Những phát hiện bất ngờ từ phổi bệnh nhân COVID-19
Các mạch máu phổi đã giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhiễm virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu quan trọng này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thuốc điều trị COVID-19.
Số cục máu đông nhỏ trong mao mạch phế nang bệnh nhân COVID-19 nhiều gấp 9 lần hơn so với bệnh nhân cúm H1N1 – Ảnh: NEJM
Tạp chí y khoa of The New England Journal Medicine (Mỹ) đã công bố nghiên cứu của các nhà giải phẫu bệnh học và bệnh phổi ở Đức (Wuppertal, Mainz, Hanover), Bỉ (Louvain), Thụy Sĩ (Bâle) và Mỹ (Đại học Y khoa Harvard).
So sánh phổi của tử thi
Các nhà nghiên cứu đã so sánh 7 lá phổi lấy từ thi thể các bệnh nhân nhiễm COVID-19 với 7 lá phổi các bệnh nhân tử vong năm 2009 do viêm phổi do virus cúm H1N1 và 10 lá phổi khỏe mạnh không mắc bệnh dùng làm mẫu đối chứng.
Nhiều kỹ thuật tiến tiến được áp dụng để phân tích phổi như hóa mô miễn dịch (kết hợp hóa chất với phản ứng miễn dịch để tìm tế bào bệnh trong mô bệnh phẩm), kính hiển vi điện tử quét, dựng bản sao mạng lưới mạch máu.
Kết quả quan sát cho thấy tất cả lá phổi của các bệnh nhân COVID-19 và cúm H1N1 đều có dấu hiệu bị tổn thương lan tỏa ở phế nang, nhất là hiện tượng hoại tử của các tế bào nhỏ quanh phế nang và các sợi fibrin trong khoang phế nang.
Ngoài ra, các tế bào lympho T CD4 cạnh các mạch máu phổi cũng bị viêm nhiễm ở hai nhóm bệnh nhân trên với số lượng nhiều hơn trong nhóm bệnh nhân COVID-19.
Phổi các bệnh nhân COVID-19 và cúm H1N1 đều bị tổn thương lan tỏa ở phế nang – Ảnh: AFP
Hiện tượng hình thành mạch máu
Kiểm tra cấu trúc các vi mạch phổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy mạng lưới mạch máu đã bị biến dạng với các mao mạch bị vặn vẹo.
Trong phổi bệnh nhân COVID-19, các mao mạch đã thay đổi đột ngột về kích thước.
Đặc biệt các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiều mạch máu mới hình thành. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng hình thành mạch.
Thông thường hiện tượng hình thành mạch xuất hiện khi các tế bào nội mô sinh sôi từ phía đầu và vách các mạch máu có sẵn rồi di chuyển và tập hợp thành các cấu trúc hình ống kết nối với các mạch lân cận.
Song trong phổi các bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiện tượng tạo mạch hình thành theo mô hình thứ hai. Đó là hình thành mạch bằng cách sắp xếp lại cấu trúc mạch máu có sẵn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ hình thành mạch máu gia tăng đáng kể phù hợp với thời gian nằm viện ở bệnh nhân COVID-19.
Ngược lại, trong phổi các bệnh nhân cúm H1N1, hiện tượng hình thành mạch xảy ra với mức độ không đáng kể và không tăng dần theo thời gian nằm viện.
Video đang HOT
Tế bào lympho của bệnh nhân tử vong do COVID-19 bị viêm nhiễm – Ảnh: NEJM
Tổn thương tế bào nội mô
Một nhận xét khác là đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19, các tế bào lót bên trong nội mạc các mạch máu và tiếp xúc trực tiếp với máu đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy trong nhóm bệnh nhân COVID-19 có số lượng lớn tế bào mang thụ thể ACE2 trên bề mặt (đóng vai trò cửa ngõ xâm nhập của virus SARS-CoV-2) nhiều hơn so với bệnh nhân cúm H1N1.
Tương tự như vậy, các tế bào nội mô trong bệnh nhân COVID-19 không còn kết dính chặt với nhau bằng các mối nối.
Chúng gia tăng khối lượng và mất tiếp xúc với màng nền mà thông thường chúng bám lấy.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn quan sát thấy virus SARS-CoV-2 bên trong các tế bào nội mô phổi cũng như trong không gian ngoại bào.
Kết quả quan sát này trùng hợp với nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ công bố vào cuối tháng 4-2020.
