Những pha tự huỷ hoại cuộc đời điên rồ của giới trẻ: Từ thách nhau nuốt ốc sên đến uống cả vốc thuốc dị ứng, hậu quả quá kinh hoàng
Để chứng tỏ bản thân, nhiều thanh thiếu niên đã tham gia những thử thách điên rồ trên mạng. Không ít em đã tổn hại sức khoẻ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
“ Thử thách Benadryl” – Uống thuốc dị ứng liều cao để tạo ảo giác
Benadryl là một loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng dị ứng đường hô hấp trên. Thuốc an toàn và hiệu quả khi được sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu uống Benadryl với liều lượng cao hơn chỉ định có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Tuy nhiên mới đây, trên mạng xã hội Tiktok bỗng xuất hiện “Thử thách Benadryl”. Những người tham gia sẽ phải uống hàng chục viên thuốc Benadryl một lúc. Theo những video được chia sẻ trên TikTok, việc uống Benadryl quá liều có thể mang lại cảm giác phấn khích, “lâng lâng khó tả”, thậm chí có thể tạo ra ảo giác như sử dụng ma túy đá.
Thuốc Benadryl.
Chỉ sau một thời gian xuất hiện, thử thách này đã gây xôn xao MXH Tiktok và lôi kéo rất nhiều người tham gia. Đã có 3 thiếu niên sống tại bang Texas (Mỹ) thực hiện theo những nội dung được lan truyền trên TikTok và đã được người nhà đưa đến trung tâm y tế nhi khoa Cook Children ở thành phố Fort Worth (bang Texas) trong tình trạng nguy kịch.
Rebekah (14 tuổi) – 1 trong 3 thiếu niên nói trên đã uống một lúc 14 viên thuốc Benadryl trước lúc đi ngủ. Cô Katie, mẹ của Rebekah cho biết con của mình đã rơi vào tình trạng gặp ảo giác, nói sảng và nhịp tim tăng vọt một lên đến 199 nhịp/phút, khiến gia đình phải nhanh chóng mang thiếu niên này đến bệnh viện để cấp cứu.
Rất nhiều thiếu niên đã tham gia thử thách Benadryl.
Hai thiếu niên khác cũng đã phải đưa đến phòng cấp cứu của trung tâm y tế nhi khoa Cook Children với các triệu chứng tương tự như Rebekah, mà nguyên do cũng vì uống thuốc Benadryl với một lượng lớn. May mắn, cả 3 thiếu niên đều đã phục hồi và không để lại di chứng nguy hiểm nào.
Không may mắn như 3 thiếu niên trên, một cô bé 15 tuổi ở Oklahoma đã tử vong sau khi chấp nhận thử thách uống thuốc chống dị ứng Benadryl. Theo lời kể của gia đình và bạn bè, cô bé có tính cách vui vẻ, không thuộc nhóm hay nghiện ngập.
Trào lưu nguy hiểm này bắt nguồn từ một người dùng TikTok có tên Landon. Trong video được đăng tải, Landon đã đổ cả một lọ muối vào miệng của mình. Chỉ đến khi cổ họng không thể chịu đựng được nữa, người này mới nhổ muối trong miệng mình ra. Sau đó, Landon đã đăng video thách người xem có thể làm được điều tương tự và hashtag #Salt Challenge.
Video đang HOT
Chỉ trong vài ngày, thử thách này đã nhanh chóng lan truyền trên TikTok với tên gọi #SaltChallenge. Rất nhiều Tiktoker đã hào hứng tham gia thử thách, nhưng lại không biết rằng bản thân mình có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
“Thử thách muối” xuất phát từ TikTok.
Theo đó, tiêu thụ một lượng muối quá lớn có thể dẫn đến ngộ độc. Nó làm tăng nồng độ Natri trong cơ thể, gây khát nước dữ dội, buồn nôn và co giật. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể gây hôn mê và thậm chí là tử vong. Nồng độ Natri quá cao sẽ khiến não bộ bị sưng lên.
Sam Ballard đên tư Sydney, Uc đã tự hủy hoại cuộc đời mình sau khi tham gia một thử thách điên rồ của đám bạn. Năm 19 tuổi, Sam đã nuốt một con ốc sên sống để chứng tỏ bản lĩnh sau khi bị bạn bè thách thức. Điều mà chàng trai trẻ không ngờ: Đó là con ốc sên có chứa ấu trùng giun.
Sam năm 19 tuổi.
Ấu trùng sau đó theo đường máu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra chứng viêm màng não Eosinophilic. Sam sau đó rơi vào hôn mê trong 420 ngày liên tiếp và bị nhiễm trùng não nặng. Sau 3 năm điều trị trong viện, Sam bị liệt toàn thân. Cuối cùng, Sam qua đời năm 28 tuổi tại bệnh viện Hornsby, Sydney sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh nhiễm giun ký sinh.
