghệ, truyền thông đa phương tiện, trí thông minh nhân tạo và tính tương tác.
Theo Bưu Điện Việt Nam