Những phi công chiến đấu cơ thiệt mạng khiến thế giới tiếc nuối
Nếu phi công nhìn chung được xem là nghề nguy hiểm bậc nhất thế giới, thì phi công lái máy bay chiến đấu cơ là những người phải đối mặt với các rủi ro chết người, những khoảnh khắc sinh tử nhiều hơn cả. Một số phi công chiến đấu cơ đã thiệt mạng trong khi đang làm nhiệm vụ, phụng sự tổ quốc khiến cả thế giới tiếc thương.
Gần đây nhất, ngày 12.4, quân đội Nga nhận tin dữ, 2 phi công trực thăng tấn công Mi-28N đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ chống khủng bố ởSyria trong vùng lãnh thổ do phiến quân nổi dậy kiểm soát.
Chiếc Mi-28N đã bị rơi xuống tỉnh Homs vào rạng sáng ngày 12.4, khiến cả 2 phi công thiệt mạng. Bộ Quốc phòng Nga ngay thời điềm đó đã loại trừ khả năng Mi-28N bị bắn hạ khi đang làm nhiệm vụ.
Hiện trường vụ trực thăng tấn công Nga Mi-28N bị rơi ở Syria. Ảnh Shiitenews
Điều tra ban đầu cho thấy, chiếc trực thăng tấn công đã bốc cháy sau khi rơi xuống đất. Hãng tin TASS của Nga sau đó dẫn nguồn tin Không quân đưa tin, vụ tai nạn Mi-28N có thể xuất phát từ lỗi của con người. Còn hãng tin Interfax dẫn nguồn tin quân sự khác đưa tin, Mi-28N có thể gặp nạn vì va chạm vào một vật thể nào đó trong điều kiện bay không thuận lợi.
Ngay sau vụ tai nạn, quân đội Nga tại Syria đã nhanh chóng tìm kiếm và khâm liệm thi thể của hai phi công về căn cứ không quân Khmemim.
Sự hy sinh của 2 phi công Mi-28N trong khi đang làm nhiệm vụ, phụng sự tổ quốc tại Syria nói trên đã người dân Nga vô cùng tiếc nuối.
Đặc biệt, vụ tai nạn xảy ra trong bối cảnh trước đó không lâu, người dân Nga nói riêng và cả thế giới nói chung đều chia sẻ cảm giác bàng hoàng, xót thương và tiếc nuối trước cái chết của Đại tá Oleg Peshkov, phi công chiến đấu cơ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24.11.2015 tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Phía Ankara khăng khăng khẳng định Su-24 Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và buộc nước này phải khai hỏa. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc trên.
Phi công Oleg Peshkov và cơ phó của anh, Đại úy Konstantin Murakhtin đã nhảy dù khỏi Su-24 khi chiếc máy bay bị bắn. Tuy nhiên, cả hai bị bắn bởi phiến quân Turkmen ở biên giới Syria và được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Video đang HOT
Chân dung Đại tá phi công Oleg Peshkov thiệt mạng trong vụ chiến đấu cơ Su-24 Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khiến cả nước Nga bàng hoàng, xót thương.
Không may mắn thoát chết như cơ phó của mình, phi công Oleg Peshkov đã bị bắn chết. Cái chết của phi công Oleg Peshkov khiến người dân Nga vô cùng đau xót, phẫn nộ đồng thời làm rạn nứt quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 1.12.2015, thi thể của phi công Oleg Peshkov được phía Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho phái đoàn ngoại giao Nga. Mới đây, ngày 26.6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi Nga vì bắn rơi Su-24.
Một phi công máy bay quân sự khác cũng gặp nạn khiến cả thế giới tiếc thương là phi công người Mỹ, Thiếu tá Taj Sareen, 34 tuổi, sống ở Hillsborough, California. Theo đó, ngày 23.10.2015, chiếc chiến đấu cơ F/A-18 Hornet mà Thiếu tá Sareen điều khiển đã rơi xuống một trang trại ở RedMere, Suffolk, Anh.
Chân dung Thiếu tá Taj Sareen, phi công chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của quân đội Mỹ, thiệt mạng trên đường trở về nước sau sứ mệnh chống khủng bố kéo dài 6 tháng tại Syria và Iraq.
Bộ Quốc phòng Mỹ ca ngợi phi công Taj Sareen là “anh hùng” và cho biết anh đã cố gắng điều khiển máy bay ra xa khỏi khu vực dân cư để tránh thương vong trên mặt đất. Anh đã thiệt mạng khi trên đường quay trở về Mỹ cùng Phi đội máy bay tấn công 232 sau khi hoàn thành sứ mệnh 6 tháng ở chiến trường Iraq và Syria, chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Người thân, bạn bè và đồng đội của phi công Taj Sareen cho biết, anh là một người cha tận tụy và yêu thương cô con gái mới 1 tuổi, tên là Jade hết mực. Sự ra đi của anh khiến cả nước Mỹ tiếc thương. Nguyên nhân dẫn đến việc F/A-18 Hornet bị rơi chưa được chính thức công bố nhưng có thông tin cho rằng chiếc máy bay đã gặp vấn đề về nhiên liệu.
Hiện trường vụ tai nạn chiến đấu cơ F/A-18 Hornet.
