Những phương pháp dân gian để kiểm tra trinh tiết phụ nữ thời xưa
Nghe có vẻ kỳ lạ, thế nhưng phương pháp này đã người xưa áp dụng và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.
ảnh minh họa
Trên thực tế, lịch sử đã ghi nhận nhiều phương pháp kỳ lạ để kiểm tra thân thể phụ nữ ở cả phương Đông và phương Tây.
Nhìn đuôi mắt
Sau đêm tân hôn người xưa sẽ nhìn vào đuôi mắt của cô gái đó để kiểm tra xem cô ấy mới mất đi trinh tiết hay đã không còn trong trắng từ lâu. Nếu đuôi mắt của cô dâu có màu hồng hoặc đỏ nhạt thì chứng tỏ cô gái này chỉ vừa mới mất đi trinh tiết, nếu đuôi mắt có màu đen thì sẽ bị quy kết là đã quan hệ nam nữ từ lâu.
Nếu đuôi mắt của cô dâu có màu hồng hoặc đỏ nhạt thì chứng tỏ cô gái này chỉ vừa mới mất đi trinh tiết
Ngoài ra, người ta còn cho rằng nếu còn trinh trắng thì sẽ có đôi hàng mi cong, ngực căng tròn. Nếu đã thất thân lông mi sẽ cụp xuống dưới, ngực chảy xệ.
Dùng bà đỡ
Thời xưa, người phụ trách công việc kiểm tra trinh tiết của tân nương trước khi về nhà chồng chính là bà đỡ. “Bà đỡ” này thường là người thân thuộc với họ nhà trai hoặc do bà mối kiêm nhiệm.
“Bà đỡ” là những người đảm nhiệm công việc “nghiệm thân” cho người con gái trước khi lấy chồng.
Cuốn “Kiến sinh văn” từng ghi lại: Trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên tiến hành công việc “nghiệm thân” (kiểm tra thân thể) này chính là tác giả của “Tạp dư bí tân”.
Cuốn sách trên viết lại sự việc Hoàng hậu của Hán Hoàn Đế là Lương Oánh từng phải kiểm tra thân thể trước khi được tấn phong.
Sở dĩ đế vương lập hậu vô cùng coi trong việc trinh tiết là bởi Hoàng đế muốn “long chủng” của mình chắc chắn mang dòng máu hoàng tộc, liền phái Ngô Câu đi kiểm tra. Theo đó, công việc đầu tiên trong quá trình này là kiểm tra tổng thể về tướng mạo, hình dáng.
Cuốn sách ghi lại rằng: Lương Oánh Hoàng hậu có nét mặt “tựa như ánh bình minh trong tuyết, tươi đẹp đến mức khiến người ta khó lòng nhìn thẳng.”
Về ngũ quan, Lương Oánh có “con mắt trong veo, hàng mi cong dày, bờ môi đỏ tươi, răng trắng, vành tai thon gọn, sống mũi cao, hai má hài hòa”.
Sau đó, Ngô Câu cởi y phục của Lương Oánh, thấy thân thể nàng tỏa ra mùi hoa cả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, bầu ngực mới phát triển, vùng kín hồng hào, màng trinh còn nguyên vẹn.
Thủ thuật kiểm tra của các bà đỡ thời xưa chủ yếu là xem kỹ bộ phận sinh dục, kiểm tra màng trinh, không khác nhiều so với công việc của các bác sĩ phụ khoa ngày nay.
“Lạc hồng”
Tuy rằng bà đỡ đã có thể thông qua ngoại hình để giám định sự trong trắng của người con gái nhưng các nam tử thời xưa do vốn kiến thức về sinh lý có hạn, nên họ chỉ còn cách trông chờ vào “đêm đầu tiên” để khẳng định xem vợ mình còn trinh hay không.
Đàn ông thời xưa lấy vợ, đêm tân hôn có thấy được “lạc hồng” (máu đỏ) trên khăn trắng hay không là điều mà gia đình hai bên quan tâm hơn cả.
Video đang HOT
Trinh tiết và đạo đức của người phụ nữ thời xưa đều bị đặt vào “một tấm màng mỏng manh”.
Nếu như tân nương trong đêm đầu tiên sinh hoạt vợ chồng có “chảy máu”, thì ngay ngày thứ hai gia đình nhà trai sẽ phát “thiệp báo hỉ”. Trên tấm thiệp ghi rõ lời ca ngợi: “khuê môn hữu xuyên, thục nữ khả khâm” để gửi về cho nhà gái.
Tuy nhiên dùng “lạc hồng” để nhận biết trinh nữ cũng tồn tại nhiều vấn đề.
Thứ nhất, người phụ nữ không chảy máu trong lần đầu quan hệ chưa hẳn là “không còn trong trắng.” Bởi màng trinh có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị rách.
