Những phụ nữ nuốt đắng cay vào lòng, khoe hạnh phúc
Hình như khoe chồng giàu, bản thân vừa xinh vừa đảm, có nhiều đàn ông mê… cũng là quá thường, với chị Mai Liên, phụ nữ xinh khéo một chút thì chinh phục đàn ông là quá dễ. Chinh phục mẹ chồng mới khó.
“Ối giời, mẹ chồng tớ chiều tớ như chiều vong. Bà ấy toàn bảo với mọi người là chồng tớ khéo lừa mới cưới được vợ vừa xinh vừa đảm, lại con nhà tử tế như tớ”, Liên nói và thao thao kể.
Ở nhà, vì rất được bố mẹ chồng tín nhiệm nên mọi việc hầu như được làm theo ý chị. Từ bài trí nhà cửa, mua sắm vật dụng đến “thiết kế” bữa ăn gia đình…, mẹ chồng đều hỏi ý kiến chị để thực hiện. Việc nhà bà quán xuyến (với sự trợ giúp của osin), hai đứa con của Mai Liên cũng bà chăm, nàng dâu tha hồ cống hiến cho công việc, hết giờ có thể vui một chút với bạn bè. Mẹ chồng cũng rất hay mua quà cho chị, nào khăn quàng, nào trái cây nhập khẩu, nào thực phẩm chức năng uống cho khỏe mạnh đẹp da, nào mỹ phẩm, vòng nhẫn… Rồi thì những lần hai vợ chồng cãi nhau, mâu thuẫn với nhau, bà thường bênh Mai Liên và mấng con giai mình…
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Chuyện của Mai Liên, chị em khác chỉ có nghe mà thèm rỏ dãi, vì 1000 cô đi làm dâu thì 999 cô ít nhiều cũng phải chịu ấm ức với mẹ chồng, không cố lấy lòng, chiều chuộng bà thì thôi chứ sức mấy mà các bà chiều mình. Họ phục Mai Liên sát đất vì độ tốt số của chị, còn chị thì tự hào vì cho rằng mình phải thế nào thì mới chinh phục được mẹ chồng tuyệt đối như vậy.
Rồi vì hào hứng, câu chuyện càng về sau càng được Mai Liên kể theo hướng chị trị được mẹ chồng, rằng mẹ chồng nể con dâu, sợ con dâu một phép. Các chị em lại tán thêm, ừ chị đi làm thu nhập cao thế, bên ngoại giàu có thế lực vậy, nhà chồng nể là phải…
Những chuyện chém gió kiểu ấy không hiểu sao lại đến tai nhà chồng. Mẹ chồng nổi cơn thịnh nộ. Lâu nay bà đối xử trân trọng, quan tâm nhiều tới con dâu vì thấy Mai Liên cũng được, bản thân bà muốn làm mẹ chồng tốt, muốn gia cảnh yên vui. “Không ngờ ngu xuẩn ngông cuồng, lại tưởng tôi sợ nó. Gia đình nó giàu, nó đi làm lương cao thì tôi được nhờ à? Nhà này từ trước đến giờ không có chuyện đào mỏ, moi của ai hết”.
Video đang HOT
Giận quá, bà kiên quyết bắt vợ chồng Mai Liên ra ở riêng, tuyên bố sẽ không bao giờ đi thăm, lúc nào thích thì đưa cháu về chơi với ông bà. Từ hồi ở riêng, Mai Liên hết tung tẩy, đầu tắt mặt tối chăm hai đứa con. Vất vả quá, kêu với chồng thì bị anh mắng thêm rằng vì ai mà ra cớ sự. Cũng may là sau gần 1 năm, mẹ chồng nguôi giận, thấy con dâu vất vả, hai đứa cháu cũng nheo nhóc nên lại cho về nhà. Mai Liên hú hồn, tự nhủ từ giờ cạch hẳn thói khoe khoang chém gió.
Bề ngoài vênh váo, bề trong khóc thầm
Đến khi Thúy Bình tự tử, những người xung quanh mới biết những bi kịch mà “người phụ nữ viên mãn” này lâu nay vẫn phải chịu đựng.
Bình là giảng viên của một trường đại học, đã 35 tuổi nhưng lại có gương mặt baby và nước da trắng căng mịn, đôi môi đỏ mọng như ăn ớt nên nhìn chỉ như ngoài 20. Chồng đẹp trai nên hai đứa con trông đều như hoa như ngọc. Ngoài việc giảng dạy, Bình còn mở công ty truyền thông. Trong mắt mọi người, chị là một phụ nữ hoàn hảo có cả tài lẫn sắc, cuộc sống viên mãn, thành công trong cả sự nghiệp lẫn gia đình. Trên Facebook, chị có hàng nghìn bạn với rất nhiều fan. Tất cả các status của Bình (hơn chục cái mỗi ngày) đều là sự chia sẻ niềm vui, những khoảnh khắc hạnh phúc và bí quyết để có hạnh phúc. Ai cũng thấy cuộc đời người phụ nữ này tràn đầy mật ngọt.
