Những phòng chơi game thực tế ảo Escape the room vô cùng thú vị tại Hà Nội
Sau đây là tổng hợp đánh giá của những người đã từng tham gia chơi về các trung tâm Escape the room tại Hà Nội, hi vọng những thông tin tham khảo này sẽ giúp các bạn chọn được phòng chơi ưng ý cho mình và bạn bè.
Game nhập vai thực tế thoát khỏi phòng kín (Escape the room) xuất hiện tại Hà Nội từ cuối năm 2014 và đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giới trẻ Hà Nội. Hiện nay đã có 4 trung tâm tổ chức trò chơi Escape the room tại Thủ Đô. Mỗi trung tâm có từ 3-4 phòng chơi cùng với những ưu điểm khác nhau.
Sau đây là tổng hợp đánh giá của những người đã từng tham gia chơi về các trung tâm Escape the room tại Hà Nội, hi vọng những thông tin tham khảo này sẽ giúp các bạn chọn được phòng chơi ưng ý cho mình và bạn bè.
BreakOut 3 phòng chơi: Maze Runner, Resident Evil và Dracula,
We Escape 2 3 phòng chơi: Appocalypse, Ocean Eight và The Evil Within,
Locked Hà nội 3 phòng chơi: Upside Down, Mission Impossible và Da Vinci Code
5DCode 3 phòng chơi: Inescapable, Shinichi Kudo và Fear Clinic.
Phòng có không gian rộng nhất : Maze Runner (BreakOut). Trong phòng chơi có nguyên một cái mê cung. Phòng này có quãng đường chạy từ đầu đến cuối phòng là dài nhất. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, bạn sẽ không bị lạc trong mê cung.
Phòng có không gian hẹp nhất : The Evil Within (We Escape). Có lẽ mục đích là để tạo cảm giác ngột ngạt. Phòng này đã hẹp mà lượng khóa lại dày đặc nên nguyên tâm lý khi chơi càng bị bóp nghẹt.
Phòng có bài trí cầu kỳ nhất : Upside Down (Locked). Đồ đạc gắn trên tường và trên trần. Các mảng tường đều được trang trí không bỏ sót chỗ nào.
Phòng có nhiều ngăn nhất: Ocean Eight (Weescape). Trong phòng này bạn sẽ phải mở khá nhiều loại cửa và có tới 7 ngăn riêng biệt với nhau.
Video đang HOT
Khóa (không phải khóa cuối) hay nhất: Ocean Eight (Weescape). Không dám spoil gì, nếu bạn đã vượt qua vòng này hẳn bạn hiểu mình đang nhắc đến điều gì. Bạn có thể xin gợi ý, nhưng tự mình khám phá ra sẽ giúp bạn vui hơn nhiều.
Phòng rùng rợn nhất: Resident Evil(BreakOut). Âm thanh phải nói là tuyệt hảo với việc nhạc thay đổi theo phòng chơi và không hề trùng lặp trong suốt 60ph. Đặc biệt tầm phút 30 bạn sẽ được bonus tiếng gõ cửa cộc cộc cộc và tầm phút 45 là tiếng cười khanh khách. Ánh sáng mờ ảo cộng với mấy em “búp bê” ngồi bên cạnh đủ làm bạn rợn tóc gáy, hoặc không dám một mình đi tìm dữ kiện. The Evil Within (Weescape) và Fear Clinic (5DCode) cũng ghê, nhưng mình tin phòng mà mình không dám chơi một mình mặc dù đã biết hết khóa thì chỉ có Resident Evil.
Phòng dễ nhất (Phù hợp với các bạn mới chơi): Dracula(BreakOut)và Da Vinci Code(Locked). Dracula thực sự đơn giản, các khóa hầu hết chỉ dùng 1 hoặc 2 dữ kiện để giải. Phòng được thiết kế giống như một chuỗi các bài Doors and Rooms liên tiếp mà các bạn vẫn chơi trên máy tính hoặc điện thoại. Tuy nhiên khóa cuối vẫn tạo ra được thách thức mà nếu không nhạy cảm sẽ dễ dàng bị tắc lại trong phòng cuối đến tận khi 60ph kết thúc.
