Những phương pháp làm chậm ngày ‘đèn đỏ’ tuyệt đối không nên thử
Biện pháp làm chậm ngày ‘đèn đỏ’ được các XX tận dụng để có thể thoải mái tung tăng theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, nếu thực hiện chúng thường xuyên hoặc sai cách sẽ gây ra những nguy hại khôn lường.
Đặc biệt, dưới đây là những phương pháp nên tuyệt đối tránh thử để không gây nguy hại cho sức khỏe.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày
Một trong những biện pháp phổ biến giúp làm chậm ngày ‘đèn đỏ’ đó chính là dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng chúng thường xuyên và có thể gặp phải những tác dụng phụ. Do đó, bạn chỉ nên dùng chúng khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ăn kiêng trong thời gian dài
Giảm cân đột ngột có thể làm thay đổi nội tiết tố khiến kì ‘đèn đỏ’ bị đảo lộn và đến chậm hơn. Thói quen này có thể đem lại kết quả không như ý muốn, thậm chí còn đặc biệt gây hại sức khỏe. Việc ăn kiêng liên tục làm cơ thể bị thiếu dưỡng chất gây: mệt mỏi, chán ăn hay rối loạn nội tiết tố. Bạn không nên lạm dụng cách làm này nếu không muốn sức khỏe xuống cấp nghiêm trọng.
Luyện tập thể thao cường độ cao liên tục
Video đang HOT
Nhiều người nghĩ rằng việc tập luyện với cường độ cao sẽ giúp làm thay đổi nhịp độ sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm rối loạn chu kì kinh nguyệt thay vì đến dúng lúc mà bạn mong muốn. Tập luyện mạnh liên tục còn khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây mất sức hay ngất xỉu nữa đấy!
Uống cà phê
Uống cà phê có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và gây rối loạn nội tiết. Dù có thể khiến kì ‘đèn đỏ’ biến đổi nhưng thói quen này lại gây ra vô số những tác hại. Dùng quá nhiều đồ uống chứa caffein sẽ làm kinh nguyệt bị rối loạn, ảnh hưởng tiêu hoá hay gây mất ngủ. Do vậy, đây không phải là một gợi ý tốt nếu bạn muốn điều chỉnh chu kì đèn đỏ đâu nhé!
Đây là loại nguyên liệu được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm. chúng được truyền tai với công dụng làm chậm kinh nguyệt trong khoảng nhiều giờ đồng hồ. Nhưng ngược lại, loại nguyên liệu này lại tiềm ẩn các nguy cơ như ngộ độc thực phẩm do xuất xứ không rõ ràng. Hơn nữa, chúng còn có thể chứa những tạp chất kim loại, phẩm màu, phụ gia công nghiệp làm tăng nguy cơ ung thư nếu tích tụ lâu dài.
Theo Xuân Xù/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Dời ngày 'đèn đỏ' bằng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hoóc-môn sinh dục nữ, có thể khiến trứng không rụng.
Hỏi:
- Tôi chuẩn bị kết hôn nhưng ngày cưới lại trùng vào kỳ kinh nguyệt. Tôi có tham khảo trên mạng và được biết dùng thuốc tránh thai hàng ngày trước kỳ kinh khoảng 3-4 ngày có thể làm lùi ngày có kinh, đến khi nào muốn có kinh lại thì dừng thuốc. Bác sĩ cho hỏi cách này có đúng không? Nếu dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng đến sự sinh sản sau này không?
(Trần Kiều - 26 tuổi).
Trả lời:
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt. Ảnh: Womenshealthmag.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu - Bệnh viện Đa khoa Medlatec - tư vấn:
- Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa 2 loại hoóc-môn sinh dục nữ: estrogen và progesterone. Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hoóc-môn sinh dục nữ giúp bạn duy trì lượng hoóc-môn trong cơ thể làm trứng không rụng. Đồng thời, thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng được thụ tinh không thể làm tổ.
Thuốc còn làm đặc chất dịch nút CTC để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Để tỷ lệ tránh thai được cao và hạn chế tác dụng phụ của thuốc (rong kinh, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, trứng cá, thay đổi tâm trạng), bạn cần dùng thuốc đúng nguyên tắc:
1. Uống thuốc từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh.
2. Mỗi ngày uống một viên.
3. Uống vào một giờ nhất định.
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt, đặc biệt trong một số trường hợp các bạn gái muốn lùi ngày kinh và cách dùng như sau:
1. Nếu hiện tại bạn đang dùng thuốc tránh thai thì khi hết vỉ thuốc, bạn có thể dùng thêm thuốc khoảng 7 ngày, sau đó mới dừng thuốc.
2. Nếu bạn đang không dùng thuốc tránh thai thì có thể bắt đầu uống mỗi ngày 1 viên và uống trước 3 ngày so với ngày hành kinh dự kiến. Để thận trọng hơn, trong 7 ngày đầu nên uống 2 viên/ngày, sau đó rút xuống 1 viên để ttránh bị hành kinh nhiều sau ngừng thuốc.
Việc hạ liều thuốc nửa chừng như vậy cũng có thể gây chảy máu, khi đó lại tăng liều 2 viên/ngày. Tuy nhiên không nên duy trì liều 2 viên quá 14 ngày vì dễ gây hành kinh nhiều khi ngừng thuốc.
Sau ngừng thuốc khoảng 2-3 ngày, hành kinh sẽ trở lại. Nếu uống dài ngày, bạn có thể bị rong kinh khi ngừng thuốc.
Theo Hà Quyên (ghi)/News.zing.vn
Cách giảm bớt cơn đau 'ngày đèn đỏ' Chườm ấm, tập kegel hoặc yoga, mát-xa nhẹ nhàng, uống nhiều nước, dùng thuốc... có thể giảm bớt cơn đau ngày đèn đỏ. Chứng đau bụng ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu cho nữ giới tuổi dậy thì, mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày (học tập, làm việc, vui chơi, thể thao...). Tuy nhiên, do tâm lý...