Những phận đời ở “xóm hoàn lương”
Không biết bao nhiêu cuộc đời từng lầm lỡ, sau khi mãn hạn cải tạo, được tự do đã khao khát vươn lên. Những cuộc đời ấy đã tìm đến với nhau tạo thành những xóm nhỏ, cùng xây dựng lại cuộc sống. Cu Đê, nơi trú ngụ của mấy chục con người là một xóm như thế. Không ai ngờ, mảnh đất trước đây không có bóng người, nay lại vang lên tiếng học bài ê a của con trẻ…
Những phận người từng… nhuốm chàm
Xóm Cu Đê – thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc – Hòa Vang – TP. Đà Nẵng nằm heo hút giữa núi và sông, là nơi tụ hội của gần 20 hộ gia đình mà chủ nhân của nó từng phải cải tạo ở Trại 05-06 Đà Nẵng. Mỗi người một hoàn cảnh, một con đường phạm tội khác nhau, người thì dính vào ma túy, người thì bị cuộc đời xô đẩy làm gái bán dâm… Và kết cục là họ phải vào trại cải tạo. Trong những tháng ngày ở đây, nhiều người đã cảm mến nhau rồi thành vợ, thành chồng. Khi hết thời hạn cải tạo họ được cán bộ tạo điều kiện làm đám cưới và ra ngoài sinh sống.
Ra trại, mặc cảm trước những con mắt dò xét, e ngại của người đời, quay về nhà thì sợ làm liên lụy đến người thân, họ không biết đi đâu về nên đã rủ nhau về nơi heo hút Cu Đê (cách Trại 05-06 không xa) để lập xóm. Rồi xóm đông dần lên. Cái tên “xóm hoàn lương” cũng có từ đó.
Tổ trưởng tổ 1, chị Trần Thị Phúc quê ở Sông Bé (cũ) là người phụ nữ từng chịu nhiều tủi hổ. Từ năm 1975, do hoàn cảnh xô đẩy, chị phải bước chân vào chốn lầu xanh. Đằng đẵng chịu đựng nhiều tháng trời kiếm miếng ăn mà nước mắt giàn giụa. Trong một lần bị bắt, chị bị phạt 4 năm cải tạo. Đúng năm cuối cùng ở trong trại, chị đã gặp anh Nguyễn Văn Tài, cùng là trại viên. Năm 1980 họ tổ chức đám cưới, rất nhiều trại viên chúc mừng. Hai vợ chồng đi một số nơi làm thuê, làm mướn. Họ sinh được một đứa con, vất vả nhiều nhưng hạnh phúc. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, mấy năm trước, chồng chị – anh Tài đã mất vì bạo bệnh.
Chị Lê Thị Thu Thuỷ (49 tuổi, quê Hà Tĩnh) từng có một tổ ấm. Nhưng rồi “nàng tiên nâu” đã cuốn phăng tất cả. Mất chồng con, tổ ấm, chị phải chịu mức án 8 năm tù giam. Khi mãn hạn tù, vì mặc cảm, vì thấy có lỗi với gia đình đã không dám trở về quê hương. Rồi chị được chính quyền tạo điều kiện, cấp đất như những người khác. Hàng ngày, chị đi đốn củi thuê kiếm ăn. “Cuộc sống khó khăn, thật ra chúng tui cũng chẳng biết cuộc sống sau này thế nào. Chỉ biết giờ cần phải sống tốt!”.
Những phụ nữ xóm hoàn lương
Cần có những bàn tay
Đa số những người được hỏi chuyện đều có nguyện vọng được sống thanh thản, hướng thiện. Họ cũng mong xã hội sẽ tiếp nhận, đưa tay ra giúp đỡ nhiều hoàn cảnh từng lầm lỡ khác. Anh Nguyễn Đình Phú (quận Cẩm Lệ) nói: “Tôi cũng là người từng lầm lỡ, khi đã thức tỉnh rồi, trả xong cái giá cần phải trả rồi, tôi làm ăn lương thiện vì cũng cần cuộc sống hạnh phúc như nhiều người khác. Bởi thế, tôi ơn vợ lắm. Nếu cô ấy không giúp tôi, thì làm gì có ngày hôm nay”. Anh Phú ở tổ 2, năm nay 43 tuổi. Năm 1982, vì lầm lỡ mà phải vào cải tạo. Năm 1992 ra trại, anh không dám về thành phố sống, mà tìm về Lộc Mỹ lấy chị Kim Anh hàng xóm làm vợ. Hai người đã lần lượt cho ra đời 4 đứa con. Dù vất vả nhưng họ cảm thấy thanh thản hơn.
