Những phi vụ gamer Việt gây xấu hổ trước thế giới
Xưa nay, game thủ Việt vẫn luôn bị kỳ thị mỗi khi chơi tại các server nước ngoài, thậm chí nhiều trường hợp không dám nhận quốc tịch để được nhận vào guild. Nhiều người tỏ ra tức giận trước chuyện này, thế nhưng “có lửa mới có khói”, hãy cùng điểm lại những phi vụ họ gây xấu hổ trước thế giới, để rồi nhận được cái nhìn hoàn toàn khác từ bạn bè nước ngoài.
Cabal Elite hắt hủi gamer Việt
Sau khi Cabal Việt Nam đóng cửa, lượng lớn fan hâm mộ của trò chơi đã chuyển nhà sang các server khác trên thế giới, trong đó đông đảo nhất là phiên bản global và hệ thống máy chủ lậu chất lượng tốt có tên Cabal Elite. Tuy nhiên hồi năm 2010, có tới 90% số lượng account bị khóa có IP tới từ Việt Nam do hack, bot, spam kênh chat và thậm chí là nói tục với người nước ngoài.
Thông báo của BQT về việc sắp khóa IP Việt Nam.
Điều kiện của Cabal Elite đưa ra là nếu có thêm 20 tài khoản nữa bị khóa, IP Việt Nam sẽ bị chặn hoàn toàn. “Chính sách của chúng tôi là chào đón tất cả mọi người, nhưng nếu chơi bẩn thì buộc lòng phải thanh lọc triệt để”, BQT game tuyên bố.
Trên diễn đàn Cabal Elite rất nhiều gamer nước ngoài đồng tình với phương án khóa IP Việt Nam, có người cho rằng họ đã quá mệt mỏi vì phải chịu đựng gamer Việt thời gian qua. Điều đáng buồn hơn nữa là các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines luôn được coi là “chơi đẹp” thì chỉ riêng có Việt Nam bị hắt hủi.
Gamer SANA coi khinh Việt Nam
Sau khi Sudden Attack VN đóng cửa, phiên bản tương tự tại Bắc Mỹ (SANA), không chặn IP, đăng kí dễ dàng nên là nơi đến của nhiều game thủ Việt. Và theo phản ánh, giống như cái dớp ở Cabal, nạn hack và abushing hoàn hành khắp các server ở SANA và không ai khác chính là một phần lớn game thủ Việt Nam.
Danh sách các tài khoản VN bị block.
Thậm chí trong thời gian đầu các gamer này còn tận dụng khả năng Anh ngữ của mình vừa chửi tục bằng tiếng Anh vừa hack gây nên sự bực tực cho các gamer khác. Không những thế các khi thấy “đồng đội” của mình bị kick các gamer này không nhưng không bấm nút đồng ý mà còn… chửi lại một cách trở trẽn và kick lại người đã kick “chiến hữu” của mình.
Video đang HOT
Trên diễn đàn SANA, hàng loạt topic kêu gọi khóa các IP từ Việt Nam do tình trạng hack, abushing, chửi tục, trong game mỗi lần gặp hacker người nước ngoài không ngại nói thẳng ngay tới “Vietnamese”. May mắn là BQT thực hiện chính sách không ban IP bất cứ quốc gia nào.
SSF cách ly gamer Việt như hủi
Hồi cuối năm 2010, sau khi gamer Việt tìm đến server Special Force Singapore (SSF), cộng đồng game thủ tại đây còn thành lập hẳn một phong trào mang tên “Anti-Viet Campaign!” (chiến dịch chống gamer Việt), đay là kết quả của quá nhiều hành vi chửi tục (thậm chí chửi hẳn bằng tiếng Anh “bồi” vì sợ đối phương không hiểu).
Gamer Singapore hưởng ứng và chế giễu sau quyết định mới.
“Nếu các bạn đồng ý loại trừ gamer Việt Nam khỏi SF Singapore và buộc họ quay về chỗ của họ (với quá nhiều topic phản ánh) thì hãy lên tiếng, thử xem trong chúng ta có bao nhiêu người ghét họ”, một game thủ khai mào cho chủ đề “anti” trên diễn đàn SSF. Phía dưới, hàng chục người hô “Yes”, “OK” hoặc “Agree” (đồng ý).
Ban đầu, BQT cố tình “lờ đi”, thế nhưng làn sóng “anti” dâng lên quá mạnh đã buộc họ phải quyết định tách gamer tới từ dải đất hình chữ S sang 2 kênh riêng nhằm “tạo một môi trường lành mạnh cho gamer Singapore”. Rõ ràng chúng ta bị cách ly không khác gì một dịch bệnh nguy hiểm.
Tiếp tục bị đòi cách ly trong Requiem Online
Hồi giữa năm 2011, Asiasoft mở cửa Requiem Online phiên bản dành cho gamer ĐNÁ, trò chơi thu hút đông đảo số lượng game thủ tham gia trải nghiệm, đặc biệt trong đó số lượng game thủ tới từ Việt Nam đã chiếm áp đảo so với các quốc gia khác cùng khu vực.
Và thế là, gamer Việt bắt đầu thi nhau spam, chửi tục trên kênh chat chung, không chỉ dừng ở đó, mỗi khi gặp gamer Thái Lan hoặc Singapore và Malaysia lên tiếng là dân cày Việt liền sử dụng những lời lẽ thiếu lịch sự, thậm chí có người còn chửi thô tục… rồi từ đó trở thành 1 trào lưu riêng của trong thế giới Requiem.
