Những phụ kiện nên cân nhắc trước khi lắp trên xe máy
Người dùng cần cân nhắc lựa chọn phụ kiện để hạn chế nguy cơ hỏng xe cũng như gây nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh.
Là một trong những quốc gia có lượng xe máy nhiều nhất, người dùng Việt Nam không khó để tìm mua những món phụ kiện, đồ chơi cho xe máy. Chủ xe có thể dễ dàng chọn được một món đồ ưng ý chỉ với giá bán chưa đến 100.000 đồng cho những món không rõ nguồn gốc hay từ vài triệu đồng với những phụ kiện có tên tuổi.
Phụ kiện lắp trên xe có thể phân thành 2 loại theo mục đích sử dụng là trang trí và có công năng nhất định. Bên cạnh những món đồ giúp chiếc xe tiện dụng và thẩm mỹ hơn, một vài phụ kiện tiềm ẩn không ít nguy hiểm khi lắp trên xe.
Dưới đây là những phụ kiện người dùng cần cân nhắc trước khi lắp lên “xế cưng” của mình.
Ốp nhựa trang trí
Ốp trang trí có lẽ là phụ kiện được khá nhiều người lựa chọn khi vừa mua xe, thậm chí Honda và Yamaha đều phân phối chính hãng dòng sản phẩm này. Ốp trang trí trên thị trường hiện có 2 loại là mạ chrome (ốp inox) và giả carbon, trong đó loại ốp inox được nhiều khách hàng tìm mua hơn.
Ốp trang trí sử dụng lâu dài không vệ sinh dễ gây gỉ sét cho các bộ phận trên xe.
Loại ốp trang trí này thường được lắp ở tấm cách nhiệt ống xả, lốc động cơ hay chắn bùn trước/sau. Do ốp nhựa này không khít với các chi tiết trên xe, chất bẩn dễ rơi vào giữa vào dính chặt sau một thời gian sử dụng, gây ăn mòn và gỉ sét cho các bộ phận trên xe. Ngoài ra, ốp trang trí có cạnh khá sắc bén, dễ gây chấn thương khi va quẹt.
Chắn bùn động cơ
Video đang HOT
Chắn bùn động cơ thường được lắp đặt trên các mẫu xe côn tay như Exciter hay Winner. Tìm mua, giá bán của chắn bùn động cơ khá rẻ, chỉ khoảng 25.000-100.000 đồng. Phụ kiện này được gắn phía trước lốc máy, có tác dụng hạn chế bùn, đất văng vào động cơ.
Chắn bùn trước khiến cho động cơ khó vệ sinh hơn và giảm khả năng làm mát. Ảnh chụp màn hình.
Bên cạnh ưu điểm duy nhất là giúp hạn chế chất bẩn văng vào động cơ, món đồ chơi lắp thêm này tồn tại khá nhiều nhược điểm như giảm lượng gió làm mát thổi vào động cơ hay khó vệ sinh lốc máy. Đối với động cơ đốt trong, hệ thống làm mát hoạt động không hiệu quả sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động cũng như giảm tuổi thọ động cơ.
Dán decal tối màu cho hệ thống đèn cũng là cách trang trí được nhiều khách hàng tìm đến để giúp chiếc trông thể thao, mạnh mẽ hơn. Thông thường, khách hàng sẽ lựa chọn dán decal tối màu cho đèn báo rẽ và đèn hậu, một số còn dán lên đèn chiếu sáng chính.
Dán decal tối màu cho hệ thống đèn trên xe tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh: Vĩnh Phúc.
Ngoài việc trông chiếc xe đẹp hơn, kiểu trang trí này hoàn toàn không có công dụng gì khác, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người sử dụng phương tiện. Việc dán decal tối màu khiến cho cường độ ánh sáng của đèn bị giảm đi đáng kể, khiến cho các phương tiện xung quanh khó nhận biết được tín hiệu khi chủ xe bật đèn báo rẽ hay đạp phanh.
Xe máy lâu ngày không sử dụng cần làm gì?
Sau thời gian dài không vận hành, xe máy có thể gặp tình trạng khó đề máy, bình ắc-quy bị yếu, các bộ phận kim loại bị gỉ sét...
Trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch Covid-19, nhu cầu di chuyển giảm mạnh và các phương tiện rơi vào tình cảnh không được sử dụng trong thời dài, từ vài tuần cho đến vài tháng.
Khác với ôtô, xe máy hầu như ít được người dùng chú ý đến khi lâu ngày không hoạt động vì nghĩ rằng không cần thiết, khi nào cần là có thể mang ra chạy được ngay. Thực tế, có nhiều vấn đề cần quan tâm để xe máy có thể vận hành ổn định trở lại sau khi nằm một chỗ trong nhiều ngày.
