Những phát hiện bất ngờ về “ba con sâu” có thể bạn chưa biết
“Ba con sâu” là một trong những biện pháp an toàn để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm quan hệ, mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều sự thật thú vị mà ít ai biết tới.
“Ba con sâu” chính là một biện pháp an toàn không thể thiếu để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ và mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, “ba con sâu” còn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ mà bạn có thể chưa biết.
Phụ nữ cũng có thể sử dụng “ba con sâu”
Theo Women Health, “ba con sâu” cho nữ đã được phát minh và cách sử dụng hoàn toàn khác với loại dành cho nam. Thông thường “ba con sâu” cho nữ được sản xuất từ chất nhựa mềm polyurethane.
Nữ giới cũng sở hữu “ba con sâu” cho riêng mình – Ảnh minh họa: Internet
Nó được đặt bên trong “cô bé” để ngăn không cho tinh dịch tiến vào bên trong tử cung. Ngoài ra, chúng cũng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây qua đường quan hệ như lậu, giang mai, viêm gan, thậm chí HIV.
Cùng chất liệu sản xuất vỏ bánh xe
Trên thực tế, “ba con sâu” từng được sản xuất cùng chất liệu của loại “ba con sâu” dùng để chế tạo lốp xe. Theo tài liệu ghi lại, quá trình lưu hóa cao su của nhà khoa học Charles Goodyear đã dẫn đến sự ra đời của chiếc “ba con sâu” đầu tiên. Đó cũng là nguồn gốc hình thành tên gọi biện pháp bảo vệ này.
“Ba con sâu” hiện đại vẫn giống ngày xưa
Mặc dù “ba con sâu”hiện nay có một số cải tiến nhất định như có gai, mùi hương đa dạng hơn, tuy nhiên thiết kế của hầu hết các loại “ba con sâu” trên thị trường hiện nay cơ bản vẫn giống với các bản thiết kế đầu tiên.
“Ba con sâu” không làm giảm khoái cảm
“Ba con sâu” không hề làm giảm khoái cảm khi ‘yêu’ – Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người lầm tưởng rằng, dùng “ba con sâu” khi quan hệ sẽ làm giảm khoái cảm của nam giới. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều ngược lại. Kết quả cho thấy rằng, các cặp đôi vẫn có thể tận hưởng khoái cảm khi sử dụng “ba con sâu” trong quan hệ .
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng nhất là nam giới phải chọn loại phù hợp với kích thước “cậu nhỏ” và mong muốn của bạn tình.
Bên cạnh đó, sử dụng “ba con sâu” có thể ngừa đến 98% nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm bệnh. Do đó, không có lý do gì để cả hai từ chối dùng “ba con sâu” khi quan hệ.
Bill Gates treo giải cho “ba con sâu” chất lượng
Bill Gates đã lập ra Quỹ The Bill and Melinda Gates và treo giải thưởng lên đến 100.000 đô la Mỹ cho người nào có thể làm ra chiếc “ba con sâu” có chất lượng tốt hơn.
Điều này nghe có vẻ như một trò đùa để thu hút sự chú ý, nhưng lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ
Theo phunusuckhoe.vn
Giang mai - căn bệnh tàn phá hết sức kinh khủng bạn có thể gặp nếu quan hệ không an toàn
Quan hệ không an toàn là con đường lây nhiễm nhiều căn bệnh đáng sợ. Ngoài HIV/AIDS được nhắc tới nhiều nhất thì còn có giang mai - dù không nổi tiếng bằng nhưng về mức độ tàn phá cơ thể thì không hề kém cạnh.
Giang mai là bệnh được gây nên do xoắn khuẩn Treponema pallidum, và là căn bệnh lây chủ yếu qua đường quan hệ (STD). Tuy nhiên, quan hệ không chỉ là con đường duy nhất có thể lây bệnh, mà người mẹ mắc bệnh giang mai cũng có thể truyền bệnh sang cho thai nhi.
Hình ảnh hiển vi của xoắn khuẩn giang mai
Căn bệnh này được con người đặt cho một biệt danh khá ấn tượng: "Kẻ bắt chước vĩ đại". Nguyên do là vì triệu chứng nó gây ra tương tự với nhiều căn bệnh không mấy nguy hiểm khác, vì thế rất dễ khiến người bệnh chủ quan mà không điều trị, để rồi khi phát hiện ra thì mọi chuyện cũng không còn dễ dàng nữa.
Quá trình phát triển của giang mai
Quá trình tiến triển của giang mai được chia ra làm 4 giai đoạn là: sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn, và biến chứng.
Sơ cấp
Sau khi nhiễm khuẩn trong 3 -90 ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét ngay tại điểm tiếp xúc. Chúng thường cứng, tròn, không đau và sẽ tự biến mất sau 3-6 tuần, khiến người bệnh nghĩ rằng mình chỉ mắc các chứng da liễu thông thường và đã khỏi bệnh.
Nhưng thực chất sau giai đoạn này thì vi khuẩn giang mai đã đi vào máu, và hoàn toàn có thể lây nhiễm cho người khác.