Thứ hai, việc chảy máu trong đêm đầu tiên cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn rằng người con gái đó chưa bao giờ quan hệ tình dục.
Hiện tại, nhiều cơ sở y khoa có thể tiến hành tiểu phẫu “vá màng trinh” cho phụ nữ. Trên thực tế, hình thức “vá cái ngàn vàng” đã có từ thời cổ đại.
Khi đó, để “chỉnh hình” cho màng trinh, tân nương sẽ dùng một khối tiết gà cuốn trong khăn trắng, sau đó dùng chiếc khăn có máu gà này để đổi trắng thay đen.
Một cách khác để ngụy trang hoàn hảo hơn là dùng miếng tiết gà đựng vào bong bóng cá, sau đó cẩn thận đặt vào âm đạo để ngụy tạo
Thủ cung sa
Đây chính là phương pháp “nghiệm thân” được biết đến nhiều nhất dưới thời phong kiến Trung Quốc.
Thủ cung sa được làm từ thạch sùng cái. Những con thạch sùng này sẽ được cho ăn chu sa, lâu ngày thân thể sẽ biến thành màu đỏ. Sau đó dùng thạch sùng phơi khô, xay nhuyễn, tạo thành một loại bột phấn.
Loại bột phấn này sẽ được tô lên tay hoặc cơ thể của người con gái dùng để “nghiệm thân”. Nếu sau đó người con gái này phát sinh quan hệ nam nữ, thủ cung sa sẽ lập tức phai màu.
Thủ cung sa là phương pháp nghiệm thân phổ biến được dùng cho phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Trên thực tế, có nhiều vị vua còn dùng chiêu thức này để quản giáo hậu cung ba nghìn cung tần mỹ nữ bằng cách dùng thủ cung sa làm phấn trang điểm.
Cuốn “Phòng thuật huyền y trung kỵ” từng nói về một loại thuốc khác có công dụng tương tự như thủ cung sa. Loại thuốc này từng được “Tần Thủy Hoàng dùng để giám sát hành vi thường ngày của các phi tần.”
Thành phần của loại thuốc gồm có “mật đà tăng”, “càn son”, “chu sa”. Sau khi xay nhuyễn còn pha thêm máu dơi rồi điểm lên người phi tần. Nếu ai có hành vi tư thông, dấu vết này sẽ lập tức phai đi.
Thử máu
Trung Hoa cổ đại còn sử dụng thử máu như một phương pháp để giám định trinh tiết phụ nữ. Học sĩ thời nhà Thanh là Thái Hành Tử đã từng ghi lại trong cuốn “Trùng minh man lục” về sự việc này.
Thử máu đã từng được dùng như một phương pháp giám định xử nữ.
Theo cuốn sách trên, người con gái lúc đầu bị nghi oan là tư thông với hàng xóm. Gia đình nhà trai vì muốn kiểm tra trinh tiết con dâu nên đã chuốc rượu say, sau đó trích máu tay của nàng để thả vào trong nước. Kỳ lạ thay giọt máu này không những không tan mà còn ngưng lại như hòn ngọc.
Theo quan niệm của những người dùng phương pháp thử máu: nếu nhỏ máu của cô gái còn trinh trắng vào trong nước, thì máu không hề bị hòa tan mà sẽ ngưng tụ lại.
“Gió hắt hơi”
“Phún đế phong” (gió hắt hơi) là phương pháp kiểm tra trinh tiết kỳ lạ từng được sử dụng trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Khi dùng phương pháp này, cô gái cần kiểm tra sẽ phải đứng trước một chậu than và không được mặc đồ lót.
“Phún đế phong” là một phương pháp kỳ lạ từng được áp dụng để kiểm tra sự trinh trắng của phụ nữ.
Sau đó sẽ có người đốt giấy, thổi khói lên mũi để gây ngứa. Khi ấy, cô gái không tránh khỏi việc hắt hơi.
Nếu như trong lúc hắt hơi, phía dưới có một luồng gió thổi làm lay động chậu than, như vậy cô gái sẽ bị coi là không còn trong trắng. Ngược lại, nếu luồng gió vô cùng yếu ớt, cô gái sẽ được khẳng định là xử nữ.
Đai trinh tiết
Vào khoảng thế kỷ 14, ở châu Âu đã xuất hiện một công cụ có tên đai trinh tiết. Nguồn gốc và sự xuất hiện của đồ vật này đã từng gây xôn xao dư luận phương Tây trong suốt một thời gian dài.
Có người cho rằng loại đai này là sáng tạo của các thương nhân từ Venice, một số khác lại khẳng định đây là sản phẩm được đoàn quân thập tự chinh mang về từ hậu cung A rập.
Khi đó, đai trinh tiết được sử dụng như một công cụ cho điều lệnh “cấm dục” của Cơ Đốc giáo, đồng thời lại coi như một thứ bảo quản tài sản tư hữu cho các thương nhân.