Khi biết Bình đi cấp cứu, bạn bè đến thăm. Mẹ chị nước mắt sụt sùi cho biết Bình tự tử. Nỗi xót con gái và căm hận con rể khiến bà không thể kín miệng mà phải tâm sự, vì thế bạn bè Bình mới biết sự thật về cuộc sống hạnh phúc của chị những năm qua: ông xã bồ bịch gái gú ngay từ năm đầu kết hôn, vợ chồng họ đã mấy lần ly thân nhưng rốt cuộc Thúy Bình vì quá yêu mà quay lại, cho dù chồng chị vẫn không bỏ được tật đào hoa. Anh đi làm thu nhập cũng khá nhưng chẳng đưa vợ đồng nào, thậm chí còn hay đòi tiền vợ. Bình vì thế phải cố gắng làm thêm, nhưng chuyện kinh doanh cũng không suôn sẻ như chị vẫn khoe với mọi người, nên bố mẹ đẻ nhiều lần phải bù trì, hỗ trợ, khi thì tiền, khi thì đồ ăn thức uống…
Mới đây, Thúy Bình phát hiện giấy tờ nhà (ngôi nhà bố mẹ Bình mua cho, đứng tên hai vợ chồng) đã bị chồng mang đi cầm cố. Nhân việc chị làm ầm lên, anh ta đưa đơn ly dị và thông báo cô bồ hiện tại đã mang thai 4 tháng, rằng anh phải cưới cô ta. Cảm thấy tuyệt vọng và không còn sức chịu đựng, trong cơn quẫn trí, chị tìm đến cái chết.
Lâu nay, những cay cực trong lòng, Thúy Bình vẫn âm thầm chịu đựng, đến những người bạn gần gũi nhất cũng không dám tâm sự. Chị luôn có áp lực lớn phải giữ hình ảnh hoàn mỹ, hạnh phúc viên mãn trong con mắt mọi người, giữ niềm tự hào vẫn mang từ thời còn là cô nữ sinh học giỏi và xinh nhất khóa. Chị rùng mình khi nghĩ đến ánh mắt thương hại và chế giễu của người đời khi biết mình thất bại. Chị không chịu được việc mọi người nhìn thấy mình thất bại. Việc chồng đòi ly dị khiến chị kinh hoàng nghĩ đến viễn cảnh ai nấy đều biết bi kịch của mình.
Như nhiều phụ nữ khác, Thúy Bình, tuy chỉ số thông minh rất cao, lại nhầm lẫn về mục đích sống của mình. Thay vì tìm kiếm hạnh phúc thực sự, chị lại muốn xây dựng hình ảnh hạnh phúc trong mắt mọi người. Niềm tự hào được mọi người ngưỡng mộ, ghen tị được chị xem như sự bù đắp cho những thiếu hụt, bất hạnh, chị lấy niềm vui ảo bù đắp cho đắng cay thật. Nếu bớt quan tâm người khác nhìn mình như thế nào, biết đâu chị từ lâu đã dám vứt bỏ cuộc hôn nhân hữu danh vô thực kia và đã có hạnh phúc mới.
Còn nhiều phụ nữ khác, vốn cũng hài lòng về mái ấm nho nhỏ của mình, với một công việc đem lại thu nhập đủ sống, nhưng sau đó lại phát sốt lên khi thấy bạn bè, người quen ai cũng khoe hạnh phúc như trong mơ: chồng cứ dăm bữa lại tặng hoa, mười bữa tặng quà, hôm nào cũng nhắn tin yêu vợ, năm mấy lần cả nhà đi du lịch, ở resort, kỷ niệm ngày cưới chồng tặng nhẫn kim cương cùng bữa tối lãng mạn bên ánh nến… Bỗng nhiên, họ thấy mình thật bất hạnh, cuộc đời mình thật tẻ nhạt, chán ngắt, rằng hạnh phúc là phải như những người bạn kia: nhiều tiền của, nhiều lãng mạn… Rồi để tránh cảm giác thất bại, họ cũng cố tìm ra thứ để khoe cho bằng chị bằng em, không ngại bịa chuyện. Những chuyện dối trá ấy chẳng làm họ thỏa mãn, bởi họ chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, cuộc sống long lanh mà bạn bè họ phô ra, nhiều khi cũng chỉ là giả mà thôi.
Những con người đó, họ không hiểu rằng hạnh phúc là những điều mình đang có, mà luôn hướng đến khái niệm hạnh phúc trong khuôn mẫu lý tưởng của người đời, và cứ mãi thả mồi bắt bóng, không bao giờ chạm tới điều mình theo đuổi.
Theo VNE
Mẹ chồng bảo: "Không biết nấu ăn càng sướng"
Con dâu vụng việc bếp núc, tròn mắt ngạc nhiên khi được mẹ chồng động viên: "Không biết nấu thì để người khác nấu cho mà ăn, càng sướng con ạ".