Thứ cấp
4-10 tuần sau nhiễm trùng sơ cấp, người bệnh sẽ bị lở tại các vùng niêm mạc như miệng, âm đạo, hậu môn... Ngoài ra các vết phát ban màu đỏ hoặc nâu sẽ xuất hiện trên khắp cơ thể.
Tuy nhiên chúng không gây đau hay ngứa, và đi kèm có thể là các triệu chứng sưng hạch bạch huyết, sốt, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi.
Những triệu chứng này cũng thường tự biến mất sau 3-6 tuần dù có được điều trị hay không. Nhưng nếu cứ tiếp tục bỏ qua không điều trị đúng cách thì bệnh sẽ càng tiến vào các giai đoạn sâu hơn.
Tiềm ẩn
Thời kỳ này bệnh nhân giang mai không có bất kỳ biểu hiện gì rõ rệt, và có thể kéo dài trong nhiều năm. Nhưng điều đáng sợ nhất là trong giai đoạn tưởng như bình thường này, vi khuẩn từ người bệnh có thể lây lan sang bạn tình của họ.
Có hai kiểu giai đoạn tiềm ẩn là sớm (kéo dài dưới 1 năm ) và muộn (trên 1 năm). Trong đó kiểu tiềm ẩn sớm sẽ dễ lây hơn tiềm ẩn muộn.
Biến chứng
Đối với những người mắc bệnh mà không được điều trị sẽ tạo ra những biến chứng rất nguy hiểm, và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể tạo nên các vết loét hoại tử thành sẹo, phình động mạch chủ, nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mù lòa, viêm màng não, thoái hóa não dẫn đến rối loạn tâm thần, trầm cảm, đau đầu dữ dội, tê liệt một số phần cơ thể.
Khi các biến chứng tiến triển ngày càng nặng, thì cái kết cuối cùng là người bệnh có thể tử vong với một cơ thể bị tàn phá nặng nề.
Tóm lại, giang mai là một căn bệnh có thể tàn phá cơ thể một cách cực kỳ nặng nề. Nhưng câu chuyện quan trọng hơn là khả năng lây lan của nó là cực kỳ lớn đối với những người có lối sống phóng túng. Bởi lẽ, dù có dùng bao cao su cũng chưa chắc đã miễn nhiễm được với căn bệnh này.
Căn bệnh mà dù có dùng " ba con sâu " cũng chưa chắc an toàn
Trước tiên, cần phải biết rằng giang mai có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các vết loét, và các vết này thì xuất hiện ở toàn thân - bao gồm cả môi và miệng.
Trong khi đó, " ba con sâu " chỉ có tác dụng che chắn ở ngay bộ phận sinh dục thôi. Nếu tiếp xúc với các vết loét ở các vị trí không được bảo vệ, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh như thường. Xét trên một số tiêu chí, giang mai có rủi ro lây nhiễm còn cao hơn HIV rất nhiều.
Các vết loét của giang mai xuất hiện cả ở niêm mạng miệng
Theo thống kê của WHO năm 2015, có tới 45,4 triệu người trên thế giới bị nhiễm giang mai, trong đó có hơn 100 ngàn trường hợp tử vong. Trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh từ mẹ thường dễ bị chết non, hoặc nếu có sống sót cũng lớn lên với một cơ thể dị dạng.
Biện pháp điều trị
Tuy bệnh giang mai có thể gây ra những tác hại đáng sợ đối với con người, nhưng với sự ra đời của kháng sinh vào giữa thế kỉ 20 thì giang mai không còn là căn bệnh quá nguy hiểm nữa. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bằng các loại kháng sinh phù hợp như penicillin, tetracycline thì tỉ lệ khỏi bệnh khá cao.
Đến giai đoạn biến chứng, vẫn có thể dùng kháng sinh liều cao để chữa trị. Tuy nhiên ở giai đoạn này, bạn chỉ có thể hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, chứ không thể phục hồi lại được các tổn thương đã xuất hiện.
Nói cách khác, nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, bệnh sẽ để lại những thương tổn vĩnh viễn không thể phục hồi.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa giang mai hiệu quả nhất là lối sống chung thủy một vợ một chồng, dĩ nhiên là khi cả hai đều không mắc bệnh. Việc dùng " ba con sâu " khi quan hệ tuy có thể làm giảm nhưng không ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh.
Lối sống buông thả là con đường ngắn nhất dẫn đến giang mai
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo tất cả bà mẹ mang thai nên đi xét nghiệm giang mai ở lần khám thai đầu tiên, và một lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ để có thể được điều trị đúng cách ở giai đoạn sớm nếu dương tính với bệnh.
Theo trú thức trẻ
Những đường lây truyền bệnh giang mai nên tránh xa Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ. Ảnh minh họa: Menhealth. Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ. Ông Ye Xing Dong, Phó giảm đốc Sở Phòng chống bệnh da liễu Quảng Châu, cho biết nguyên nhân gây bệnh giang mai rất rõ...