Những phong tục đang dần “xấu xí” của người Việt
Có những phong tục đang dần trở nên “xấu xí” mà đôi khi nhiều người tự hỏi có nên duy trì và phát triển nó qua nhiều thế hệ nữa?
Tết cổ truyền, dân tộc ta có nhiều thói quen đáng được gọi là thuần phong mỹ tục và đáng được gìn giữ như khai bút, xin chữ, du xuân, mừng thọ…
Nhưng cũng có những phong tục đang dần trở nên “xấu xí” mà đôi khi nhiều người tự hỏi có nên duy trì và phát triển nó qua nhiều thế hệ nữa hay không?
Lộc, hiểu theo nghĩa đen là chồi non mới nhú. Còn theo nghĩa ẩn dụ, lộc là điều tốt đẹp, là của trời đất hay các đấng linh thiêng ban tặng.
Mùa xuân là khởi đầu của một năm, là hiện thân của sự mới mẻ, sinh sôi, nên ai cũng muốn có lộc đầy nhà. Đó là lý do mà mọi người thường chọn những cây nhiều hoa, nhiều quả, nhiều lộc để bày biện. Sau thời điểm tống cựu nghênh tân, lên chùa thắp một nén hương xin lộc, cầu mong một năm đầy may mắn, sức khỏe, niềm vui…
Ý nghĩa ban đầu tốt đẹp là vậy, nhưng ngày nay hái lộc đã bị hiểu một cách sai lệch. Hàng đoàn người lũ lượt ngắt chồi, ngắt cành, thậm chí còn chặt cả nhánh cây vác về với quan niệm hái càng lắm thì lộc càng nhiều.
Rõ ràng, lộc và hái lộc cần phải được hiểu là mong muốn, là ước nguyện sẽ được hiển linh, chứ không phải hành vi tàn phá cây xanh thiếu hiểu biết như vậy. Hơn nữa, ông bà ta còn có quan niệm cứ sống đúng với bổn phận của mình, lộc tự nhiên đến.
Lì xì
Đây là tục lệmừng tuổi trong dịp Tết Nguyên đán với ý nghĩa phát vốn, ra vốn. Tiền lẻ được đặt vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ, người lớn lì xì cho trẻ em, con cái lì xì cho bố mẹ, ông bà, người trẻ lì xì cho các bậc cao niên…
Với ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là giá trị vật chất, nhưng lì xì đang dần bị thương mại hóa trong cuộc sống hiện đại.
Rất nhiều trẻ em chỉ nhận lì xì khi thấy tiền mệnh giá lớn, hoặc nhận phong bao thì lập tức rút tiền ra để xem, thấy ít quá thậm chí đã trả lại. Tiền lẻ năm trăm, một ngàn, hai ngàn… gần như vắng bóng trong các phong bao lì xì.
Còn nhiều người lớn thì bị áp lực khi phải chuẩn bị tiền lì xì cho gia đình, họ hàng, đối tác…, ít thì thấy ngượng ngùng, khó coi, mà nhiều thì không biết thế nào cho đủ, nhất là lại phải đáp lễ đối với những người đã lì xì trẻ em, người già của gia đình mình. Trong nhiều trường hợp, lì xì bị biến tướng thành việc tặng tiền thô thiển hoặc một kiểu hối lộ công khai.
Video đang HOT
Nhét đầy tiền lẻ vào tay Phật.
Đi lễ chùa
Theo quan niệm dân gian, đình, chùa là nơi tôn nghiêm, thờ tự những nhân vật đáng kính, có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.
Đầu năm đi lễ chùa cầu an cũng là một truyền thống văn hóa tốt đẹp. Sau một năm làm việc vất vả, năm mới người ta lên chùa tiếp tục cầu xin ơn trên phù hộ cho bản thân và gia đình sức khỏe, may mắn, tai qua nạn khỏi…
Bây giờ, vào các đình chùa những ngày xuân, đôi khi cứ ngỡ lạc vào một phiên chợ trong đó hỗn tạp nhiều thành phần ăn mặc hở hang, chen lấn xô đẩy, tiền nhét khắp nơi, vàng mã la liệt… trong khi lên chùa cốt ở cái tâm, chỉ cần mang theo nén hương và công đức ít tiền lẻ nhang khói.
Cửa chùa là chốn bình yên, thanh tịnh. Những hành động như vậy không chỉ phản cảm, thiếu văn hóa, mà còn ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nhà chùa.