Nghiên cứu cho thấy virus hiện diện trong các tế bào nội mô trong thận và ruột non.
Như vậy các tế bào nội mô phổi bị tổn thương có thể là hậu quả do tác động trực tiếp từ virus SARS-CoV-2 và các tế bào bị viêm trong mạch máu.
Phát hiện này chứng tỏ vai trò trung tâm của các tế bào nội mô đối với bệnh COVID-19.
Tế bào nội mô bị tổn thương với virus SARS-CoV-2 hiện diện trên màng tế bào (mũi tên) – Ảnh: NEJM
Các cục máu đông trong mao mạch phế nang
Trong phổi của hai nhóm bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân cúm H1N1 có các cục máu đông nhỏ trong động mạch phổi (đường kính từ 1-2 mm) nhưng không làm nghẽn mạch hoàn toàn.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy số cục máu đông nhỏ trong mao mạch phế nang của bệnh nhân COVID19 gấp 9 lần hơn so với bệnh nhân cúm H1N1.
Các cục máu đông nhỏ cũng được tìm thấy trong các tĩnh mạch con sau mao mạch có đường kính dưới 1mm.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phân tích 323 gen liên quan đến hiện tượng hình thành mạch. Kết quả cho thấy chỉ có 69 gen biểu hiện trong mô phổi bệnh nhân COVID-19.
Công trình nghiên cứu nêu trên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác khám nghiệm tử thi để mô tả chính xác và phân tích sâu hơn về các tổn thương liên quan đến COVID-19.
Nghiên cứu đã làm rõ hơn tổn thương gây viêm của các tế bào nội mô phổi và vai trò của các tế bào này trong quá trình hình thành huyết khối và hình thành mạch máu mới.
Nghiên cứu liên quan các tế bào nội mô có thể thúc đẩy phát triển chiến lược điều trị COVID-19.
Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm
Một phần ba số bệnh nhân nặng do virus corona bị huyết khối nguy hiểm có thể gây đau tim, đột quỵ và suy tạng, một nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo.
Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm
Cục máu đông, hay huyết khối, có thể gây tử vong nếu chúng di chuyển đến các cơ quan chính trong cơ thể và cắt đứt nguồn cung cấp máu.
Khối tắc có thể kích hoạt các cơn đau tim, đột quỵ, suy tạng và thuyên tắc phổi có thể gây tử vong.
Viêm nặng - phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm Covid-19 - được cho là nguyên nhân gây ra huyết khối.
Roopen Arya, chuyên gia về huyết khối tại King College London, nói rằng trong khi viêm phổi vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân Covid-19, các bác sĩ giờ đây đã "nhận thức rõ hơn" về vấn đề này.
"Với lượng dữ liệu khổng lồ trong vài tuần qua, tôi nghĩ rằng huyết khối rõ ràng là một vấn đề lớn.
Đặc biệt ở những bệnh nhân Covid nặng phải điều trị tích cực, trong đó một số nghiên cứu gần đây cho thấy gần một nửa số bệnh nhân bị thuyên tắc phổi hoặc cục máu đông ở phổi".
Các cục máu đông bắt đầu ở phần dưới cơ thể có thể di chuyển đến phổi, gây ra tắc nghẽn chết người được gọi là thuyên tắc phổi - nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở bệnh nhân Covid-19.
Tắc nghẽn gần tim có thể dẫn đến đau tim, một thủ phạm gây chết người hay gặp khác ở những người nhiễm bệnh. Và cục máu đông phía trên ngực có thể gây ra đột quỵ.
Các nhà khoa học chưa chắc chắn về lý do tại sao virus gây ra cục máu đông - nhưng họ tin rằng đó có thể là kết quả của một phản ứng miễn dịch được gọi là "bão cytokine".
Cytokine là những phân tử truyền tín hiệu hóa học chỉ dẫn cho phản ứng miễn dịch bình thường. Chúng bảo các tế bào miễn dịch tấn công các phân tử virus trong cơ thể.
Nhưng ở một số bệnh nhân, quá trình này diễn ra quá mức và các tế bào miễn dịch bắt đầu phá hủy các mô khỏe mạnh.
Điều này có thể dẫn đến các mạch máu tổn thương bị thoát mạch khiến huyết áp tụt, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, theo TS Jamie Garfield từ Bệnh viện Đại học Temple ở Philadelphia.
