Những “pha hành động” hoàn hảo của động vật
Chú chim cánh cụt nhảy qua tảng băng, linh dương Nam Phi tung minh trên không… là những pha hành động bắt mắt của thế giới động vật.
Khoảnh khắc chú chó Hungary ngậm một que củi “tung” mình trên không.
Chú chim bói cá cất cánh từ dưới hồ sau khi bắt được con mồi.
Chú ếch đuổi theo chuồn chuồn trên mặt nước.
Chú voi châu Phi chạy dọc bờ hồ Kariba, Công viên quốc gia Matusadona, Zimbabwe.
Đà điểu chạy trên thung lũng Hwange ở Zimbabwe.
Video đang HOT
Linh dương sừng cong chạy trên sa mạc Kalahari ở Nam Phi.
Linh dương Nam Phi tung minh trên không ở Botswana. Động tác này được gọi là “proking”, được sử dụng để cảnh báo kẻ tấn công.
Báo gêpa chạy trên cánh đồng cỏ Savanna ở Maasari Mara, Kenya.
Cá heo nhảy nước ở Vịnh Island, New Zeland.
Đại bàng đầu trọc chuẩn bị hạ cánh xuống nền tuyết trắng ở Alaska.
Chú chim cánh cụt trổ tài “nhảy xa” trước con mắt ngưỡng mộ của “khán giả”.
Khoảnh khắc chú ngỗng con ở giữa không trung khi nhảy xuống hồ Argyle ở Mỹ.
Chú hổ Siberia chạy trên nước để bắt con mồi.
Chú sóc chuột nhảy khỏi một khúc cây ở Inverness, Scotland.
Khoảnh khắc “ lãng mạn” của chú tinh tinh khi nhảy từ trên cây xuống./.
Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/MSN
Vì sao chim cánh cụt không thể bay
Mang tiếng là chim sao chim cánh cụt lại không biết bay. Loài chim này giữ ấm đôi chân thế nào khi đứng trên băng giá khi thời tiết lạnh đến -59,4 độ C? Sống ở Nam cực không có cây cối, chúng lấy gì để làm tổ.
Việc chim cánh cụt không biết bay từng là một bí ẩn vì nó dẫn tới một hành vi dường như thể hiện sự kém thích nghi. Chẳng hạn như, chim cánh cụt hoàng đế thường đi bộ tới 60km giữa nơi tụ tập của chúng trên bãi biển và đại dương - một hành trình kéo dài vài ngày nhưng có thể rút ngắn trong vài tiếng đồng hồ nếu chúng biết bay.
Thêm vào đó, nhiều con chim cánh cụt trở thành mục tiêu của các động vật săn mồi, chẳng hạn như hải cẩu khi ra biển. Vấn đề này có thể dễ dàng tránh được nếu chim cánh cụt có thể bay dù chỉ ở trên đầu của kẻ thù săn mồi.
Ảnh minh họa.
Dù không biết bay nhưng chim cánh cụt là những sinh vật bơi lộ cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu tới 564 mét để bắt cá, mực và những sinh vật giáp xác nhỏ để ăn.
Giáo sư John Speakman, một thành viên nhóm nghiên cứu từ Đại học Aberdeen (Anh) lý giải, trong quá trình tiến hóa, đôi cánh của chim cánh cụt đã biến đổi để trở nên thích nghi hơn với việc bơi và lặn trong đại dương, nơi chúng tìm kiếm thức ăn, nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng.
Cùng lúc đó, năng lượng cần có cho việc bay của chim cánh cụt ngày càng trở nên lớn hơn. Và đến một thời điểm nào đó, loài chim này không thể chịu đựng được việc tiêu hao quá nhiều năng lượng cho việc bay nên từ bỏ khả năng di chuyển trên không trung và dần dần không thể bay được nữa.
Nhà nghiên cứu này nhận định, có lẽ các lợi ích về sử dụng năng lượng hiệu quả khi tìm kiếm cái ăn đã bù đắp cho sự kém hiệu quả của chim cánh cụt khi phải đi bộ bất cứ khi nào trên đất liền.
Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?
Trải qua hàng trăm năm, chân và bàn chân của chim cánh cụt đã tiến hóa để đảm bảo chúng mất ít nhiệt nhất có thể. Bàn chân của chim cánh cụt giữ nhiệt bằng cách hạn chế sự lưu thông của máu trong thời tiết thật sự lạnh nhằm giữ nhiệt độ của bàn chân trên mức đóng băng.
Cẳng chân của chim cánh cụt hoạt động như một hệ thống trao đổi nhiệt. Các mạch máu đến và đi từ bàn chân rất hẹp và đan chặt vào nhau. Máu từ cơ thể đến bàn chân sẽ được làm lạnh và sẽ được làm nóng lại một lần nữa khi quay trở lại cơ thể. Khi bàn chân nhận được máu lạnh, lượng nhiệt bị mất sẽ giảm đi, trong khi cơ thể vấn đảm bảo đủ độ ấm.
Khả năng đặc biệt này là một phần trong những cách mà chim cánh cụt giữ ấm trứng của mình cho đến khi nở. Chim đực sẽ ấp một quả trứng trên đỉnh bàn chân của chúng vào mỗi tối mùa đông trong vòng 2 tháng, trong khi con cái sẽ ra ngoài kiếm ăn trên biển. Chúng cũng che chắn cho trứng bằng một vạt da bụng khá ấm áp, được gọi là túi ấp, để tránh xa các yếu tố bên ngoài.
Sự nuôi dưỡng của những con chim đực không chỉ dừng lại ở đó. Nếu con cái không mang thức ăn trở về đúng lúc trứng nở, những con đực sẽ cho con của mình ăn một loại "sữa" được tạo ra từ các tế bào đặc biệt nằm bên trong họng của chúng trong vài ngày.
Không có cây, chim cánh cụt lấy đá làm tổ
Vào mùa hè, những con chim cánh cụt Gentoo đực có nhiệm vụ lặn xuống đáy biển để kiếm đá cuội về làm tổ cho con cái sinh sản.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Ảnh động vật: Trăn "khủng" lẻn vào nhà dân bắt trộm gà Trăn khổng lồ lẻn vào nhà dân bắt trộm gà, trâu rừng dùng lá cây làm trang sức... là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua. (Nguồn: Telegraph) Một người dân đã phát hiện trăn khổng lồ lẻn vào chuồng bắt trộm gà chọi ở tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. (Nguồn: Telegraph) Nhiếp ảnh gia Daniel Badia ghi lại cận cảnh cá...