Chơi bài, đánh cờ
Vào dịp xuân sang, việc đánh tam cúc, cờ vây, cờ người… không nhằm mục đích sát phạt được xem là một trò chơi trong tiết nông nhàn.
Giờ đây, chơi tam cúc đã trở nên xa lạ và cỗ bài tam cúc đã gần như biến mất trong các gia đình ngày xuân, thay vào đó là các sới bạc mọc lên như nấm sau mưa, từ thôn cùng ngõ hẻm cho đến những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, lễ hội… Dân công sở, sinh viên, công nhân cũng tham gia tổ chức đánh bạc… cho có không khí Tết.
Vấn nạn cờ bạc dựa hơi phong tục đã thế chỗ cho thú chơi tao nhã khi xưa. Nhiều người hưởng ứng rất nhiệt tình mà không biết rằng như thế là đang phạm pháp, với suy nghĩ “tháng giêng là tháng ăn chơi” hoặc mong muốn thử vận may từ trên trời rơi xuống.
May mắn đâu chưa thấy, chỉ thấy nhiều người từ chiếu bạc bước ra, đầu năm đã là “bác thằng bần” rồi.
Xem bói
Năm mới, người Việt thường có thói quen xem bói với mong muốn dự đoán mọi việc sẽ xảy ra và phòng tránh những tai ương. Vậy nên sau Tết, một trong những nơi được viếng thăm nhiều nhất có lẽ là nhà thầy bói.
Bản chất của xem bói là không xấu, nếu chỉ xem cho vui. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ bản lĩnh trước những lời “cô phán”, “cậu phán”. Giá cho một lần xem bói thường là tùy tâm, nhưng những gì diễn ra sau khi bói xong mới thật sự tốn kém. Dâng sao giải hạn, đội bát hương, miệt mài theo phò thầy hết lễ này đến lễ khác mà chưa biết có “thoát kiếp nạn” hay không.
Dịch vụ xem bói nở rộ và hốt bạc cũng một phần là do nhiều người sùng bái quá mức trở nên vô tình tiếp tay cho mê tín vậy.
Ngày xưa xem một quẻ cho biết lấy may, giờ xem xong một quẻ cứ thấy giật mình thon thót. Nên mới có câu: Tiền buộc dải yếm bo bo, trao cho thầy bói đâm lo vào mình!
Dù sao đi nữa, phong tục vẫn là nét văn hóa cần gìn giữ và duy trì, bởi nó hiện thân cho quá trình phát triển của một dân tộc. Nhưng nếu không được hiểu đúng nguồn gốc và ý nghĩa, phong tục sẽ bị biến dạng, có thể trở thành hủ tục và di sản để lại cho thế hệ sau chỉ còn là những thói quen phản cảm.
Theo Nga Lê
Báo Vietnamnet
Ngân hàng nhìn đống tiền thừa mà run
Những ngày sau Tết Nguyên đán, lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh trong khi nhu cầu vay vốn giảm khiến nhiều ngân hàng "run rẩy" với lượng tiền thừa.
Trong khi đó, dư nợ tín dụng tăng trưởng âm 0,5% trong tháng 1/2014 và dự báo cũng tăng yếu trong tháng 2 càng khiến số tiền mặt của các ngân hàng thêm ế ẩm. Chính vì thế, không ít ngân hàng đang đau đầu với tiền dư thừa.
Thừa tiền, ngân hàng đã phải mua trái phiếu Chính phủ dù cho lãi suất thấp. Ngày13/2 vừa qua, Bộ Tài chính đã chào thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với lãi suất giảm còn 6,58-7,95%/năm tùy thời hạn và đã huy động thành công hơn 9.000 tỷ đồng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, nếu tính lãi suất ngân hàng đang huy động trên thị trường là 7%/năm, cộng với dự trữ bắt buộc, thì mua trái phiếu như vậy là không có lãi. Nhưng họ vẫn phải đầu tư, còn hơn để tiền nằm chết một chỗ.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang hút mạnh tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO). Ngày 12/2 hút ròng 9.715 tỷ đồng, trước đó, ngày 11/2 cũng đã hút ròng 4.899 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, cơ quan này đã hút ròng qua OMO gần 15.000 tỷ đồng.
Đầu năm, lượng tiền mặt gửi vào các ngân hàng tăng mạnh.
Thừa tiền, trong khi nhiều ngân hàng đang thua lỗ lại càng tạo sức ép trên thị trường tiền tệ những ngày đầu năm.