Trong số các phi công thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ không thể không nhắc đến sự hy sinh của nữ phi công chiến đấu cơ đầu tiên của Pakistan, Marium Mukhtiar, 24 tuổi.
Nữ phi công trẻ tuổi gặp nạn ngày 24.11.2015 khi đang điều khiển chiến đấu cơ F7, tham gia sứ mệnh huấn luyện thường xuyên của lực lượng Không quân Pakistan. Khi chiếc F7 đã đâm xuống huyện Mianwali ở tỉnh Punjab, nữ phi công Marium Mukhtiar và đồng đội đã nhảy dù thoát khỏi máy bay. Tuy nhiên, khi tiếp đất, nữ phi công Marium Mukhtiar đã bị thương nặng và sau đó qua đời tại bệnh viện. Trong khi đó, đồng đội của cô may mắn sống sót.
Nữ phi công Marium Mukhtiar – bông hồng xinh đẹp của Không quân Pakistan.
Marium Mukhtiar là lứa nữ phi công đầu tiên của Không quân Pakistan. Theo truyền thống, các lực lượng vũ trang ở Pakistan đều do đàn ông nắm quyền thống trị. Năm 2006, quân đội Pakistan mới bắt đầu chấp nhận cho phép phụ nữ đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến đấu. Do đó, cái chết của cô Marium Mukhtiar, bông hồng hiếm hoi trong quân đội Pakistan đã khiến người dân cả nước bàng hoàng, đau xót.
“Cô ấy thực sự là hình mẫu của người phụ nữ Pakistan và là niềm tự hào của Pakistan”, Tham mưu trưởng quân đội Pakistan khi đó phát biểu.
“Tôi rất buồn khi nghe thông tin về cái chết của nữ phi công chiến đấu cơ Marium Mukhtiar”, ông Sherry Rehman, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) tuyên bố.
Trong khi đó, truyền thông Pakistan ca ngợi nữ phi công Marium Mukhtiar là “người con gái của đất nước”.
Theo Danviet
Hải quân đánh bộ Mỹ bắt đầu dùng F/A-18 "nghĩa địa"
Do thiếu máy bay chiến đấu mới, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu sử dụng các chiến đấu cơ cũ lấy từ các "nghĩa địa máy bay".
Hải quân đánh bộ Mỹ thiếu máy bay trầm trọng
Kênh truyền hình Fox News của Mỹ đưa tin, do đang lâm vào tình trạng thiếu máy bay trầm trọng nên Lực lượng không quân của Hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu sử dụng máy bay McDonnell Douglas F/A-18 cũ, đã hết hạn sử dụng, nhiều chiếc bị gỉ sét.
Kênh truyền hình Mỹ Fox News cho biết, độ tuổi trung bình của chiến đấu cơ theo quy định trong điều lệ kỹ thuật của máy bay quân sự Mỹ là 27 năm.
Trong 10 năm qua, Bộ quốc phòng Mỹ đã cắt giảm một nửa kinh phí cho các chương trình của không quân. Việc thiếu hụt ngân sách đã khiến cho không quân Mỹ phải cắt giảm số lượng lớn nhân lực và vật lực, cả lực lượng tác chiến và lực lượng bảo đảm.
Kể từ khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, số lượng nhân viên không quân Mỹ đã giảm 30%, số lượng máy bay giảm 40%, số lượng phi đội máy bay chiến đấu giảm 60%.
Lực lượng không quân trong tất cả các quân chủng hiện thiếu khoảng 700 phi công và khoảng 4.000 chuyên gia và thợ kỹ thuật để có thể duy trì hoạt động của các máy bay trong điều kiện cần thiết.
Hiện nay, nhóm hàng không của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đang bị "co lại". Họ còn sở hữu 276 chiếc F/A-18 Hornet, chiếm hơn 2/3 số lượng máy bay của toàn bộ lực lượng (còn lại là khoảng 140 chiếc AV-8B Harrier đã cũ, tỷ lệ rơi và gặp sự cố kỹ thuật cao).
2 chiếc F-35C Lightning II và 2 chiếc F/A-18E/F Super Hornet bay qua căn cứ huấn luyện của không quân hải quân Fallon ở Nevada
Ngày 20/4 năm nay, Phó tư lệnh hải quân đánh bộ, phụ trách lực lượng không quân của USMC là ông Jon Davis đã báo cáo trước Thượng viện Mỹ rằng, trong số 276 chiếc F/A-18 Hornet (số hiện đại nhất) cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%.
Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, để hàng trăm phi công có đủ số giờ bay tích lũy kinh nghiệm điều khiển máy bay, sử dụng thành thạo vũ khí, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.
Hơn nữa, hiện khoảng 40 chiếc Hornet đang được triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông. Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản của hải quân đánh bộ Mỹ (USMC - United States Marine Corps).
Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18.
Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn, không đủ để các phi công có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.
Theo_Báo Đất Việt
Những điều "có một không hai" trong buồng lái của Su-34 Ngoài việc trở thành một mẫu máy bay hoàn toàn khác biệt so với chiến đấu cơ Su-27, Su-34 còn có những đặc điểm "có một không hai" trong khu vực buồng lái. Su-34 dường như được thiết kế với mục tiêu tạo ra sự thỏa mái nhất có thể cho phi công. Thay vì 2 chiếc ghế được xếp theo hàng dọc,...