Những phong tục cầu may mắn kỳ lạ vào dịp Tết của văn hóa Á Đông
Tại mỗi nước, biến thể của phong tục cầu may một khác nhau nhưng tất cả đều mang ý nghĩa chung là đem lại may mắn trong năm mới cũng như xua đuổi vận xui của năm cũ cho người dân.
1. Rắc đậu nành trước cửa nhà
Người đảm nhận việc rắc đậu nành trước cửa nhà phải là đàn ông của gia đình.
Trong lễ hội Setsubun được tổ chức vào ngày 3/2 của người Nhật, người ta thường rắc đậu để xua đuổi vận xui cũng như các tà ma, đồng thời cầu may mắn trong năm mới.
Loại đậu được sử dụng phải là đậu nành nướng vì người ta cho rằng loại thực phẩm này có thể thanh tẩy được những điều xui xẻo trong năm cũ. Sau khi rắc đậu trước cửa nhà, người dân Nhật sẽ ăn hạt đậu nành với số hạt tương ứng tuổi của mình.
Tuy nhiên, người rắc đậu cho mỗi gia đình phải là nam giới trong gia đình có tuổi hợp với năm hoặc là con trưởng.
2. Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
Mua muối đầu năm mới mong muốn cả năm “mặn mà”.
Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã quan niệm, muối là thứ chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại may mắn cho mỗi gia đình. Ngược lại, vôi mang ý nghĩa sửa chữa, xóa bỏ những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ. Từ đó, phong tục “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” dần hình thành và xuất hiện.
Vào mùng 1 Tết, người dân Bắc thường mua muối với hy vọng cả năm sẽ may mắn, đủ đầy về vật chất và đậm đà về phương diện tình cảm như vị mặn của muối. Ngoài ra, người ta cũng thường rắc muối trước cửa nhà nhằm cầu an cho cả gia đình.
Trong khi đó, vôi chỉ được mua vào dịp cuối năm để sang sửa lại cửa nhà. Ngoài ý nghĩa xóa bỏ những điều không may, ở nông thôn, người ta còn rắc vôi bột ở góc vườn nhằm xua đuổi tà ma.
3. Đốt hết tóc rụng thu thập được
Số tóc rụng thu thập được sẽ được đem thiêu đốt hết (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Cùng đón dịp Tết Nguyên Đán với Việt Nam, người dân Triều Tiên cũng có phong tục cầu may, xua đuổi vận xui không thể bỏ qua đó là đuổi ma và đốt tóc.
Vào sáng sớm mùng 1 Tết, người dân sẽ đem hình nhân làm bằng rơm vứt ra ngã tư đường. Bên trong ruột của hình nhân được nhét tiền vì họ quan niệm, tà ma sẽ theo hình nhân ra mà đi khỏi nhà mình.
Sau đó, buổi chiều là khoảng thời gian dành cho việc đốt tóc với mong muốn gặp bình an đồng thời tiêu trừ bệnh tật trong năm mới. Toàn bộ số tóc rụng nhặt được trong năm cũ đều bị đem ra đốt hết.
4. Rửa bát đĩa bằng sữa
Người dân Mông Cổ rửa bát đĩa bằng sữa trước Giao thừa.
Như bất kỳ quốc gia châu Á ăn Tết âm lịch khác, người dân Mông Cổ cũng dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ để chào đón năm mới. Ngoài việc quét dọn và trang hoàng nơi ở, họ còn có phong tục rửa bát đĩa bằng… sữa.
Vào thời điểm trước Giao thừa, công việc rửa dọn kỳ lạ này sẽ được tiến hành với hy vọng “tẩy rửa” cả về thể xác lẫn tâm hồn các thành viên trong gia đình.
5. Bày xẻng trước cửa nhà
tin mới, tin trong ngày, chuyen la the gioi, phi thường, Chuyện lạ, chuyện lạ có thật
Dàn xẻng rơm trang trí trước cửa nhà.
Tại Hàn Quốc, xẻng được coi như một đồ vật chiêu tài lộc của mỗi gia đình. Vì vậy, trước cửa nhà nào cũng đặt một chiếc xẻng làm bằng rơm. Ý nghĩa của việc làm này là hốt hết thóc gạo rơi vãi và đón tài lộc quanh năm.
Trước kia, những người đi bán rong xẻng rơm thường được coi là người đem lại may mắn nên gia đình nào cũng mong đợi người bán hàng vào nhà mình càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển, những người bán rong cũng không còn nữa nên xẻng rơm đều phải được mua từ trước.
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Những "bí kíp chống ế" kỳ dị khắp thế giới đầu năm mới
Vào thời khắc chào năm cũ và đón năm mới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một phong tục cầu mong tình yêu tốt đẹp khác nhau.
1. Mặc quần lót mới màu hồng để đào hoa hơn
Đồ lót hồng thường tràn ngập các shop ở Argentina vào dịp lễ Giáng Sinh.