Đàn ông thời đó coi vợ như một thứ tài sản thuộc về mình, nên để “tài sản không bị người khác chiếm đoạt”, những đức ông chồng đã nghĩ ra cách “khóa” vợ mình giống như khóa tiền bạc, của cải.
Đai trinh tiết là một hình thức từng được đàn ông châu Âu áp dụng để đảm bảo sự chung thủy và trong trắng từ người vợ của mình.
Loại khóa trên được chế tạo chủ yếu từ vàng, bạc nạm đá quý, có khi lại dùng sắt để làm thành.
Đai trinh tiết có cấu tạo giống quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Ở bộ phận trọng yếu còn có móc câu và răng cưa.
Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc… đi vệ sinh của người mặc, còn chìa khóa đương nhiên nằm trong tay các đức lang quân.
Trên thực tế, đai trinh tiết cũng không có nhiều tác dụng đối với phụ nữ châu Âu thời Trung Cổ. Theo một số tư liệu lịch sử, nhiều người ở thời đại này tương đối phóng túng về đời sống tình dục.
Thậm chí các vị phu nhân còn không ngại làm thêm một chiếc chìa khóa để… tặng cho tình nhân mỗi khi chồng vắng nhà.
Đai trinh tiết sau đó được lưu hành sử dụng rộng rãi, cho đến những năm 30 của thế kỷ trước vẫn còn ảnh hưởng ở châu Âu. Khi đó thứ này còn được sử dụng như một thứ dụng cụ phụ khoa trong y học để hạn chế việc thủ dâm.
“Miệng trung thực”
Ở thời La Mã cổ đại, người ta dùng một thứ gọi là ” miệng trung thực” để kiểm tra trinh tiết của phụ nữ.
“Miệng trung thực” là một tượng đá há miệng. Nhiều giai thoại khẳng định rằng nếu một cô gái không còn trong trắng đưa tay vào miệng tượng đá, miệng ngay lập tức sẽ ngậm chặt lại, cắt đứt tay của người này.
“Miệng chân thực” được khẳng định là sẽ cắn đứt tay người phụ nữ không còn trong trắng.
Nhưng thực tế, tượng đá trên không có công dụng như lời đồn đại. Chỉ cần là phụ nữ đưa tay vào trong đều sẽ nhận được minh chứng là “trong trắng”.
Chính vì vậy, chiếc “miệng chân thực” này được dùng như một phương pháp phổ biến để “đổi trắng thay đen” hoặc minh oan cho phụ nữ vào thời La Mã cổ đại.
Theo sohacdn.com
Tình dục kiểu... trả thù
Vì những hiềm khích, những bực bội thậm chí là oán thù trong lòng mà nhiều người dùng "chuyện ấy" như một cách để... trả thù bạn đời.
Hận ai thì chuốc nỗi hận vào người đó... Vậy là mỗi đêm vợ chồng gần gũi, anh trút mọi cơn tức tối, sự thù hận của mình lên người vợ. (ảnh minh họa)
Chuyện chăn gối vốn dĩ là niềm hạnh phúc, sự gắn kết vợ chồng. Nhưng trên thực tế, vì những hiềm khích, những bực bội thậm chí là oán thù trong lòng mà nhiều người dùng nó như một cách để... trả thù bạn đời. Dù cho lí do đó có là gì đi chăng nữa thì những cuộc "yêu" để thỏa lòng thù hận sẽ mang tới những kết cục buồn cho cả người bắt đầu và người chịu trận.
"Yêu" điên cuồng vì hận vợ không còn trong trắng
Kể từ ngày kết hôn, anh Hiệp chưa một ngày nào cảm thấy thanh thản và bình yên vì nỗi căm hờn cho rằng mình không may lấy phải cô vợ "mất nết" khiến anh cay cú. Khi đến với vợ, anh là trai tân, cũng chưa từng "chung chạ" với cô gái nào. Bởi vậy việc vợ không còn trong trắng trong đêm tân hôn là một sự xúc phạm lớn với Hiệp.
Hận vì mình là người "đổ vỏ" nhưng lại không thể ly hôn vì chuyện cả đời đâu phải cưới vài ba tháng rồi bỏ, chính điều đó càng khiến anh Hiệp hằn học hơn do không giải tỏa được nỗi bí bách trong lòng. Hận ai thì chuốc nỗi hận vào người đó... Vậy là mỗi đêm vợ chồng gần gũi, anh trút mọi cơn tức tối, sự thù hận của mình lên người vợ.
