Những phương pháp giúp kiểm tra gan có còn hoạt động tốt
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng bậc nhất, bởi nó tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể.
Gan có vai trò gì với cơ thể?
Những hoạt động giúp duy trì sự sinh tồn của cơ thể mà gan có tham gia vào gồm có:
- Tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, điều chỉnh lượng chất béo, vitamin, khoáng chất vi lượng và chất đường mà cơ thể cần.
- Sản xuất các chất cần cho hoạt động của não, tủy sống, sản xuất và bài tiết cholesterol, kiểm soát sự đông máu.
- Sản xuất ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn, giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
- Lưu trữ các chất quan trọng có thể nuôi sống cơ thể để cung cấp lại cho cơ thể vào những thời điểm cần thiết.
- Giải độc cơ thể bằng cách bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Gan hoạt động tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh, chức năng lọc máu sẽ hoạt động tốt hơn. Điều này sẽ đem lại lợi ích cho các bộ phận khác của cơ thể.
Video đang HOT
Các xét nghiệm sinh hóa giúp kiểm tra chức năng gan
Theo Hội gan mật Việt Nam, để kiểm tra chức năng tổng hợp sinh học của gan, có thể thực hiện các xét nghiệm sinh hóa thường quy như: Protein, Albumin, Globulin, Prothrombin… Cụ thể:
Xét nghiệm Protein toàn phần đo lượng Albumin và Globulin có trong phần huyết thanh của máu. Phần lớn các protein huyết thanh được tổng hợp từ gan. Bình thường protein huyết thanh giao động trong khoảng 60-80 g/l. Xét nghiệm protein toàn phần có thể giúp chẩn đoán bệnh gan và thận và một số các bệnh lý khác.
Xét nghiệm Albumin huyết thanh
Gan là nơi duy nhất tổng hợp Albumin cho cơ thể. Albumin duy trì áp lực keo trong lòng mạch và là chất vận chuyển các chất trong máu, đặc biệt là thuốc. Bình thường Albumin ở ngưỡng 35-55 g/l.
Lượng Albumin máu chỉ giảm trong các bệnh gan mạn tính (xơ gan) hoặc khi tổn thương gan rất nặng. Ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng Albumin giảm còn do bị thoát vào trong dịch cổ trướng (báng bụng). Ngoài ra còn gặp trong suy dinh dưỡng hoặc bị mất Albumin bất thường qua đường tiểu (hội chứng thận hư) hoặc qua đường tiêu hóa (viêm đại tràng mạn).
Xét nghiệm Globulin huyết thanh
Globulin huyết thanh được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình thường Globulin ở mức 20 – 35 g/l. Trong xơ gan, Globulin tăng cao. Ngoài ra, kiểu tăng của các loại Globulin cũng có thể gợi ý đến một số bệnh gan đặc biệt, ví dụ IgG tăng trong viêm gan tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát.
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần
Cholesterol là một thành phần của mật và có mặt trong hồng cầu – màng tế bào – cơ. Gan là cơ quan chủ yếu tổng hợp cholesterol và cũng là bộ phận duy nhất este hóa cholesterol. Trong cơ thể con người có khoảng 70% cholesterol được este hóa (kết hợp với acid béo) và 30% còn lại tồn tại dưới dạng tự do trong máu (huyết tương).
Khi xét nghiệm, cả 2 dạng Cholesterol trên không phân biệt ra mà thường được đo chung với nhau. Chính vì vậy, xét nghiệm Cholesterol toàn phần (TP) là sự kết hợp của Cholesterol tự do và Cholesterol ester. Bình thường Cholesterol TP ở mức 2,9 – 5,2 mmol/l. Bệnh nhân có bệnh gan tiến triển có thể có nồng độ Cholesterol rất thấp. Tuy nhiên, trong xơ gan mật nguyên phát nồng độ Cholesterol trong huyết thanh có thể tăng rõ rệt.
Dùng thuốc nam chữa hội chứng thận hư, bé trai 7 tuổi nguy kịch
Sau một thời gian uống thuốc nam, sức khỏe trẻ chuyển biến xấu. Khi nhập viện, bệnh nhi đã ở trong tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Trường hợp của bệnh nhi N.V.S, 7 tuổi (trú tại xã Văn Lũng - Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ). Điều đáng nói là do tự ý sử dụng thuốc nam thay vì uống thuốc theo đơn của Bác sỹ nên tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Được biết trước đó, vào tháng 4/2020, gia đình phát hiện S. mắc hội chứng thận hư và đã đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ điều trị. Sau đợt điều trị kéo dài khoảng 10 ngày, bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện.
Theo phác đồ điều trị, sau khi trẻ xuất viện, các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc uống tại nhà và yêu cầu theo dõi tái khám định kỳ. Tuy nhiên, do chủ quan, gia đình không cho trẻ uống thuốc theo phác đồ đã được hướng dẫn mà đưa bé đến thầy lang cắt thuốc nam về uống.
Bệnh nhân được bác sĩ điều trị
Thời gian gần đây, tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến xấu, gia đình mới đưa bé đến Bệnh viện. Lúc vào viện, trẻ khó thở nhiều, bụng chướng to và phù toàn thân kèm theo tình trạng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim rất nặng.
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ được điều trị bằng liệu pháp corticoid đường uống kéo dài kết hợp với các thuốc điều trị hỗ trợ khác như lợi tiểu, truyền Albumin, bổ sung vitamin D, can-xi. Đồng thời gia đình cũng được bác sĩ hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn riêng cũng như cách chăm sóc, vệ sinh cho trẻ. Đến nay, sau 7 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã thuyên giảm phần nào nhưng các bác sĩ tiên lượng trẻ vẫn phải tiếp tục điều trị trong thời gian khá dài nữa mới có thể hoàn toàn ổn định.
BS. Trần Văn Vích - Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh: Trong điều trị hội chứng thận hư, một yêu cầu vô cùng quan trọng là phải theo dõi trẻ lâu dài và tuân thủ điều trị một cách chính xác. Với trường hợp của bệnh nhi S., nếu gia đình tuân thủ phác đồ điều trị của Bệnh viện, cho trẻ uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng giờ, cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho trẻ là rất cao. Việc gia đình tự cho bé uống thuốc nam dẫn đến tình trạng kháng thuốc, điều trị rất khó khăn ở giai đoạn tái phát.
Hội chứng thận hư là bệnh mạn tính thường gặp ở trẻ em, gây ra bởi sự phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận (nhiệm vụ lọc chất thải) và sự dư thừa nước trong máu, gây ra sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Các bác sỹ khuyến cáo, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như phù, tăng cân nhanh, đi tiểu ít, cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tai biến nặng nề đáng tiếc có thể gặp phải.
Ít ăn mỡ vẫn bị máu nhiễm mỡ, vướng bệnh nào khác? Tôi rất ghét ăn thịt mỡ, các món chiên xào, nhưng kết quả khám sức khỏe đợt rồi ghi: "máu nhiễm mỡ, cần kiêng cữ", khiến tôi rất bối rồi Bạn đọc Trần Nguyên Đinh (nam, 50 tuổi, TP HCM), hỏi: Tôi vừa đi khám sức khỏe và phát hiện máu nhiễm mỡ. Tôi vẫn biết bị vậy cần cải thiện chế độ...