Ở tổ 2 cũng có một người đàn ông đã đưa tay ra nâng đỡ đời chị Bùi Thị Sỹ. Anh đến Lộc Mỹ làm kinh tế, gặp chị Sỹ, dù biết chị có quá khứ “nhuốm chàm”, dù gia đình phản đối quyết liệt, nhưng năm 1986, anh chị vẫn quyết định làm đám cưới. Cưới xong hai vợ chồng khai hoang vỡ đất, hôm nay kinh tế của vợ chồng anh không đến nỗi nào. Trong nhà cũng có cái xe máy để đi, có tivi, có con trâu, con bò làm vốn. Chị Sỹ bảo rằng, ngã rồi biết đứng dậy thì tốt lắm, sẽ là người biết quý trọng bản thân và sức lao động, cũng chẳng còn là đồ bỏ đi nữa.
Tôi biết, đã có không ít “xóm hoàn lương” thế này nằm rải rác ở các địa phương. Những người đã thức tỉnh này muốn quên đi quá khứ, và quan trọng hơn là xã hội đã không quên họ, không xa lánh mà ngược lại giúp họ hòa nhập cộng đồng.
“Xóm hoàn lương” Cu Đê đã được chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ, xóa dần nhà tạm. Dẫu cuộc sống bây giờ còn chồng chất khó khăn, nhưng những tổ ấm ở đây vẫn đang từng ngày khắc phục, sống hướng thiện và chuộc lại khoảng thời gian lầm lỗi xa xưa. Chị Võ Thị Lực (55 tuổi) tâm sự: “Dù lúc này một thân một mình bám trụ, sống với anh chị em khác nhưng tôi không buồn. Quá khứ xa rồi. Tôi cũng ít khi về quê, vì ngại lắm. Đành ở đây làm thuê làm mướn mà sống thôi”.
Ông Phạm Tân Minh, trưởng thôn Mỹ Lộc kể: “Trước đây, xóm này từng là ốc đảo, nay đường đi đỡ hơn. Một số chị em phụ nữ sống đơn thân, cũng tội nghiệp vì tuổi đã cao. Tất cả họ đã làm ăn lương thiện. Chúng tôi đã đề xuất chính quyền xã, hỗ trợ cho các chị cô đơn, có hoàn cảnh khó khăn để làm kinh tế. Cuộc sống của các chị em ở đây tuy khó khăn nhưng họ đều sống hòa đồng, vui vẻ, đùm bọc lẫn nhau”.
Video đang HOT
Giờ đây về xóm nhỏ bên dòng sông Cu Đê, người ta không còn có cảm giác đây là nơi cư trú của những con người tội lỗi mà nó là một xóm nhỏ hiền lành với những cư dân nhọc nhằn lam lũ. Còn chính các cư dân ở nơi này, chắc họ cũng không muốn nhắc lại quá khứ.
Tất cả những gì họ đang làm chỉ là để chứng minh rằng, quá khứ đã lùi xa và họ đang sống tốt, sống thiện như những con người bình thường khác. Và ở cái xóm nhỏ ấy đã có bóng dáng những đứa trẻ con chạy đi chạy lại, và tiếng trẻ ê a học bài. Ở nơi này con cái họ đã trưởng thành, lập gia đình, sinh con. Có nhiều cháu đã đạt được những thành tích trong học tập. Cuộc sống đã đổi thay, những người dân lầm lỡ này cũng đang tích cực hòa nhập với cuộc sống, cần mẫn làm việc và tìm thấy niềm vui bên xóm nhỏ, ven dòng sông Cu Đê dịu dàng chảy.
Theo 24h
Cuộc cai nghiện vật vã của những "người đẹp" ma túy
Đã có thời, tất cả các mối quan tâm của những người đàn bà ấy đều dồn cho ma túy. Mọi buồn vui, khổ đau, hạnh phúc đều vì ma túy. Đầu óc họ từng trống rỗng, mọi khổ đau, trăn trở mặc gia đình hứng chịu... Chuyện về những người đàn bà dính vào ma túy đã có rất nhiều. Có những người mãi mãi lún sâu không tìm được đường về, nhưng cũng có không ít người đã trải qua những tháng ngày vật vã với một nghị lực lớn tìm đường trở về.
Trong đó, động lực quan trọng nhất để họ tự đứng dậy được chính là khao khát từ đáy lòng mong muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là cuộc sống không bị lệ thuộc vào khói thuốc, không bị tiền bạc ám ảnh, không bị đau đớn vật vã mỗi khi lên cơn nghiện... Và động lực cụ thể đó của mỗi người là những đứa con, là người yêu, là cha mẹ, hoặc đôi khi là chính mình...
Người ấy sẽ giúp cô thực hiện khao khát của mình về một cuộc sống vợ chồng đúng nghĩa và giúp cô cảm nhận thế nào là một tình yêu đích thực. (Ảnh minh họa)
Cai nghiện mới sống bình thường được
Tiếp theo các cuốn sách ảnh về nhóm phụ nữ có HIV, ngày 17/11/2011 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (Thuộc liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã cho ra đời một cuốn sách ảnh nói về câu chuyện cuộc sống của những phụ nữ đã và đang nghiện ma túy do nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh thực hiện trong vòng hơn 1 tháng.
Có 9 phụ nữ đã hoặc đang nghiện ma túy đã tình nguyện tham gia thực hiện dự án này để tuyên truyền về ma túy. Trong cuốn sách ảnh này có những người nghiện từ khi mới 14-15 tuổi, đang "bán thân" kiếm tiền sống và hút.
Có người nay mới 24-25 nhưng nhìn già sọm vì ma túy. Có người từng là nữ nghệ sĩ xinh đẹp, rồi vì nghiện mà tàn tạ ... Tại buổi ra mắt cuốn sách ảnh, có 5 người trong số họ đã công khai xuất hiện và hát bài hát tuyên truyền cổ động việc phòng chống, cai nghiện ma túy.
Trong đó đáng chú ý hơn cả là chị Phạm Thị Minh - 34 tuổi, trưởng nhóm Gạch Đầu Dòng - nhóm tự lực của những người đã và đang nghiện ma túy với 300 thành viên trên khắp mọi miền đất nước.
Chị Minh cho biết năm 1996, khi chị mới 19 tuổi - cái tuổi xuân sắc nhất của người con gái, thì chị cùng vài người bạn đã bập vào "nàng tiên nâu" chỉ vì sự ưa khám phá một cách thiếu kiến thức và thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ.
Kể từ khi bập vào "nàng tiên" ấy, chị cùng các bạn của mình đã trải qua những ngày tháng không thể nào quên với những cơn nghiện liên miên, dai dẳng. Chúng hành hạ chị, khiến chị biến thành một con người hoàn toàn khác khi suốt ngày cứ mở mắt ra thì ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu là
"Làm thế nào để có tiền mua thuốc?". Sở dĩ chị bị ám ảnh như vậy vì bản thân đã trải qua những thời điểm bị thuốc "vật" khủng khiếp, tưởng chừng có lúc không thể sống sót mà vượt qua được nữa ...
Ấy vậy mà chị Minh nghiện ròng rã, sống cùng ma túy đến tận năm 2003. Suốt 7 năm trời vật vã cùng "nàng tiên nâu", chẳng có ai, chẳng có "động lực" nào đủ sức khiến chị dứt bỏ nó (kể cả người yêu, cha mẹ, họ hàng).
Nhưng trong lòng chị vẫn hằng nung nấu sẽ phải bỏ ma túy. "Phải bỏ thì mới sống được", chị luôn tâm niệm như vậy. Đến một khoảnh khắc nào đó mà chính chị cũng không còn nhớ nữa, chị bỗng nhận ra rằng:
"Sẽ thật đau khổ, thật vô nghĩa nếu cứ kéo dài cuộc sống này. Sẽ chẳng có ai kéo mình lên được, mình phải tự kéo mình lên thôi". Nghĩ vậy rồi lấy hết sức lực còn lại cộng với ý chí quyết tâm sắt đá, chị bắt đầu cai nghiện.
Nói thì nghe đơn giản là vậy nhưng chưa kịp hiện thực hóa quyết tâm ấy thì chị Minh bị bắt trong một đợt truy quét của công an. Lúc ấy thiếu thuốc, chị vật vã trong trại giam, có lúc tưởng ma túy là con sâu, con giòi đục khoét vào tận xương tủy khiến chị đau đớn khổ sở vô cùng.
Được thả ra, chị càng thấm thía và quyết tâm cai nghiện thực sự. Chị vào trại cai nghiện để có thêm điều kiện thuận lợi. Đến năm 2005, chị cai nghiện thành công.
"Như một phép màu vậy, chẳng khi nào tôi dám nghĩ trước là mình đủ dũng cảm để làm được việc ấy", chị Minh nói. Nhiều người nghiện ma túy rồi cai nghiện thành công rồi lại dễ dàng bị tái nghiện, nhưng may mắn thay, chị Minh không mảy may nhớ thuốc. "Tôi đã quyết rồi. Cai nghiện được thì mới có cơ hội sống như người bình thường", chị Minh nhấn mạnh.
Cai nghiện thành công được 1 năm, lần đầu tiên chị Minh suy nghĩ nghiêm túc về việc kết hôn và sinh con. Chị đã quá phung phí tuổi trẻ, giờ là lúc chị khao khát hạnh phúc gia đình.
"Tôi mong có một người chồng, năm 2006, tôi đã gặp được anh ấy. Mẹ chồng biết quá khứ của tôi và rất thông cảm. Tôi mong có một đứa con, chạy chữa mãi đầu năm vừa rồi đã sinh được một cháu trai. Cuộc đời còn gì vui hơn thế, tôi không mơ gì cao" - chị cho biết.
Sau khi ổn định cuộc sống riêng được 2 năm, kể năm 2008, nhìn những người có HIV thành lập nhóm tự lực, giải quyết những vấn đề khó khăn của người có HIV, chị Minh nghĩ đến những vấn đề mà người nghiện, đã cai nghiện gặp phải nên quyết định cùng một số anh chị em đồng cảnh thành lập Gạch Đầu Dòng (trụ sở trên đê Tô Hoàng, Hà Nội).
Từ tháng 10/2011, chị giữ vai trò trưởng nhóm với 300 thành viên ở nhiều tỉnh thành. Công việc chính của chị và 11 bạn nòng cốt là cung cấp kiến thức dự phòng HIV, dự phòng tái nghiện, thông tin phòng khám cấp methadone, chăm sóc khi cắt cơn, hỗ trợ tìm việc làm và cho vay vốn.
Từ chỗ 2/3 thành viên đang dùng ma túy, giờ chỉ còn 1/3 thành viên còn dùng. Ngoài ra, khoảng 80 người có việc làm, trong đó một số người là đồng đẳng viên.
Nghĩ về quãng thời gian đã qua, chị Minh nhiều khi không khỏi rùng mình vì những ký ức đã từng khiến chị sống dở chết dở. "Cai nghiện là rất khó khăn, nhiều người thất bại lắm đó. Nhưng chẳng còn cách nào khác là phải bỏ, vậy mới sống yên ổn được", chị Minh tâm niệm.
Chỉ vì một tình yêu mù quáng
Nguyễn Thị Lê (năm nay 27 tuổi, trú tại Kiến An - Hải Phòng - tên nhân vật đã được thay đổi - PV) kể về quảng thời gian đen tối của cuộc đời mình. Là cô gái tuổi Dần, từ khi sinh ra cô đã được nghe ba mẹ và nhiều người trong gia đình lo thay cho tương lai mình.
Họ bảo cuộc đời cô rồi sẽ sóng gió, sẽ gặp nhiều trắc trở và khuyên cô đừng lấy chồng sớm kẻo tình duyên dang dở. Và quả đúng như vậy, những sóng gió cuộc đời Lê bắt đầu từ tình yêu mù quáng nhầm chỗ của cô.
Tuổi thơ của Lê êm đềm cho đến khi cô tròn 16 tuổi - thời điểm cô bắt đầu biết yêu và rung động trước bạn khác giới. Lê yêu say đắm một thanh niên gần nhà tên Tuấn (tên nhân vật đã được thay đổi - PV). Tuấn hơn cô 2 tuổi và đã bỏ học từ lâu, trở thành kẻ ăn bám gia đình, hằng ngày chỉ có mỗi một việc là tụ tập bạn bè và tán tỉnh những cô gái mới lớn như Lê.
Ngày ấy, Lê nổi tiếng xinh đẹp, học giỏi. Nhưng từ khi yêu Tuấn, Lê đã trở thành người hoàn toàn khác. Lê bắt đầu bê trễ học hành, bỏ học đi chơi theo Tuấn. Tuấn là một con nghiện. Mãi đến khi Lê đã trao cái thứ quý giá nhất đời người con gái cho Tuấn, cô mới biết người yêu mình nghiện.
Lê đã khuyên can Tuấn, đã khóc lóc rất nhiều và cũng đã đưa Tuấn đi cai tự nguyện. Nhưng mọi cố gắng của cô đều không thành bởi ma lực của ma túy đã ngấm quá sâu vào máu Tuấn rồi.
Điều đáng tiếc thay cho cô gái trẻ là chỉ vì một giây phút nông nổi, vì buồn chán không khuyên can nổi người yêu, và cũng vì hàng trăm nghìn lí do khác được đưa ra để biện minh cho sự bồng bột của tuổi trẻ, Lê đã thử ma túy những mong "quên hết sự đời". Lê trở thành bạn nghiện của Tuấn.
Nghiện ma túy nhưng đôi tình nhân trẻ không đủ tiền mua thuốc nuôi mình. Họ bắt đầu nghĩ cách kiếm tiền để thỏa mãn. Hằng ngày, Tuấn rủ các chiến hữu của mình đi cướp giật ngoài đường, còn Lê bắt đầu lân la đến những tụ điểm mại dâm, bán đi vốn tự có của mình.
Đôi trẻ cứ sống bất cần như thế cho đến khi Tuấn bị công an bắt và chịu mức án tù 7 năm. Lê lên Hà Nội làm tiếp viên nhà hàng Karaoke và kiêm luôn cả nghề mại dâm.
Những năm 98-99, mỗi lần Lê đi khách cũng kiếm được 200 nghìn, có hôm gặp được khách sộp thì cô cũng rủng rỉnh. Lê bảo "Hồi ấy, em đẹp lắm! Trong đám bạn cùng nghề được chủ nuôi, lúc nào khách cũng chọn em và trả em giá cao nhất. Các chị em trong nhà và nhiều khách hàng ruột của quán đều gọi em là "người đẹp đất Cảng".
Chính vì danh hiệu ấy nên Lê khá nổi tiếng và là cái tên được xướng lên nhiều nhất mỗi khi có khách đến chọn. Cô chuyển ra ngoài hành nghề tự do và trở thành "tình nhân có hạng" của mấy đại gia thừa tiền thiếu tình cảm. Với lối nói chuyện có duyên và nước da trắng, khuôn mặt sắc nét, dáng người cao nên cô nhanh chóng được vài người đàn ông "cô đơn" để ý.
Lê bắt đầu sống cuộc sống vợ chồng với mấy "đại gia" thiếu thốn tình cảm. Họ thuê nhà đẹp cho Lê ở, mua sắm đồ xịn cho Lê sử dụng và chu cấp cho Lê một khoản kha khá mỗi tháng để Lê chăm sóc nhan sắc, đủ đẹp để sánh bước cùng họ trong những buổi nhậu với bạn bè, đối tác. "Hết hạn hợp đồng" với người này hoặc bị vợ con họ phát hiện, Lê sẽ tự động rời khỏi căn nhà đó và thay số điện thoại.
Cứ như thế, Lê lại tiếp tục cuộc sống với người đàn ông khác. Sống với người đàn ông thứ tư thì Lê bị vợ con họ thuê côn đồ đến đánh ghen, dọa sẽ giết nếu Lê không trả lại căn nhà và mọi tài sản mà chồng bà ta mua sắm cho cô. Thế là, bao nhiêu vàng bạc trên người, quần áo đồ hiệu..., Lê đều trao trả lại hết cho bà ta. Cô một mình cất bước khỏi căn nhà 3 tầng sang trọng giữa phố.
Bước chân phiêu bạt và thất vọng của Lê dẫn lối cho cô đến một điểm đi khách quen thuộc. Đêm ấy, Lê dốc hết số tiền còn lại trong người mua thuốc chơi cho thỏa rồi tiếp người khách làng chơi trẻ đầy thú tính. Đang lúc mây mưa thì công an ập vào, Lê bị đưa lên trung tâm cải tạo vì có hành vi bán dâm và trong người có sử dụng chất kích thích. Năm đó, Lê mới 24 tuổi.
Hết thời hạn cải tạo, Lê trở về xã hội với hai bàn tay trắng. Nhận được tin Lê về, đám bạn nghiện lại tìm đến cô để rủ rê, gạ gẫm cô dùng thuốc. Giữa lúc chưa định hướng được tương lai, nghe theo đám bạn xấu, Lê lại nghiện và bước theo con đường cũ để kiếm tiền mua thuốc. Cứ như thế, Lê đã 7 lần bị đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc nhưng đều không thành.
Tôi gặp Lê khi cô học tập và cải tạo ở trung tâm lần thứ 8. Chỉ chưa đầy 2 tháng nữa, Lê sẽ được hòa nhập xã hội. Tôi băn khoăn nhìn Lê đầy thắc mắc không biết liệu lần này, Lê có trượt dốc như những lần trước!?
Như đoán được suy nghĩ của tôi, Lê quay sang nắm lấy tay tôi và khóc "Giờ em có tuổi rồi chị ạ! Chưa bao giờ em khát khao sống như lúc này, em muốn có một đứa con để chăm sóc. Em muốn có một gia đình để yêu thương. Em sẽ làm một người mẹ tốt và sẽ không tìm đến ma túy nữa...".
Tôi biết để giấc mơ ấy thành hiện thực thì phải tốn rất nhiều thời gian và công sức nữa, đòi hỏi ở Lê nghị lực lớn để vượt qua cám dỗ. Nhưng tôi lại nghĩ, một đứa con nhỏ và một người chồng yêu thương Lê thực lòng đủ sức mạnh làm người phụ nữ thay đổi tất cả. Bởi, hơn ai hết, Lê thấm thía nỗi đớn đau khi phải bỏ đi đứa con đang hình thành trong mình khi cô mới 18 tuổi.
Đêm nào, Lê cũng mơ mình được bế con gái, ầu ơ và vỗ về cho con ngủ. Đợi bé ngủ say, cô sẽ đi làm, chiều về cả nhà sẽ quây quần bên mâm cơm. Niềm hạnh phúc ấy, phải đến non nửa cuộc đời Lê mới nhận ra và kịp khao khát. Nhưng sự khát khao ấy không bao giờ là muộn khi con người ta đã có ý thức về nó.
Lê kể với tôi về người đàn ông đã chăm sóc cho cô suốt những ngày tháng cô cải tạo trên trung tâm. Đó là một kĩ sư đang làm việc ở Quảng Ninh, người ấy đang mong Lê từng ngày để cùng cô xây dựng hạnh phúc gia đình.
Người ấy sẽ giúp cô thực hiện khao khát của mình về một cuộc sống vợ chồng đúng nghĩa và giúp cô cảm nhận thế nào là một tình yêu đích thực.
Lê hào hứng nói với tôi về dự định công việc của cô. Mới đây thôi, Lê đã đăng kí trở thành thành viên của nhóm Hoa xương rồng, cô sẽ giúp những bạn nghiện đủ niềm tin và sức mạnh để từ bỏ dứt khoát ma túy, làm lại cuộc đời.
Bởi, cuộc đời Lê chính là tấm gương tối cho tất cả những bạn nghiện nhìn vào mà tránh, những lời sám hối của Lê chính là những lời gan ruột nhất, hiện thực nhất của một người nghiện lâu năm để những ai trót dính vào ma túy kịp thời từ bỏ.
Quá khứ có thể có nhiều bụi mờ nhưng điều quan trọng là khi con người ta đã nhận thức được và khao khát xóa đi những vết mờ đó. Lê cũng vậy, cô cũng sẽ sống mạnh mẽ, vươn lên mạnh mẽ dù cho cuộc sống tương lai còn biết bao khó khăn, trắc trở.
Theo Phunutoday
Thoát khỏi "vực sâu" nhờ một án tù 33 tuổi đời, gã trai Nguyễn Cao Lê đã từng có rất nhiều thứ, rất hạnh phúc song gã đã đánh mất tất cả! Tổ ấm gia đình, đứa con trai mới chập chững biết đi, sự yêu thương của người cha. Và gã quyết định phải làm lại cuộc đời, ngay ở chốn cách ly với cộng đồng... Trong tâm sự với...