Sam trước khi mất.
Mạng xã hội ảo nhưng nguy hiểm là thật. Để con không tham gia những thử thách điên rồ trên thì sự giáo dục hàng ngày của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Bố mẹ chỉ cho con sử dụng mạng xã hội khi đã đủ tuổi và luôn sát sao với những nội dung con đang xem.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần giải thích, chỉ cho con thấy rõ những hậu quả chết người của những thử thách, trào lưu điên rồ cả trên mạng và ngoài đời thật. Hãy dạy con biết có rất nhiều cách để thể hiện bản thân. Chẳng hạn như học giỏi, có thành tích tốt trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật,… Những cách đó chẳng những khiến con vẻ vang với mọi người mà còn giúp ích cho tương lai.
Từ đó con dần ý thức và nhận rõ những điều đúng sai. Quan trọng nhất, bố mẹ nên cho con tham gia nhiều hoạt động thể thao, hoạt động ngoại khoá bổ ích. Khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần sẽ giúp con tránh xa những thứ độc hại.
Người phụ nữ này tưởng mình bị sưng mắt do dị ứng nhưng hóa ra đó lại là triệu chứng của bệnh về mắt có liên quan tuyến giáp
Hiện tại, người phụ nữ này vẫn đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật cho cả hai mắt.
Vào tháng 11/2016, Karen Mathews cảm thấy cực kỳ mệt mỏi đến nỗi khó thể cúi người buộc dây giày. Vào thời điểm đó, người phụ nữ này đang phải làm việc 10 tiếng mỗi ngày, từ 6-7 ngày một tuần với tư cách là người vận hành robot tại một công ty sản xuất ô tô. Do làm việc trong nhiều giờ như vậy, Karen đã nghĩ mệt mỏi là hiện tượng rất bình thường.
Vào đầu tháng 12, các triệu chứng ngày một gia tăng. Cô chia sẻ: "Tôi bắt đầu bị run tay. Sau đó, một buổi tối nọ, tôi yếu đến mức không thể đứng dậy ra khỏi bồn tắm. Tôi đã phải nghỉ giải lao trong khi chuẩn bị cho công việc vào buổi sáng vì quá kiệt sức. Dù vậy, một lần nữa tôi vẫn nghĩ điều này là do làm việc quá sức".
Tới tháng 1/2017, Karen cảm thấy cơ thể rất lạ khi đang làm việc nên đã đến phòng y tế ở công ty để đo huyết áp. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi là 155 nhịp mỗi phút khiến cô hoảng hốt. Người phụ nữ này vội vàng gọi cấp cứu và được đưa đến bệnh viện.
Karen đã chia sẻ bức ảnh này sau khi được đưa đi cấp cứu với lời nhắn: "Tôi đã giảm hơn 3 kg trong vòng một tuần".
Sau khi xem kết quả xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán cô đang phải đối mặt với bệnh Graves, bệnh tự miễn khiến các kháng thể tấn công tuyến giáp và kích thích sản xuất hormone tuyến giáp trong cơ thể, dẫn đến tình trạng cường giáp. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề dừng lại ở đó.
Dưới đây là những lời chia sẻ của Karen về hành trình phát hiện và điều trị bệnh nhãn giáp trong suốt những năm qua:
Hiện tượng bất thường
Vào tháng 3/2017, khoảng bốn tháng sau được chẩn đoán mắc bệnh Graves, tôi bắt đầu cảm thấy mắt có vấn đề. Một buổi sáng nọ, mí mắt trên của tôi sưng lên và đỏ. Mặc dù thường không bị dị ứng theo mùa vào thời điểm đó trong năm, tôi cho rằng đây là nguyên nhân vì dùng thuốc dị ứng đã làm dịu vết sưng một chút.
Mắt tôi cũng mỏi và cảm thấy có sạn ở bên trong. Nếu dụi mắt, các mạch máu có lẽ sẽ vỡ ra. Một người bạn cho rằng đây là điều bình thường vì đôi khi cô ấy cũng gặp phải hiện tượng như vậy.
Dấu hiệu nguy hiểm
Mãi đến giữa tháng 4/2017, Karen mới nhận ra có điều gì đó thực sự không ổn.
Vào ngày cuối tuần, cháu gái của tôi tới chơi và hoảng hốt khi nhìn vào mắt tôi. Lúc đó, tôi biết rằng những thay đổi trong mắt là có thật và đáng chú ý.
Ngay sau đó, tôi đến khám bác sĩ. Tôi thậm chí còn mang những bức ảnh cũ của mình để so sánh với ảnh chụp gần đây. Một bức ảnh chụp nghiêng cho thấy mắt phải bị lồi ra đáng kể. Tuy nhiên, bác sĩ lại cho rằng những bức ảnh đó trông khác nhau vì được chụp ở nhiều góc độ. Tôi rời khỏi phòng khám và không nhận được bất kỳ câu trả lời nào.
Tự tìm hiểu
Khi về nhà, tôi bắt đầu tìm kiếm trên Google với các từ khóa "mắt lồi" và "sụp mí mắt". Tôi phát hiện ra bệnh Grave còn có tên gọi khác là bệnh nhãn giáp (TED). Mí mắt sưng húp, cảm giác có sạn trong mắt và lồi mắt đều do sưng, phản ứng miễn dịch ảnh hưởng tới các cơ và mô xung quanh mắt.
Theo Hiệp hội về Bệnh tuyến giáp Hoa Kỳ, 50% những người mắc bệnh Graves gặp phải các triệu chứng về mắt, chủ yếu trong vòng 6 tháng sau khi được chẩn đoán. Nguyên nhân có thể là do loại kháng thể tấn công tuyến giáp tác động tới mắt.
Để khẳng định chắc chắn, tôi đã tới gặp một chuyên gia về mắt, người thường điều trị cho các bệnh nhân mắc TED. Trong lần khám thứ nhất, bác sĩ chưa thể đưa ra kết luận và cho rằng nếu có mắc thì cũng chỉ là trường hợp nhẹ nên đã hẹn tôi tái khám sau 6 tháng.
Khi trở lại, họ nói không có cách nào để chữa mí mắt bị sưng và lồi. Nói cách khác, tôi chỉ còn cách sống chung với chúng. Tôi hoàn toàn suy sụp và khóc trên đường về nhà.
Mỗi lần nhìn vào gương lại gây tổn thương về tinh thần. Tôi trở thành người sống ẩn dật và thậm chí sợ ra khỏi nhà. Điều này kết hợp với việc tăng cân do dùng thuốc điều trị tuyến giáp đã phá hủy sự tự tin của tôi. Khi phải ra ngoài, tôi đeo tận kính hai tròng và cố gắng che mắt phải bằng tóc.
Chẩn đoán muộn màng
Vào giữa năm 2018, cuối cùng tôi cũng được chẩn đoán mắc bệnh nhãn giáp. Tôi chỉ còn cách theo dõi và chờ đợi. Thông thường, trong trường hợp nhẹ, khu vực bị sưng có thể được cải thiện trong vòng nửa năm đến hai năm. Trái lại, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, phẫu thuật là việc làm cần thiết. Trong khoảng thời gian này, tôi bắt đầu sử dụng thuốc nhỏ mắt để chữa khô mắt.
Sau ba năm phải vật lộn với bệnh nhãn giáp, hiện tại người phụ nữ này đã có thể tự tin nhìn mình trong gương.
Vào tháng 7/2020, tôi bay đến California để phẫu thuật cả hai mắt. Khi đó, tình trạng của tôi đã được kiểm soát, mắt vẫn như vậy trong một năm rưỡi. Triệu chứng sưng ở mí mắt đã giảm bớt nhưng mỡ thừa lại xuất hiện ở má và mí mắt vẫn phồng. Hình dạng mắt của tôi cũng đã thay đổi sau khi các cơ thắt lại.
Tôi vẫn chọn phẫu thuật vì muốn nhận ra mình trong gương một lần nữa. Để trả lại hình dạng bình thường cho đôi mắt, bác sĩ đã phẫu thuật giảm áp hốc mắt cho cả hai mắt, sửa mí mắt đồng thời loại bỏ mỡ thừa ở hai bên mặt. Hiện tại, tôi vẫn đang trong quá trình hồi phục và có thể mất đến ba tháng để biết được kết quả cuối cùng. Dù vậy, tôi đã có thể nhận ra mình trong gương thay vì một người xa lạ.
Trải nghiệm này đã giúp tôi rút ra bài học quý giá. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có điều gì đó không ổn nhưng bác sĩ lại phủ nhận điều này, hãy tự nghiên cứu và hỏi ý kiến từ những chuyên gia khác. Hãy tìm một người sẵn sàng lắng nghe và hiểu những gì bạn đang trải qua. Bạn không hề lạc lõng.
Làm theo thử thách nguy hiểm trên TikTok, 3 học sinh nhập viện vì ngộ độc Một số bạn trẻ đã xem video "hướng dẫn" trên TikTok và làm theo thử thách, dẫn đến hậu quả là suýt mất mạng. Hệ thống Y tế ở Fort Worth (bang Texas, Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo về một "trào lưu nguy hiểm" sau khi họ phải điều trị cho 3 bạn teen bị ngộ độc. Cả 3 bạn này đều...