Còn Da Vinci Code lại dễ theo một kiểu khác: các khóa dễ bị mò ra, hoặc hên xui mà trả lời đúng. Bạn sẽ khá ức chế nếu như là một trong các đội không hên, nhất là khi số lượng team qua phòng này cũng là nhiều nhất trong các phòng mình từng chơi.
Phòng tương tác nhiều nhất: Inescapable(5DCode). Có 3 khóa mà bạn phải thực sự khéo tay, tinh mắt mới vượt qua được. Việc sử dụng đồ trong phòng này có khi còn quan trọng hơn cả tìm dữ kiện và logic. Hầu hết các phòng khác chỉ có 1 khóa khéo tay, trong đó Ocean Eight (Weescape) đòi hỏi độ khéo cao nhất tuy nhiên vẫn chưa khó bằng Inescapable(5DCode). Và nói thêm, 2 trong 3 khóa đó nằm ngay ở ngăn đầu tiên!
Phòng khó nhất: Resident Evil (BreakOut) và The Evil Within (Weescape) xứng đáng là hai phòng có cấp độ khó “Evil”. The Evil Within có không gian chật hẹp, mật độ khóa dày đặc, cũng là phòng cực kỳ ít ánh sáng và âm thanh chói tai. Khóa cuối thực sự là thử thách khi bạn phải gom cực nhiều dữ kiện mới ra được logic của nó, mà ra rồi chưa chắc đủ tỉnh táo và thời gian để giải được.
Trong khi đó Resident Evil có khóa (không phải khóa cuối !) khó cũng gần bằng như thế (tất nhiên bạn có thể xin gợi ý), và khóa cuối thì tuy không cần quá nhiều dữ kiện nhưng lại đặc biệt sáng tạo. Bạn cần phải rất tinh tế và tỉnh táo (điều bạn luôn luôn thiếu khi ở cửa cuối) để vượt qua nó, mà theo như mình biết thì chưa có team nào vượt qua được.
Và cái nhất sau cùng, phòng hay nhất: Resident Evil (BreakOut).Đây là phòng chơi ưng ý với các team đã có kinh nghiệm chơi ở nhiều trung tâm. Hiệu ứng âm thanh tốt, bài trí tỉ mỉ, ánh sáng mờ ảo, số lượng đồ trang trí đủ khiến bạn rợn người. Bạn không những phải dùng hết những gì có trong tay, mà còn phải biết dùng chúng một cách tốt nhất. Khóa cuối thực sự rất hay, làm cho những người thua cuộc dù cay cú nhất chắc cũng phải thấy hài lòng. Bạn nên chơi phòng này ít nhất 2 lần (mình tin bạn khó có thể thắng sau lần đầu tiên), xin gợi ý đúng lúc và chuẩn bị thật tốt cho lần tấn công thứ 2.
Hãy thật sáng tạo, thật tinh tế cho khóa cuối, và khi tìm được nó rồi, bạn sẽ thấy ánh sáng soi rõ mọi thứ logic cho cuộc hành trình của bạn trong thế giới thực mà ảo Escape the room.
Theo Gamek
Nỗi sợ trong thế giới game
Bạn nghĩ tôi đã biết đến tất cả nỗi sợ trong thế giới game sao?
Sợ hay sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, tồn tại và xảy ra khi bộ não phản ứng với một sự kích thích cụ thể, chẳng hạn như bị đau hay bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm nào đó. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
Thế giới game muôn màu đem đến cho gamer rất nhiều cảm xúc khác nhau mà trong đó nỗi sợ là một khái niệm được tất cả các nhà phát triển game rất chú trọng khai thác và khai thác một cách triệt để. Bạn cũng không còn lạ lùng gì với thế giới ảo, mặc dù nó là ảo, nhưng mọi thứ trong nó đều chân thực vì nó không biết nói dối, nó lột tả được hết cảm xúc của những gamer. Và nỗi sợ trong thế giới game có thể đánh lừa cảm xúc của chúng ta nhưng nó không nói dối chúng ta, nó cho chúng ta thấy được những sự thật phũ phàng, đáng sợ trong thế giới này.
