Những phong tục đón năm mới thú vị trên thế giới
Năm mới 2020 sắp đến, người dân khắp nơi trên thế giới đang tổ chức đón mừng. Mỗi nước đều có những phong tục mừng năm mới thú vị và đặc sắc riêng của mình.
Tết của người Anh
Trong đêm giao thừa, người Anh đánh bài đến 12h đêm.
Tuy ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh, nhưng vẫn có nhiều hoạt động chúc mừng năm mới theo phong tục tập quán riêng. Trong đêm Giao thừa, người Anh đánh bài đến 12h đêm rồi mỗi người viết 3 điều ước tốt lành trên một mảnh giấy lụa và đốt mảnh giấy ấy lấy tro hòa tan vào cốc sâm banh và uống cạn. Họ tin rằng, làm như thế thì ít nhất sẽ có một điều ước trở thành hiện thực.
Theo phong tục của người Anh, sau Giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Nếu người khách đầu tiên là đàn ông tóc đen hoặc là người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có thì chủ nhà cũng may mắn cả năm. Nếu người khách đầu tiên là cô gái tóc vàng nhạt hoặc là người u buồn, nghèo khó, bất hạnh chủ nhà sẽ gặp nhiều tai họa và khó khăn trong năm mới.
Người đến làm khách trong đêm giao thừa trước khi nói chuyện phải cời lửa bếp lò, chúc chủ nhà “mở cửa gặp may”.
Người Đức đón Tết với nhiều phong tục
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước Giao thừa, mọi người đều ngồi yên trên ghế. Khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới.
Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là “thi leo cây”. Các chàng trai thi nhau trèo lên những cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là “anh hùng năm mới”.
Người Đức coi việc ăn hết thức ăn là yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, trong bữa ăn đầu năm mới, họ sẽ để lại một phần các món cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết. Ngoài ra, người ta còn cho vào tủ đựng thức ăn một con cá chép vì tin rằng nó mang lại sự thịnh vượng.
Tại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.
Người Đan Mạch đập bát đĩa
Đập vỡ bát đĩa là điều may mắn ở Đan Mạch.
Nếu như ở Việt Nam, việc làm vỡ bát đĩa vào dịp năm mới được xem là điều xui xẻo, thì với người Đan Mạch coi đây là điều may mắn.
Vào Giao thừa, họ sẽ ném những chiếc bát đĩa cũ, bị sứt mẻ của mình vào nhà hàng xóm, bạn bè. Người ta tin rằng càng có nhiều đĩa vỡ ngoài cửa vào sáng mùng Một, gia chủ sẽ càng có nhiều bạn bè, vận may trong năm mới.
Năm mới của người Pháp
Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm Giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến ngày 3/1 mới kết thúc. Theo quan niệm của người Pháp, uống cạn rượu sẽ đem lại may mắn cho họ vào năm mới, nếu không uống hết thì trong năm mới sẽ gặp điều xui xẻo.
Sáng sớm ngày mùng Một, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.
Tết ở nước Ý
Video đang HOT
Vào ngày 25 tháng Chạp, toàn gia đình quây quần ăn bữa tiệc Tết bên cây thông Noel. Họ chờ đợi ông già Tuyết mang túi quà tới. Trong đêm Giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, người Ý vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: Nếu nửa đêm Giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.
Lễ hội năm mới tại Mỹ
Lễ hội năm mới ở Mỹ luôn thú vị.
Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.
Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.
Tại miền Bắc, bữa tiệc đón chào năm mới thường có cải bắp với hy vọng nó sẽ mang đến may mắn và tiền bạc. Ở miền Nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới lại cần có của cải, đậu mắt đen, hành… với mong muốn kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Mexico
Cũng vào đêm Giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ – với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu. Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.
Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.
Đón Tết tại Colombia
Đốt “ông năm cũ” là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ.
Họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu cũ, những món đồ đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Sau đó, họ cho con búp bê mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình rồi đốt nó vào đêm Giao thừa. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.
Đón Giao thừa ở Brazil
Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.
Năm mới ở Peru
Người Peru có phong tục mở cửa để chào đón năm mới vào nhà mình. Tuy nhiên, họ mong muốn đối tượng bước qua ngưỡng cửa vào nhà đầu tiên từ đường phố là một hoặc nhiều người đàn ông. Người dân bản địa quan niệm rằng, một người phụ nữ “xông nhà” dịp Tết thì họ sẽ không may mắn trong cả năm đó.