Không thể chịu được tình trạng trên, gamer Singapore/Malaysia “đòi” có server riêng chỉ cho dùng ngôn ngữ tiếng Anh. Cuối cùng sau một thời gian bị cách ly, gamer Việt cũng tản mát dần và Requiem không bao giờ được chính thức phát hành tại dải đất hình chữ S
Theo Game Thủ
Những Webgame Tam Quốc được phát hành ở Việt Nam
Linh Vương
Là Webgame "cao tuổi" khi được phát hành từ tận tháng 1/2009 nhưng có lẽ, sức hút của Linh Vương vẫn khiến cho nhiều game thủ phải sốt sắng về nó. Nhắc đên Webgame đã và đang phát hành tại Viêt Nam thì không thê không nhắc tới Linh Vương, môt trong những tượng đài thực sự trong làng game giải trí. Tựa game này đã tạo ra môt cơn sôt thực sự không chỉ trong ngày ra mắt mà còn trong môt thời gian dài sau đó. Ở thời kì đỉnh cao của mình, Linh Vương đã khiên cho tât cả các đôi thủ cạnh tranh khác phải nản lòng với sô lượng người chơi luôn đạt ngưỡng cao nhât.
Dù rằng hiện tại, Linh Vương đã không còn giữ vững được ngôi vương của mình nhưng cộng đồng game thủ trung thành từ trước vẫn đang gắn bó với nó. Thậm chí, game còn sắp mở cửa thêm server mới để chào đón những game thủ muốn cày kéo lại.
Vương Triều Chiến
Là phiên bản Việt của Webgame đình đám trên thế giới Clash of Kingdom, Vương Triều Chiến từng được rất nhiều gamer Việt mong chờ kể từ khi có tin game sẽ về Việt Nam từ hồi đầu tháng 5/2011.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cũng vào thời điểm đó, hàng loạt Webgame chiến thuật liên tục được đưa về nước ta. Điều này đã khiến cho cộng đồng game thủ bị chia rẽ quá nhiều và tất nhiên, Vương Triều Chiến cũng không thực sự thu hút được nhiều người chơi lắm. Hiện nay, game vẫn đang duy trì khá ổn định với cộng đồng người chơi trung thành, tâm huyết.
Phong Vân Tam Quốc
Được đưa về Việt Nam từ tháng 9/2009 nhưng có lẽ, rất ít game thủ Việt biết đến sự tồn tại của Phong Vân Tam Quốc. Trên thực tế, Webgame này hiện cũng chỉ tồn tại một cách "thấp thỏm" với vỏn vẹn 2 server hoạt động.
Cũng là một Webgame chiến thuật lấy bối cảnh Tam Quốc, tham gia vào game, người chơi sẽ từng bước xây dựng lực lượng, huấn luyện chiến tướng để tranh hùng cùng các thành chủ khác. Nhìn chung, game có lối chơi khá giống với Vương Triều Chiến.
Tam Quốc Truyền Kỳ
Không cần phải bàn cãi về chất lượng của Tam Quốc Truyền Kỳ bởi ngay từ đầu, Webgame này đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi của game thủ nước ngoài. Nhờ sự nổi tiếng của mình từ phiên bản tiếng Anh, Tam Quốc Truyền Kỳ nhanh chóng được đón nhận nồng nhiệt bởi gamer Việt, đặc biệt là từ những người đã thử sức với Webgame này ở các phiên bản quốc tế.
Điểm đặ biệt nhất trong game chính là Tam Quốc Truyền Kỳ không có chế độ PK lẻ (nếu ta bỏ qua hình thức chiếm mỏ, ruộng của nhau) mà các người chơi chỉ có thể tiến chiếm các vùng, lãnh thổ của đối thủ từ 2 quốc gia khác (khi lên level nhất định bạn sẽ phải lựa chọn gia nhập 1 trong 3 thế lực Ngụy - Thục - Ngô).
Ngọa Long
Ngay sau khi ra mắt, Webgame chiến thuật của VNG đã ngay lập tức trở thành tâm điểm của làng game Việt với gameplay thu hút. Trên thực tế, lối chơi Ngọa Long gần như na ná Tam Quốc Truyền Kỳ.
Game đòi hỏi người chơi phải đưa ra những chiến thuật trong việc bày binh bố trận, đồng thời phải tính toán điểm mạnh, điểm yếu của các võ tướng và vũ khí đi kèm nhằm phát huy tối đa sức mạnh tấn công và phòng thủ để giành chiến thắng.
So với các game có bối cảnh Tam Quốc trên thị trường trước đây, Ngọa Long khác biệt hơn hẳn bởi đồ họa sắc nét, hiệu ứng các trận đánh đẹp, đề cao tính chiến thuật và sử dụng binh tướng, hệ thống đấu lôi đài giữa các tướng với nhau, hệ thống tháp thí luyện 40 tầng dùng để chinh phục các vị tướng mạnh mẽ nhất.
Theo Game Thủ
Thêm một MMO giống Gunbound cho gamer Việt Công ty cổ phần Giải Trí Di Động (Mecorp) sẽ ra mắt ứng dụng di động Mage Strike vào ngày 05/05/2012. Đây là game online dành cho mobile với hệ điều hành android. Mage Strike là sản phẩm hoàn toàn do MeCorp xây dựng và phát triển. Ứng dụng này thuộc thể loại trò chơi trực tuyến đơn giản, khuyến khích người chơi...