Cách khởi động
Tình trạng phổ biến nhất và hầu như xe nào cũng sẽ gặp phải đó là khó đề nổ động cơ, bao gồm cả xe có phun xăng điện tử hay dùng bộ chế hòa khí (bình xăng con). Có vài nguyên nhân chính dẫn đến việc này, đó là xăng lắng đọng trong kim phun hoặc chế hòa khí, buồng đốt động cơ không có đủ không khí, bơm xăng bị hụt...
Có một vài mẹo nhỏ để khắc phục hiện tượng này, tùy theo dòng xe mà người dùng có thể sử dụng.
Đối với xe có cần khởi động, nên đạp 3-5 lần trước khi mở máy, vừa để đưa thêm không khí vào buồng đốt vừa khuấy dầu bôi trơn lắng dưới cac-te bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.
Khi khởi động, đối với những mẫu xe số phổ thông dùng bộ chế hòa khí, hãy mở cần gạt gió (choke, hay còn gọi là e gió) để tạo hỗn hợp hòa khí (không khí và nhiên liệu) có tỷ lệ xăng nhiều hơn, giúp động cơ dễ khởi động hơn.
Ngoài ra, người dùng còn có thể thực hiện thêm thao tác xả xăng cũ và cặn trong bộ chế hòa khí trước khi khởi động.
Mở cần lấy gió để khởi động xe dễ hơn.
Trong khi đó, với các mẫu xe tay ga trang bị phun nhiên liệu, cần mở khóa điện và chờ cho đèn check engine bật sáng rồi tắt, lúc này là giai đoạn xăng được bơm vào kim phun trước khi khởi động. Để việc khởi động dễ dàng, nên thực hiện lại thao tác này vài lần để động cơ được "làm nóng" kỹ trước khi đề nổ trở lại.
Lưu ý chung khi đề máy là cố gắng giữ đều mức ga nhỏ trong khoảng 2-3 phút để động cơ lấy lại được nhịp điệu vận hành ổn định như thông thường.
Với xe dùng phun xăng điện tử, nên chờ đèn check engine màu vàng tắt thì hãy bắt đầu đề nổ động cơ.
Tránh để bình ắc-quy bị yếu
Ngoài ảnh hưởng từ xăng hay các nguyên nhân kể trên, xe máy có thể không đề nổ được khi bình ắc-quy bị thiếu hoặc cạn điện. Một số dấu hiệu nhận biết có đèn, còi, xi-nhan hoạt động yếu, chập chờn.
Lúc này, nếu là xe tay ga không có cần đạp thì gần như sẽ không thể khởi động được. Để tránh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, chủ xe cần kiểm tra tình trạng của hệ thống điện định kỳ 1-2 tuần/lần. Nếu có dấu hiệu ắc-quy bị xuống điện thì nên đề máy khoảng 5-10 phút để sạc thêm cho bình.
Tuy nhiên, tình trạng ắc-quy yếu kéo dài thì có thể là do thời gian sử dụng đã lâu (2-3 năm) thì cần được thay mới. Ngoài ra, nếu để xe lâu hơn vài tuần thì có thể tháo cọc ắc-quy để tránh hao bình.
Hạn chế chi tiết kim loại bị gỉ sét
Dù không vận hành và chịu tác động trực tiếp của mưa nắng, thời tiết nóng ẩm vẫn có thể khiến các chi tiết kim loại của xe máy bị gỉ sét. Dễ thấy nhất có thể kể đến xích (sên) dẫn động, đĩa phanh hay bánh xe vành nan hoa.
Để giữ cho những bộ phận này không bị xuống cấp, chủ xe có thể dùng các dung dịch bảo dưỡng chuyên dụng dành cho bộ nhông sên đĩa và đĩa phanh. Ngoài ra, cần rửa sạch xe trước khi bảo quản để tránh chất bẩn đóng lâu ngày ăn mòn các chi tiết kim loại, nhựa, cao su...
Thêm một vài lưu ý nhỏ khác khi bảo quản xe là nên đổ đầy xăng để tránh đọng hơi là gỉ sét bên trong bình xăng, bơm căng bánh xe, dựng chống đứng, sử dụng áo trùm... Khi sử dụng trở lại cần kiểm tra mức dầu nhớt, nước làm mát (nếu có), hệ thống điện...
Những bộ phận trên xe máy dễ bị hỏng nhất Những bộ phận của xe máy như má phanh, còi, bugi hay lốp... là những thứ hay bị hỏng mà bạn nên chú ý kiểm tra để tránh xảy ra những rắc rối và nguy cơ mất an toàn. Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhiều người, nhưng việc hay quên bảo trì xe máy sẽ khiến xe nhanh...