Khoai tây là một thực phẩm quan trọng của Peru. Một truyền thống đặc biệt của họ ngày cuối năm là việc đặt ba củ khoai tây dưới ghế sofa: Một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt một nửa vỏ và một củ để nguyên không gọt. Cả ba củ được mang đặt dưới gầm giường đợi đến lúc Giao thừa người chủ quờ tay nhặt ra để đoán số mệnh. Nếu nhặt được củ nguyên vỏ là điều may, nửa vỏ là điềm bình thường và được củ sạch vỏ thì coi như gặp điềm xúi quẩy.
Minh Khôi
Theo doisongphapluat.com
Ngôi làng kỳ lạ tại Nhật Bản: 20 người sống cùng hàng trăm con búp bê
Khi dân số Nhật Bản đang ngày càng giảm và già hóa, các khu vực nông thôn rơi vào tình trạng không có ai sinh sống. Tại ngôi làng ở phía đông Shikoku, 18 năm nay không có trẻ em, chỉ có 20 người trưởng thành và hàng trăm con búp bê.
Những con búp bê trong làng Nagaro. Ảnh: The Sun
Ở ngôi làng miền núi xa xôi Nagoro ẩn mình trong thung lũng Shikoku (Nhật Bản), những đứa trẻ cuối cùng được sinh ra cách đây 18 năm. Hiện tại, chỉ có hơn 20 người trưởng thành sống tại ngôi làng này.
Trường tiểu học đã đóng cửa vào năm 2012, ngay sau khi hai học sinh cuối cùng hoàn thành lớp sáu. Tuy nhiên, mới đây, vào một ngày chủ nhật mùa thu tươi sáng, bà Tsukimi Ayano (70 tuổi) đã đưa ngôi trường trở lại với cuộc sống.
Bà Ayano đã sắp xếp hơn 40 con búp bê được làm thủ công trong khuôn viên của ngôi trường bị đóng cửa.
"Chúng tôi không bao giờ được nhìn thấy trẻ em ở đây nữa", bà Ayano cho biết. Mọi người đã tổ chức một lễ hội búp bê hàng năm trong vòng 7 năm qua.
"Dân số Nhật Bản đang bị thu hẹp và già đi. Không nơi nào mà xu hướng này được cảm nhận mạnh mẽ hơn ở khu vực nông thôn, nơi tỷ lệ sinh thấp, cơ hội việc làm bị thu hẹp và lối sống bất tiện.
Không có cơ hội cho những người trẻ tuổi ở đây" bà Ayano nói và nhờ lại khoảng thời gian trước đây, ngôi làng có một phòng khám y tế, một tiệm đánh bạc pachinko và một quán ăn. Tuy nhiên, bây giờ Nagoro thậm chí không có nổi một cửa hàng.
Những con búp bê mô tả những cậu bé học sinh trong trường. Ảnh: The Sun
Bà Ayano và bạn bè đã làm khoảng 350 búp bê, bằng gỗ và khung dây, trong nhồi giấy và mặc quần áo cũ được tặng từ khắp nơi Nhật Bản. Các con búp bê được dựng trong nhiều cảnh khác nhau gợi lên hình ảnh những người thực sự từng cư trú trong làng.
Một bà già chăm sóc một ngôi mộ bên đường, trong khi một người khác nằm trên xe lăn. Công nhân xây dựng hút thuốc lá vào giờ nghỉ trong khi những người khác chờ ở trạm xe buýt. Một người tạo ra trò nghịch ngợm bằng cách lắc hạt dẻ từ một cái cây.
Bên trong trường học, búp bê xuất hiện trên cầu thang hoặc ngồi ở bàn, trước mặt giáo viên và học những bài học vĩnh cửu. Bà Ayano tạo n hững nét vui tươi cho nhiều búp bê.
"Tôi không nghĩ nó đáng sợ", Fanny Raynaud (38 tuổi), một y tá đến từ Pháp, đang đi du lịch qua Nhật Bản bằng xe máy cùng chồng là anh Chris Monnon (55 tuổi) cho biết.
Họ đã tới và dừng lại ở Nagoro sau khi đọc về những con búp bê trên blog du lịch .
"Tôi nghĩ rằng đó là một cách hay để làm cho ngôi làng sống lại một lần nữa", cô Raynaud nói.