Mối tình Nam - Bắc
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ, loay hoay ngót 2 năm trời không tìm được công việc ổn định tại quê nhà, chị Đỗ Thị Xuyến ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đành khăn gói vào Nam nhờ người cậu xin việc. Cũng may, công việc thuận lợi, có điều phải xa gia đình, xa quê hương, "nhiều khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ quay quắt, chỉ muốn ra bến bắt xe về Bắc ngay", chị kể. Nhưng nghĩ đến những đêm mẹ trở mình thao thức vì lo chuyện công ăn việc làm của chị, gầy rộc hẳn đi, chị lại cố giằn lòng ở lại, tìm đến niềm vui trong công việc để nguôi nỗi nhớ.
Mảnh đất mới, công việc mới cũng đã dần quen. Mối lương duyên cũng đã tìm đến với chị sau ngót một năm "Nam tiến". Anh là người ở huyện Châu Thành, Hậu Giang, làm cùng công ty với chị. Đám cưới đầm ấm diễn ra là cái kết có hậu cho mối tình Nam - Bắc. Hiện tại, anh chị đã có một cô con gái đầu lòng gần một tuổi, rất kháu khỉnh.
Ảnh minh họa.
Mẹ chồng bảo: "Không biết nấu ăn càng sướng"
Xác định lấy chồng xa quê đồng nghĩa với phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt khác hẳn nhau khiến chị Xuyến không khỏi bỡ ngỡ lúc đầu. Thế nhưng, chị tâm niệm cố gắng đặt mình vào thế chủ động thì sẽ phần nào bớt đi những rào cản ấy. Chị chia sẻ: "Tôi chủ động thăm hỏi người nhà chồng, chủ động tìm hiểu tính tình, sở thích, thói quen của bố mẹ chồng, anh chị em nhà chồng thông qua chồng, qua những buổi sinh hoạt chung mà thuận lợi nhất là từ những bữa cơm quây quần đại gia đình với nhau. Cái gì không biết thì mình nói ngay, hỏi ngay để được giúp đỡ". Nghĩ thế nên hồi mới cưới nhau, hầu như cuối tuần nào vợ chồng chị cũng thu xếp về nhà bố mẹ chồng.
Rào cản lại tiếp tục đến với chị Xuyến từ... những món ăn. Cách chế biến, khẩu vị hai miền rất khác. Thêm nữa, "ở ngoài Bắc, tôi vốn rất dễ tính trong chuyện ăn uống. Tôi nấu ăn cũng không phải là khéo lắm. Vào trong này, đó thật sự là một bất lợi của tôi. Nhiều khi, bữa cơm chung với nhà chồng lên tới 3, 4 mâm, tôi cũng chưa rành các món trong này nên hầu như làm gì cũng phải hỏi mẹ chồng. Xong, mẹ chồng bảo tôi: Không biết nấu thì để người khác nấu cho mà ăn, càng sướng con ạ. Các chị em gái, chị em dâu của chồng cũng chẳng hề tỏ thái độ mà ngược lại, rất nhiệt tình, vui vẻ nên tôi cũng đỡ ngại. Vậy là, thay vì nấu ăn, tôi lăng xăng nhặt rau, rửa bát. Nếu như ở ngoài Bắc, con dâu như tôi dễ bị xét nét thì trong này, cũng có thể vì cách sống phóng khoáng hơn nên mọi người nhìn nhận chuyện bếp núc củanàng dâu như tôi cũng thoải mái hơn", chị Xuyến kể.
Với chị Xuyến, dù lấy chồng xa quê nhưng vẫn tìm được tình cảm gia đình trọn vẹn từ những bữa cơm với nhà chồng.
Dần dà, qua những bữa cơm ấy, chị đã hiểu rõ hơn về nhà chồng, học được cách chế biến món ăn đúng khẩu vị Nam bộ. Ngược lại, bố mẹ, các anh chị em nhà chồng cũng dần thấy gần gũi, quý mến chị hơn.
Bây giờ, khi vợ chồng chị đã có con nhỏ, cứ cách hai tuần vợ chồng chị lại đưa con vượt chặng đường ngót hai chục cây số về thăm gia đình chồng. Chị Xuyến bảo, con gái lấy chồng xa thiệt đủ đường, nhất là lúc sinh nở. Đáng lẽ có cả mẹ đẻ, mẹ chồng thì sẽ đỡ vất vả vì dù sao con gái cũng gần gũi với mẹ đẻ hơn. Đằng này, tất cả đều phải trông chờ vào mẹ chồng, vào các chị em gái, chị em dâu nhà chồng. Thế nhưng, theo chị Xuyến, chính từ sự chân thành, từ những bữa cơm chung với nhà chồng mà "tôi vẫn tìm được tình cảm gia đình trọn vẹn từ những bữa cơm ấy, phần nào bù đắp sự thiếu hụt tình cảm từ gia đình ngoài Bắc", chị nói.
Theo TTVN
Yêu lại vợ cũ Đi tìm lại vợ cũ không khó, khó nhất là yêu lại. Không cứ Tây hay ta, với hầu hết bình thường đàn ông thì luôn có hai người phụ nữ tối quan trọng, đó là mẹ và vợ. (ở đây không bàn đến phạm trù "mẹ vợ", một nội hàm với không ít đàn ông đôi khi là dấu chỉ của tai...