Game kinh dị và nỗi sợ hãi thường thấy
Chúng ta thường sợ những điều mà tôi không biết, những thực thể không rõ ràng, những thứ liên quan đến tâm linh, ma quỷ hay những thứ mau me, man rợ. Đây là những nỗi sợ thường thấy, nó cuốn lấy ta, ám ảnh ta. Cứ mỗi lần nhắm mắt vào là lại thấy lo sợ phải mở mắt ra hay đơn giản là chỉ cần tắt đèn đi thôi cũng cảm thấy rùng tôi như có cái gì đó đang đứng nhìn tôi trong bóng tối.
Và nỗi sợ này có rất nhiều trong game, hầu hết là các game kinh dị mà ở thời điểm hiện tại liên tục được các nhà phát triển chú trọng và phát hành nhan nhản trên thị trường. Có lẽ hầu hết các gamer nếu lần đầu tiên chơi những game kinh dị kiểu này đều có cảm giác sợ hãi tột độ và bị ám ảnh một thời gian khá dài. Nhưng dần dần khi đã quá quen với các mặt game thì nỗi sợ này gần như biến mất, chúng ta chỉ còn giật tôi trong một khoảnh khắc bị hù dọa và chúng cũng chẳng thể đeo bám hay ám ảnh chúng ta lâu như trước.
Và các nhà phát triển cố gắng thêm vào đó những sinh vật kì dị thay vì yếu tố tâm linh, thêm những cảnh máu me, man rợ và ám ảnh nhằm kích thích và đánh lừa não bộ, là gamer trở nên hồi hộp, căng thẳng và sợ hãi tột độ khi bị hù dọa ngay sau đó. Tuy nhiên dù cố gắng thay đổi thì cũng không được lâu, những tựa game ngày nay không còn cho chúng ta có cảm giác sợ hãi lâu dài như ngày xưa khi chơi những Fatal Frame, Silent Hill hay Resident Evil.
Nhưng dù có vậy thì các game kinh dị indie vẫn rất cần thiết vào thời điểm này, đi kèm là những tựa game kinh dị được đầu tư sâu hơn về chất lượng và đồ họa để có thể cung cấp đủ sự hù dọa cần thiết vì dường như những tựa game này cũng đang trở thành một phần tôn giáo của gamer. Họ cần có thứ gì đó làm họ giật tôi để sốc lại tinh thần đôi chút.
Nỗi sợ thực sự không đến từ 2 chữ kinh dị
Đơn độc trong thế giới
Đó là khi nhân vật một tôi đi trên con đường, với những vết thương trên tôi. Bạn chỉ nhìn theo bóng hình nhân vật và bỗng dưng cảm thấy thật hụt hẫng, thật nặng nề và một cảm giác thật khó tả. Sự cô độc chưa bao giờ đáng sợ đến như vậy, và bạn bỗng nghĩ về một ngày mà bạn cũng giống như nhân vật trên màn ảnh, cô độc và đau đớn.
Đó là khi bạn chứng kiến một nhân vật trong game chết ngay trước mặt tôi mà bạn không thể làm gì, chỉ biết vô vọng nhìn nhân vật đó ra đi trong vòng tay của nhân vật chính. Bạn bỗng thấy chạnh lòng và một cảm giác thật đau đớn, và bạn sợ phải nhìn thấy một nhân vật nào đó ra đi mãi mãi, bạn sơ phải nhìn thấy sự đau thương và nỗi mất mát.
Đó là khi bạn nhận ra một sự thật phũ phàng rằng mọi thứ bạn thấy chỉ là do bạn tưởng tượng ra hay những gì mà bạn tin tưởng bấy lâu nay đổ vỡ. Đó là khi bạn biết được một âm mưu khủng khiếp và đen tối mà bạn, nhân vật bạn điều khiển là người bị nghi ngờ, bị buộc tội là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả âm mưu này. Khi đó bạn có sợ không khi tất cả đều quay lưng với bạn, cả thế giới săn lùng bạn, không một ai tin tưởng vào điều mà bạn nói.