Người dân Argentina tin rằng, phụ nữ độc thân sẽ có vận đào hoa nếu họ mặc quần lót mới màu hồng trong dịp năm mới. Vì vậy, theo phong tục, người ta thường tặng quần lót màu hồng cho phụ nữ chưa chồng vào dịp Giáng Sinh.
Màu hồng là màu tượng trưng cho tình yêu lãng mạn, biểu tượng của sự may mắn, hôn nhân, sinh đẻ cũng như xua đuổi tà ma. Ngoài ra, mặc đồ mới còn là nghi thức tẩy rửa những điều xấu của năm cũ.
Ngày nay, người ta không chỉ tặng quần lót hồng cho phụ nữ chưa chồng mà còn mở rộng tặng cho tất cả những ai là phụ nữ với lời chúc may mắn trong tình yêu cũng như hôn nhân. Tùy theo quan niệm mà người ta sẽ mặc quần lót hồng vào ngày Giáng Sinh hoặc ngày đầu tiên của năm mới.
2. Muốn hết "ế", hãy mặc quần lót đỏ
Đồ lót màu đỏ là báo hiệu của một tình yêu hạnh phúc.
Nhưng ở Mexico, người dân lại cho rằng màu quần lót mình mặc có thể là điềm báo cho những gì sắp xảy ra trong năm tới. Vì vậy, vào thời khắc trước Giao thừa, người dân nơi đây sẽ thay quần lót sang màu tượng trưng cho điều họ mong muốn.
Nếu như màu vàng tượng trưng cho khát vọng giàu sang thì màu đỏ lại là biểu tượng cho tình yêu đong đầy, hạnh phúc.
Ngoài Mexico, một số nước Mỹ Latin như Bolivia, Colombia, Ecuador, Brazil hay Venezuela cũng có phong tục thay quần lót màu mè vào dịp năm mới.
3. Giấu lá tầm gửi dưới gối với mong muốn lấy được chồng tốt
Các cô gái trẻ Ai-len thường giấu lá tầm gửi dưới gối ngủ.
Mơ ước lấy được một người chồng tốt là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn. Điều này cũng không ngoại lệ với phụ nữ Ai-len.
Khi thời điểm năm cũ qua đi, năm mới bắt đầu cũng là lúc những cô gái trẻ chưa chồng ở Ai-len gửi lời cầu nguyện của mình. Họ đặt một nhánh cây tầm gửi nhỏ dưới gối ngủ của mình trước khi lên giường đi ngủ trong Đêm Giao Thừa.
Các cô gái trẻ tin rằng, nếu làm mẹo này, năm tới họ sẽ "chạm trán" tình yêu đích thực của cuộc đời và tiến tới hôn nhân. Ngoài ra, người ta còn tin rằng nhành tầm gửi sẽ giúp họ xóa bỏ vận xui.
4. Hôn nhau vào lúc nửa đêm
Nụ hôn tượng trưng cho may mắn và tình yêu đích thực.
Từ xa xưa, người dân Mỹ đã giữ vững thói quen gửi tặng những người thân yêu của mình nụ hôn.
Đây là một tục lệ đã có từ lâu đời mà người dân tin rằng sẽ đem đến may mắn và điều tốt đẹp cho người được hôn trong năm mới. Không chỉ vậy, nụ hôn còn tượng trưng cho tình yêu đích thực.
Không chỉ người yêu mà ngay cả những người thân trong gia đình đều có thể hôn nhau. Ngoài ra, ở Venice, Ý, vào đúng Đêm Giao Thừa, người dân sẽ tập trung tại Quảng trường St. Mark để trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào, cầu chúc cho một năm mới may mắn, hạnh phúc.
5. Trò chơi tiên đoán về chồng tương lai
Nếu gương đặt đúng vị trí, cô gái sẽ nhìn thấy khuôn mặt chồng tương lai trong gương.
Cũng giống như các đất nước khác trên khắp thế giới, người dân Belarus cũng chào đón năm mới bằng tinh thần sôi nổi và thích thú tột độ. Bên cạnh những lời chúc đem lại may mắn và điềm tốt lành, các cô gái chưa chồng nơi đây còn thích thú với trò tiên đoán chồng tương lai.
Người ta thường dùng gương để dự đoán về đường tình duyên của cô gái trong năm tới. Nếu hai chiếc gương được đặt đúng, cô gái sẽ có thể nhìn được khuôn mặt chồng tương lai từ một trong hai chiếc gương.
Ngoài ra, một cách thức tiên đoán đường hôn nhân nữa là dùng gà trống và một nắm ngô. Nếu con gà trống tiến tới chỗ cô gái nào trước để ăn ngô thì cô gái đó sẽ là người "lên xe hoa" đầu tiên trong năm mới.
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Rùng mình trước những tập tục nuôi trẻ con "kinh dị" Song song vơi viêc tôn tai nhưng phong tuc, tâp quan thu vi va co y nghia thi ngay nay, trên thê giơi vân tôn tai nhưng tập tuc kinh di không chi danh cho thanh niên, ngươi lơn ma con vơi ca tre con. 1. Tăm cho tre mơi đe băng sưa đun sôi Thây tu câu nguyên trong lê tăm sưa...