Những con búp bê được tạo ra để thay thế những người hàng xóm trong làng. Ảnh: The Sun
Nagoro nằm trong thung lũng Iya, được bao quanh bởi những sườn núi rộng lớn được bao phủ bởi những cây tuyết tùng. Ngay cả khi bà Ayano còn là một đứa trẻ, dân số ở đây chỉ khoảng 300. Nagoro thuộc Shikoku là hòn đảo nhỏ nhất và ít dân cư nhất của Nhật Bản.
Trong những năm 1950-1960, khu vực này chủ yếu tập trung khai thác rừng, xây dựng đường bộ và đập cho các nhà máy thủy điện. Sau khi công trình hoàn thành, nhiều người đã rời đi. Những người ở lại sống bằng nghề nông nghiệp.
Để đến siêu thị hoặc bệnh viện gần nhất, cư dân Nagoro phải lái xe một tiếng rưỡi dọc theo những con đường hẹp, quanh co.
"Bạn phải thực sự thích sống trên núi", Tatsuya Matsuura (38 tuổi), cư dân trẻ nhất của Nagoro nói. "Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sẽ gặp khó khăn khi sống ở đây".
Một gia đình búp bê. Ảnh: The Sun
Ông Hiroya Masuda, giáo sư tại Đại học Tokyo và là cựu thống đốc, nói: "Nếu chúng ta tiếp tục đi trên con đường chúng ta đã đi trong 10 hoặc 20 năm qua, khu vực nông thôn sẽ tiếp tục thu hẹp và mọi người sẽ tiếp tục tập trung ở các thành phố. Nhiều cộng đồng cuối cùng sẽ biến mất".
Nagoro có hơn 40 phần trăm cư dân từ 65 tuổi trở lên. Ngay cả khi có các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, chi phí y tế, nhà ở được hỗ trợ thì khu vực này vẫn có rất ít may mắn thu hút được các cư dân mới.
Chính quyền địa phương đã sáp nhập một số trường học với nhau và chi hơn 8 triệu USD cho một tòa nhà mới khang trang. Song vẫn chỉ có 38 học sinh đang theo học trong trường.
Hầu hết học sinh đi đến các thị trấn lớn hơn để học trung học và rời khỏi khu vực để học đại học hoặc đi làm.
"Chúng tôi muốn họ chọn cuộc sống mà họ muốn", ông Hiromi Mukai, hiệu trưởng trường tiểu học và trung học Higashi-Iya nói. "Đây là điều không thể tránh khỏi".
Những con búp bê đứng tại trạm chờ xe buýt. Ảnh: The Sun
Bà Ayano là con cả trong bốn anh chị em. Bà rời khỏi Nagoro năm 12 tuổi khi cha của bà đi làm tại một công ty thực phẩm ở Osaka. Sau đó, bà cưới chồng và sinh hai đứa con ở đó.
Sau khi nghỉ hưu, bà trở về Nagoro để giúp chăm sóc bố vợ ốm yếu và chăm sóc vợ qua bệnh suy thận. Sau đó , bà Ayano trở về làng để chăm sóc cha.
Trên cánh đồng trước nhà họ, bà Ayano trồng một vài hạt củ cải và hạt đậu. Những con chim đã đào chúng ra, vì vậy cô bé làm một con bù nhìn.
"Nó trông giống như một con người thực sự, không phải là một bù nhìn thông thường", bà Ayano nói.
Sau đó, bà đã làm thêm ba hoặc bốn con búp bê trong hình dạng của những người phụ nữ làm cỏ trên cánh đồng và những người khác ở bên đường.
Khi một vài du khách đi ngang qua hỏi những con búp bê để tìm đường, cô Ayano rất thích thú đến nỗi cô bắt đầu làm thật nhiều búp bê.
Bây giờ bà thỉnh thoảng có những buổi học làm búp bê ở một thị trấn gần đó hoặc cho khách đến thăm xưởng vẽ của bà, được thiết lập ở trường mẫu giáo cũ của làng.
Mộc Miên
Theo doisongphapluat.com/New York Times
Khoáng đạt Festival lướt ván thả diều trên biển Hàng trăm ván diều đủ màu sắc từ hàng trăm vận động viên lướt ván diều quốc tế đã làm nên bức tranh đầy sắc màu, sôi động cho bãi biển Ninh Chữ (Ninh Thuận), tô đậm thế mạnh du lịch trải nghiệm biển nhân dịp sự kiện Festival ván diều Ninh Chữ 2019. Những cánh diều sặc sỡ lướt trên từng con...