Sự thật phũ phàng
Và cũng là khi bạn nhận ra rằng bạn là người duy nhất có thể ngăn chặn được âm mưu này, tất cả mọi trọng trách đều đổ lên đầu bạn, đè nặng lên đôi vai của bạn, bạn cảm thấy bị choáng ngợp và cảm giác sợ hãi tột độ trước gánh nặng này. Đừng nói rằng bạn không sợ, sâu bên trong bạn là một nỗi sợ tiềm ẩn và nó không hề đến từ cái được gọi là kinh dị. Nó không lấy yếu tố bất ngờ trong các pha hù dọa mà nó đánh thẳng vào tâm lý con người.
Nó không phải là sự hồi hộp, thoi thóp, lo lắng vì những gì sẽ ập đến mà nó lớn dần lên trong lòng mỗi người rồi bất ngờ để họ phải nhận ra theo một cách mà ít ai nghĩ đến nhất, nhưng một khi nỗi sợ này đã bao trùm lên người chơi thì họ sẽ bị choáng ngợp và một sự ám ảnh đến kì lạ.
Nỗi sợ và bài học về cuộc sống
Chỉ có mình tự cứu lấy mình thôi ...
Theo một cách nào đó, những nỗi sợ trên không thể nào thay thế cho những tựa game kinh dị hiện có và không phải gamer nào cũng có đủ khả năng để cảm nhận được những nỗi sợ này và càng khó hơn để nhận biết nếu họ không thực sự tập trung vào trải nghiệm game trên mọi phương diện. Nhưng những nỗi sợ này lại dạy cho chúng ta những bài học quý giá về cuộc sống. Nó dạy cho tôi biết cuộc sống này vốn phũ phàng và tàn nhẫn như thế nào vì rõ ràng bản thân chúng ta không ít lần trải qua những nỗi sợ trên ở ngoài cuộc đời thật.
Bị phản bội, cô độc, bị vu oan hay phải chứng kiến ai đó ra đi. Những gì tôi học được không phải là suy sụp, lẩn trốn hay tiếp tục sợ hãi. Đối với tôi, nỗi sợ hãi là điều cần thiết để chúng ta trở nên dũng cảm, nhờ có nó mà chúng ta mới biết cách vươn lên, cách vượt qua sự khó khăn. Và người dạy cho tôi biết cách vượt qua nỗi sợ hãi đó chính là game, chính là những nhân vật trong game. Và chính họ đã vượt qua được nỗi sợ hãi này, vậy tại sao tôi lại không thể. Rồi đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải đứng lên và bước tiếp, vượt qua mọi rào cản và lời đàm tiếu.
Game đem nỗi sợ đến cho chúng ta và nó để chúng ta ở đó để tự tìm cách vượt qua nỗi sợ hãi, nếu quá khó khăn, nó sẽ đưa ra những thông điệp dù nhỏ nhất để dẫn dắt chúng ta vượt qua nhưng nó không bao giờ giúp chúng ta một cách đầy đủ, vì cốt lõi của việc vượt qua nỗi sợ hãi nằm ở bản thân mỗi con người.
Có thể đó chỉ là thế giới ảo, những gì xảy ra trong đó đã được dàn dựng từ trước. Nhưng đối với tôi, cảm xúc của nhân vật là thật, thế giới trong game cũng đang sống thật và game không hề biết nói dối.
Theo Game4v
Phong trào chơi game thực tế Zombie Park xuất hiện tại Việt Nam Về cơ bản, Zombie Park là một game hành động, chạy đua sống còn giữa Zombie player và Human player. Trong thời gian gần đây, các game thủ Việt đang dần chuyển hướng, thay vì chỉ tập trung vùi đầu vào thế giới ảo hàng ngày thì các phong trào chơi game thực tế hết sức thú vị. Cách đây không lâu chúng...