Lãi suất có giảm?
Thông điệp từ chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước năm 2014 là đẩy mạnh vốn vào 5 lĩnh vực ưu tiên, gồm tam nông, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, công nghiệp chế biến. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước xác định chủ trương đẩy mạnh tín dụng ở các địa phương ngay từ đầu năm.
Theo TS. Trần Du Lịch, để làm được như kế hoạch đề ra, trước mắt phải giảm bớt được lãi suất cho vay trung, dài hạn để DN có vốn tái đầu tư, tái sản xuất.
Nhưng theo các ngân hàng, lãi suất nói chung khó có thể giảm thêm. Để đảm bảo an toàn hệ thống và tính thanh khoản của các ngân hàng, nhiều ý kiến cho rằng, muốn giảm lãi suất cho vay thì cần phải giảm lãi suất huy động xuống dưới mức 7%.
Tuy nhiên các phân tích cho thấy, nếu căn cứ vào diễn biến và kỳ vọng của lạm phát, chỉ tăng khoảng 5,5-6% trong năm 2014, kết hợp với dự báo tỷ giá có thể sẽ được điều chỉnh tăng khoảng 2%, để duy trì lãi suất thực dương cũng như sức hấp dẫn tương đối của đồng VND so với USD thì khả năng tiếp tục giảm lãi suất huy động trong năm 2014 là rất ít.
Nếu lãi suất huy động không giảm hoặc giảm ít thì khó hy vọng lãi suất cho vay giảm mạnh. Trên thực tế hiện nay các ngân hàng đều sẵn sàng cho khách hàng vay với lãi suất rất thấp. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho thấy, lãi suất cho vay bằng VND đối với những DN tốt chỉ còn 6,5-7%/năm, còn các DN khác ở mức 9-11,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 11,5-13%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.
Theo các ngân hàng, sức mua của nền kinh tế quá trầm lắng đang cản trở DN trong việc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu, sau đó mới đến lãi suất và những vấn đề khác.
DN vẫn khát vốn
Ông Bùi Ngọc Huyên, Giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên cho biết, DN của ông rất cần vốn để đầu tư, nhưng đến nay các ngân hàng không cho vay với lý do sản xuất ôtô trong bối cảnh sắp mở cửa thị trường, xe ngoại tràn vào sẽ không có hiệu quả. Vì lý do này mà mấy năm nay dù có dự án, nhưng cũng không thể nào tìm ra vốn.
Nhiều DN vẫn than phiền vay vốn không hề dễ dàng dù lãi suất có giảm và ngân hàng thừa tiền.
Ông Hoàng Trọng Năm, Giám đốc Công ty cổ phần Đại Dương, chuyên sản xuất kinh doanh nước giải khát tại Thanh Xuân, Hà Nội, than phiền, tuy lãi suất có giảm nhưng chỉ ở kỳ ngắn hạn. Ngân hàng chỉ cho vay trong vòng 1 năm và 3 tháng đầu lãi suất thấp còn lại các tháng sau thả nổi, tính chung thì không hề thấp, ngoài ra là vẫn phải có tài sản thế chấp. Do đó, nhiều DN đã không tiếp cận được vốn.
Theo Hiệp hội các DN nhỏ và vừa Việt Nam, hơn 90% số DN tại Việt Nam hiện nay là DN vừa và nhỏ, nhưng suốt thời gian và hiện tại họ vẫn chưa thể tiếp cận được vốn tín dụng. Tình hình chung thì lãi suất có giảm nhưng DN vẫn không thể vay được, vẫn đang phải chật vật xoay xở để tồn tại.
TS. Trần Du Lịch lo ngại khi nhiều giải pháp đưa ra nhưng dòng tín dụng vẫn cứ bị nghẽn. Có vẻ như "tiếng chuông" đã được gióng lên từ lâu nhưng vẫn chưa tìm thấy sự ăn nhập cần thiết và đó là một thách thức lớn của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay.
Theo Trần Thủy
VEF
Người ta đi chùa không còn vô minh Người giản dị nhất thì cầu bình an, số khác cầu tài lộc, thậm chí là cầu duyên. Phật giáo luôn quan niệm "Tiền bạc là vật ngoài thân", nhưng bất cứ ngôi chùa nào cũng phải xoay xở chóng mặt với lượng tiền lẻ mà người đi lễ rải thảm khắp chùa trong mùa lễ hội. Người ta đi chùa không còn...