Những lần đầu, thấy chồng thô bạo khi "yêu", chị Dung đau đớn nhưng vẫn cố chịu. Một phần chị nghĩ vì chồng yêu mình quá nên mới vậy, phần khác cũng không dám làm vợ phật ý vì quá khứ đã từng có lỗi với chồng. Chính vì vậy chị nín lặng cố chịu. Nhưng càng về sau khi chồng mỗi lúc càng thô bạo, tới mức những "cuộc yêu" trở nên đáng sợ hơn thì chị Dung hiểu rằng anh hoàn toàn không phải vì tình yêu, mà vì sự thù hận.
Mọi việc chỉ được thay đổi khi chị Dung có bầu tháng đầu tiên. Dù thấy khó chịu trong người, cầu xin chồng "nhẹ nhàng" nhưng anh vẫn thô bạo, không màng tới cảm giác của vợ. Cho tới khi vợ sảy thai, nhìn cảnh vợ nằm đau đớn trong bệnh viện vì mất con và vùng kín bị tổn thương nghiêm trọng, anh Hiệp mới nhận thức được sai lầm và sự ích kỉ của mình. Tuy nhiên, khi ấy, tình cảm vợ chồng rất khó để hàn gắn lại được vì đã có những vết thương lòng quá lớn trong nhau.
Vừa "yêu" vừa chửi bới vì vợ từng ngoại tình
Cũng không khác câu chuyện trên là mấy, anh Đạt cũng mang những cơn bực tức của mình trút cả lên người vợ. Anh hận vì mình từng bị phản bội, từng bị cắm sừng. Lí do đớn đau đó khiến anh biến mình thành con thú dữ và hành hạ vợ bằng chính cái cách mà cô đã ngoại tình.
Cách đây khoảng 2 năm anh Đạt phải đi công tác xa nhà hơn 1 năm trời. Chính trong những ngày tháng vợ chồng xa nhau đó, chị Liên đã không giữ được mình mà ngoại tình với một người đồng nghiệp. Mặc dù chuyện đó chỉ xảy ra trong một lần đi du lịch công ty nhưng khi anh Đạt biết, anh đã rất hận. Thương các con, lại thấy vợ ăn năn, hối lỗi nên anh Đạt quyết định tha thứ cho vợ để giữ tổ ấm gia đình.
Nhưng tha thứ thì dễ, quên thì khó. Mặc dù nói bỏ qua cho vợ nhưng cứ mỗi lần lên giường với vợ là anh Đạt lại hình dung ra cảnh vợ mình mặn nồng với người đàn ông khác. Cơn tự ái bốc lên, vậy là anh bắt vợ phải chiều mình theo những cách táo bạo nhất, không cần biết vợ có sẵn sàng hay không, có nguy hiểm gì hay không.
Vợ anh Đạt phải nhập viện giữa đêm vì bị chảy máu vùng kín do việc "yêu" thô bạo của chồng. Đưa vợ đi cấp cứu, anh vừa thương vợ vừa thấy xấu hổ khi để xảy ra tình cảnh này. (Ảnh minh họa)
Không những vậy, vừa "yêu" anh vừa chửi bới, quát tháo. Lời nào anh nói ra cũng hằn học, hận thù và đay nghiến chuyện vợ từng phản bội. Lúc đầu vợ anh cố gắng chịu đựng vì chị tự ý thức được rằng mình có lỗi với chồng nên giờ chồng bảo sao phải nghe vậy. Nhưng càng về sau, chị càng không thể chịu đựng nổi.
Vợ anh Đạt phải nhập viện giữa đêm vì bị chảy máu vùng kín do việc "yêu" thô bạo của chồng. Đưa vợ đi cấp cứu, anh vừa thương vợ vừa thấy xấu hổ khi để xảy ra tình cảnh này. Rốt cục, sau khi xuất viện, chính vợ anh là người đưa đơn ly hôn vì không thể sống tiếp với một người chồng hận thù như anh. Lần này, đến lượt anh phải là người xin lỗi và cầu mong vợ quay về.
Dù với lý do gì thì rõ ràng việc mang hằn thù lên giường sớm muộn sẽ dẫn đến kết cục không hay. Người trút giận tưởng sẽ nhẹ lòng nhưng thực chất lại chất chồng thêm oán hận. Còn người bạn đời đôi khi phải gánh chịu những hậu quả đau lòng từ những cuộc "yêu" bạo lực. Bởi vậy, nếu còn duyên thì hãy tiếp tục chung sống, một khi đã xác định là vợ chồng, đừng bao giờ dùng tình dục là thứ đòn để trả thù.
Theo Eva
Chồng ghét vợ vì nghi ngờ... "mất zin" Đêm tân hôn em không hề ra máu nên chồng em nghĩ rằng em đã không còn trong trắng. Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the! Em có thắc mắc muốn nhờ chuyên mục giải đáp giúp em. Em mới kết hôn được mấy ngày. Đêm tân hôn cũng là lần đầu tiên của em. Nhưng khi quan hệ lại thấy...