Các nhà khoa học khác nói rằng cục máu đông là sản phẩm phụ của cách thức Covid-19 xâm nhập cơ thể người.
GS Ian Jones, một nhà virus học tại Đại học Reading, nói: "Covid gắn với một enzyme có tên là ACE2 nằm trên bề mặt tế bào. Nó chỉ sử dụng cách này như một con đường để tự gắn vào tế bào, nhưng khi làm như vậy chức năng enzyme của ACE2 bị giảm.
"Hậu quả là mất cân bằng hormone Angiotensin I và Angiotensin II, có vai trò điều chỉnh huyết áp. Điều này có thể liên quan đến tăng số ca đột quỵ đã được báo cáo".
Còn theo TS Robert Bonow, giảng viên tim mạch tại Đại học Tây Bắc, thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hình dạng đặc biệt của virus coronavirus gây ra các vấn đề đông máu.
"Đặc biệt với Covid, điều bạn thấy không giống với cúm, là do dưới kính hiển vi, virus corona có những gai nhọn là những protein nhỏ đang tìm kiếm thụ thể trên các tế bào mà chúng gắn vào. Nó đặc biệt tìm kiếm các thụ thể trong phổi, nhưng những thụ thể này cũng có ở các mạch máu, vì vậy nó có thể gắn vào không chỉ phổi mà còn cả các mạch máu".
Một khi bám vào các tế bào mạch máu, các hạt virus có thể gây ra tổn thương cho mạch máu cũng như cho cơ tim.
Chúng có thể kích hoạt "trạng thái tăng đông", gây ra cục máu đông dẫn đến đau tim.
Nếu Covid-19 nhắm vào các mạch máu, điều đó có thể giải thích tại sao những người đã bị tổn thương mạch máu - như bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp - dễ bị bệnh nặng.
Chính xác virus tấn công các mạch máu theo cách thức nào vẫn còn là một bí ẩn, nhưng một số bài báo khoa học đã cho thấy tác dụng phụ chết người là phổ biến.
Tổn thương tim được phát hiện ở 20% bệnh nhân nhập viện ở Vũ Hán, theo một bài báo ngày 25 tháng 3 trên JAMA Cardiology.
Một nghiên cứu khác tại tâm dịch cho thấy 44% số bệnh nhân trong phòng hồi sức tích cực (ICU) bị rối loạn nhịp tim.
38% bệnh nhân ICU Hà Lan bị đông máu, theo một nghiên cứu công bố ngày 10 tháng 4 trên Thrombosis Research.
Từ 20 đến 4% bệnh nhân COVID-19 tại Đại học Emory ở Atlanta, Georgia, đã phát triển cục máu đông - ngay cả sau khi được dùng thuốc chống đông máu.
Phát hiện này được đưa ra sau một nghiên cứu của Đại học College London cho thấy virus corona gây ra nguy cơ đông máu và tắc mạch não.
Nghiên cứu nhỏ tập trung vào 6 bệnh nhân được xác nhận COVID-19 bị đột quỵ do mất lưu thông máu đột ngột lên não.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện Thần kinh và ngoại thần kinh quốc gia, đã thấy sự gia tăng của D-dimer - một loại protein máu liên quan đến đông máu.
Các tác giả cho biết phản ứng miễn dịch viêm thái quá xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 kích thích đông máu bất thường trong não.
Họ nói rằng có bằng chứng về việc tăng D-dimer trong máu - là sản phẩm của các kháng thể tạo ra từ đáp ứng miễn dịch bất thường.
Đồng tác giả, GS David Werring và các đồng nghiệp đã xem xét 6 bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính do tắc một động mạch não lớn.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính là do mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, dẫn đến mất chức năng thần kinh.
Kết quả gợi ý xét nghiệm sớm D-dimer ở bệnh nhân Covid-19 có thể cho phép các bác sĩ lâm sàng kê đơn thuốc điều trị đặc hiệu ở giai đoạn sớm hơn nhiều.
Điều này có thể làm giảm số người sau đó bị đột quỵ hoặc huyết khố tắc mạch ở nơi khác trong cơ thể.
Phát hiện mới về đặc điểm khiến virus corona chủng mới "sinh sôi" nhanh và dễ lây lan hơn virus SARS Một nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của bệnh nhân, theo SCMP. Ảnh minh họa Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin, mới đây một nhóm các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra...