Những pha xin việc chất nhất mạng xã hội: Khi “tổng tài” kiệm lời giả vờ đi xin việc
Nói chuyện cộc lốc, không chủ vị ngữ, những thanh niên này được cư dân mạng ví như chủ tịch hay… tổng tài “bá đạo” kiệm lời giả vờ đi xin việc.
Nói chuyện không chủ vị ngữ đã đành, người xin việc bây giờ còn lấn lướt nhà tuyển dụng, dạy dỗ, lên lớp người ta về… cách nói chuyện ngắn gọn.
Thời buổi công nghệ 4.0, chuyện xin việc làm thông qua những mẩu tin nhắn điện thoại hay ứng dụng tin nhắn của Facebook đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, cũng từ đây mà gây ra không ít chuyện “dở khóc dở cười”, đặc biệt là cách nói chuyện của những “nhân viên tương lai”, những người đang xin đi làm nhưng mỗi phát ngôn lại như “bố đời, mẹ thiên hạ”.
Xin việc kiểu “bố đời”, ỷ học đại học chửi luôn nhà tuyển dụng
Đây là câu chuyện được chia sẻ lại bởi một nhà tuyển dụng. Cô gái nhắn tin cộc lốc với đôi dòng chữ: “Còn tuyển nhân viên không, lương bao nhiêu”.
Đáp lại người xin việc, phía nhà tuyển dụng hỏi khá nhẹ nhàng rằng em hỏi ai thì cô gái bắt đầu không giữ được bình tĩnh, tiếp tục nói chuyện cục cằn, thậm chí như muốn quát lại nhà tuyển dụng và chốt câu cuối cùng: “Học đại học ra sợ gì mà không xin được việc, làm gì ghê vậy”.
Chưa biết nhà tuyển dụng muốn làm “mẹ người ta” chưa nhưng người đi xin việc đã sắp thành “sếp người ta” rồi đấy!
Dĩ nhiên, học đại học ra chắc chắn sẽ xin được việc nếu bạn cố gắng, song với thái độ vô lễ như vậy, cô gái sẽ phải rất khó khăn mới xin được việc đấy.
Và khi được nhà tuyển dụng góp ý, người xin việc cũng bắt đầu buông lời kém lịch sự
Khi “tổng tài” tiềm ẩn đi xin việc
Nói “tổng tài” là vì thanh niên này đi xin việc nhưng… kiệm lời quá. Hỏi câu nào trả lời câu đó, thậm chí chỉ nhấn 1 nút like cho nhà tuyển dụng để biểu thị suy nghĩ của mình. Đến đoạn cuối cuộc nói chuyện xin việc, nhà tuyển dụng hỏi bao giờ đi làm được thì thanh niên trả lời tỉnh bơ như mình là sếp người ta: “Tìm được phù hợp thì sang tuần”.
Đến lúc này, nhà tuyển dụng không thể nhịn thêm được nữa, bắt đầu nhắc nhở và cuối cùng cuộc nói chuyện kết thúc bằng chữ “ bai” gọn gẽ, lẹ làng của thanh niên ứng tuyển xin việc.
Video đang HOT
Khi chủ tịch kiệm lời giả vờ đi xin việc.
Xin việc nhưng “đánh rơi” chủ ngữ – vị ngữ
Có không ít nhà tuyển dụng phải lên mạng xã hội than trời vì thời buổi ngày nay, các anh chị em đi xin việc toàn nói trống không, “đánh rơi” mất chủ ngữ vị ngữ lúc nào không hay. Thậm chí, khi nhắc nhở nhẹ nhàng, họ còn bị chính người ứng tuyển mắng lại, cho rằng nhắn qua tin nhắn thì nên nhanh gọn, khỏi dài dòng. Vậy rốt cuộc, người ứng tuyển đúng hay nhà tuyển dụng sai đây?
Thanh niên xin việc nhưng quên đem theo “chủ ngữ”.
Đi xin việc kiêm “lên lớp” luôn nhà tuyển dụng
Trả lời không đầu không đuôi, không chủ ngữ vị ngữ đã đành, bạn trẻ đi xin việc này còn tiện thể “lên lớp” nhà tuyển dụng về… cách sống trong thời đại 4.0. Dẫu biết là ở thời này, việc mọi người phải năng động, hiện đại lên là đúng đấy, nhưng đâu có đồng nghĩa là phải lược bớt những câu chào hỏi cơ bản, lễ phép cần thiết trong cuộc sống đâu nhỉ?
Đi xin việc nhưng không quên “lên lớp” nhà tuyển dụng cách sống trong thời đại 4.0.
Những trường hợp khác
Dù nói có nhiều người xin việc không biết cách giao tiếp, nói chuyện phải phép song cũng có trường hợp, nhà tuyển dụng lại làm quá vấn đề lên. Ví như ở trường hợp dưới đây, người xin việc vì chưa biết tuổi tác nhà tuyển dụng nên xưng hô là bạn cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên, phía nhà tuyển dụng có vẻ gắt gao, nói người xin việc về học lại cách xưng hô khiến cư dân mạng có nhiều tranh cãi trái chiều.
Ở 2 trường hợp này lại tréo ngoe hơn, khi người xin việc xưng hô là bạn nhưng phía nhà tuyển dụng không chấp nhận. Có lẽ khi đi xin việc, dù ở tuổi nào cũng nên nhận là em thì hơn.
Kết
Xin việc trực tuyến qua mạng xã hội mang lại khá nhiều tiện lợi cho cả nhà tuyển dụng lẫn người đi xin việc, thế nhưng những câu chuyện “dở khóc dở cười” về thái độ ứng xử của mỗi bên thật vẫn còn nhiều điều để nói. Hi vọng, sau những trường hợp này, người đi xin việc sẽ cẩn trọng hơn về thái độ, lời nói, cũng như củng cố thêm cách giao tiếp để có thể nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Yan
MXH sốc với câu chuyện phát hiện chồng qua lại với gái karaoke, 4 tháng sau vợ làm một việc khiến gia đình rơi vào bi kịch
"Nếu vợ còn tái phạm, có lẽ tôi sẽ ra đi mãi mãi. Tôi không biết mình làm như vậy có thật yếu đuối không, phải làm sao cho vẹn cả tình và nghĩa?".
Vừa mới đây, trong một diễn đàn trên mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ quan tâm theo dõi, một thành viên nam đã có dịp chia sẻ câu chuyện trái ngang mà vợ chồng anh đang gặp phải.
Trong những phút giây lỡ lầm và không làm chủ được bản thân, anh đã có những hành động có thể nói là vượt quá giới hạn với một cô gái khác. Và khi mọi chuyện đổ bể, đau lòng nhất chắc hẳn là cô vợ nhưng mọi chuyện nào có dừng lại ở đó. Lòng tin cũng như tình cảm vợ chồng anh bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, mặc cho anh đã cố gắng mọi phương để hàn gắn và sửa chữa.
Rồi chuyện gì đến cũng đến, một ngày, chính bản thân anh là người đau đớn phát hiện ra vợ mình có tình cảm với sếp của cô ấy. Có thể nói là ngoại tình. Cảm xúc ngày trước của vợ anh, có lẽ ở thời điểm hiện tại, anh là người rõ nhất. Nội dung câu chuyện được anh chia sẻ một cách tường tận như sau:
(Hình minh hoạ)
"Vợ ôm hôn sếp sau khi biết tôi qua lại với cô gái ở quán karaoke.
Tôi 34 tuổi, vợ 29 tuổi, đã có 2 con. Hai vợ chồng đều làm kế toán cho công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực xây dựng. Cuộc sống vợ chồng cứ bình ổn hơn 10 năm nay. Chúng tôi đều có vẻ ngoài ưa nhìn, năng động. Vợ là người biết vun vén cho gia đình, thương chồng con hết mực. Những tưởng cuộc sống sẽ êm đềm trôi qua, nhưng chính tôi lại đạp đổ hạnh phúc ấy. Do tính chất công việc tôi hay đi tiếp khách, có biết một cô bé làm trong quán karaoke.
Thương hại hoàn cảnh gia đình cô ấy nên mỗi lần tiếp khách tôi hay kêu cô ấy lại và cho tiền nhiều hơn những cô khác. Trong vòng một tháng tôi nhắn tin qua lại với cô ấy, xưng hô vợ chồng trong tin nhắn (tại cô ấy có chơi game online giống tôi, trong game hay xưng hô vậy cho vui). Thật ra chúng tôi chẳng có qua lại gì, chỉ khi tiếp khách thì gọi ra phục vụ rồi thôi.
(Hình minh họa)
Vô tình vợ tôi biết chuyện. Cô ấy khóc rất nhiều, cho rằng tôi phản bội, muốn rời bỏ gia đình. Tôi xin lỗi, năn nỉ và thay đổi bản thân trong suốt 4 tháng trời, chăm lo gia đình vợ con nhiều hơn, không đi tiếp khách nữa nhưng trong lòng vợ còn ấm ức và buồn rất nhiều. Tưởng cô ấy sẽ dịu lại và quên hết nỗi buồn nhưng không.
Cô ấy đi công tác huyện nhiều hơn, tiếp đối tác nhiều hơn, có khi đến đêm mới về tới nhà, con cái đã có tôi chăm lo. Nhiều lần tôi phản đối thì cô ấy đòi ly dị, tôi cũng cố cắn răng cho qua. Mỗi lần vợ đi tiếp khách về khuya là tôi buồn, mặt nặng mày nhẹ, thấy vậy cô ấy cũng ít đi lại.
(Hình minh hoạ)
Trong một lần vô tình tôi đọc được tin nhắn điện thoại của vợ và sếp, họ đã ôm hôn nhau. Tôi buồn nhưng không muốn làm lớn chuyện vì thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó, cô ấy đến nông nỗi này cũng do tôi có lỗi trước. Vợ khóc lóc rất nhiều, nói chỉ là ngưỡng mộ sếp chứ họ chưa đi quá giới hạn, tôi nói sẽ bỏ qua nếu cô ấy xin nghỉ làm. Cô ấy xin nghỉ nhưng chỉ một ngày sau đã nói ở nhà buồn, rất yêu thích công việc hiện tại, sai lầm lớn nhất cô ấy là quen sếp.
Nếu không được làm việc, cô ấy sẽ ly hôn và đi thật xa, từ bỏ nơi này. Vì quá yêu và còn 2 con nhỏ, tôi chấp nhận tha thứ lỗi lầm, cho cô ấy đi làm lại, đặt cược tất cả tình và nghĩa lên cô ấy. Nếu vợ còn tái phạm, có lẽ tôi sẽ ra đi mãi mãi. Tôi không biết mình làm như vậy có thật yếu đuối không, phải làm sao cho vẹn cả tình và nghĩa?".
(Hình minh hoạ)
Ngay khi vừa được chia sẻ, câu chuyện của anh chồng đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều ý kiến, bình luận đã được để lại:
"Vợ chồng có đi được với nhau lâu dài hay không, ngoài yêu thương còn cần sự tha thứ. Cứ giữ mãi những câu chuyện đã cũ thì sao có thể nhìn về tương lai".
"Hóa ra là ông ăn chả, bà ăn nem. Mình chưa bao giờ đồng tình cũng như cổ xúy cho câu chuyện này. Lỗi lầm là cái đã qua, tốt nhất quên đi".
"Nếu cảm thấy không thể tha thứ thì nên dứt khoát ngay từ đầu. Để đến bây giờ lại hành động như vậy thì còn gì là tình cảm vợ chồng nữa".
(Hình minh hoạ)
Vợ chồng đến được với nhau là cái duyên nhưng có thể cùng nhau vững bước trên con đường đầy chông gai phía trước hay không lại còn phụ thuộc vào vô vàn những yếu tố khác: yêu thương, chia sẻ, tôn trọng và trong nhiều trường hợp cần lắm sự tha thứ.
Ai rồi cũng khó tránh khỏi những va vấp và lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn. Mọi lỗi lầm, dù nặng, dù nhẹ vẫn sẽ luôn phải trả một cái giá tương xứng. Nhưng điều quan trọng hơn hết chẳng phải vẫn là thái độ và cách người ta khắc phục những gì đã gây ra hay sao? Trả đũa bằng một lỗi lầm tương ứng, dù với bất cứ lý gì đi chăng nữa, chẳng bao giờ là một giải pháp khôn ngoan. Bởi có chăng, tổn thương chỉ ngày một lớn nếu những thứ đã qua không mãi được chôn sâu.
Theo helino
Khi 'bố đời' được mời đi phỏng vấn xin việc: Chưa đồng ý thì hỏi cái gì! Thường thì người đi xin việc sẽ có thái độ mong muốn, nhiệt tình từ lúc phỏng vấn đến khi thử việc. Nhưng hiện nay, có lẽ nhà tuyển dụng phải mời mọc, nhịn "như cơm sống" các ứng viên mới ổn! Chuyện người đi xin việc khẩn khoản, dịu dàng nay đã là quá khứ rồi. Bây giờ, người cần việc là...