Những ông trùm buôn người ở Đông Nam Á (*): “Đại ca” Tong

Theo dõi VGT trên

Một nhân vật có biệt danh “Đại ca” Tong, kẻ bị tình nghi là ông trùm đường dây buôn người Rohingya, đã tự nộp mình cho cảnh sát Thái Lan hôm 18-5 nhưng tuyên bố chỉ khai sự thật trước tòa.

Bộ Ngoại giao Mỹ từng lưu ý chính phủ Thái Lan: Một số nhân vật trong quân đội và chính quyền địa phương dính líu đến các đường dây buôn người và đưa người trái phép xuyên quốc gia. Đối tượng chủ yếu của những đường dây này là người Rohingya và Bangladesh.

Thảm họa nhân đạo

Bangkok trước đây phủ nhận mọi cáo buộc của các tổ chức nhân quyền và các nhà quan sát quốc tế cho rằng nhiều viên chức Thái Lan, kể cả quân đội và cảnh sát, đã nhắm mắt làm ngơ trước tệ nạn buôn người trên đất mình. Thậm chí, một số người còn đứng ra bảo kê hoặc trực tiếp điều hành các đường dây tội phạm. Họ đã gây ra bao thảm cảnh trên đất Thái Lan và trên biển đối với người Rohingya và Bangladesh.

Những ông trùm buôn người ở Đông Nam Á (*): Đại ca Tong - Hình 1

“Đại ca” Tong (áo trắng). (Nguồn: CHIANGRAITIMES)

Thế nhưng, mọi sự đã thay đổi theo chiều hướng tích cực từ đầu tháng 5 vừa qua. Cả chục mồ cạn chôn vùi vội vã thi thể dân nhập cư lậu người Rohingya và Bangladesh đã được phát hiện. Trước đó, chính quyền địa phương cũng thông báo phát hiện nhiều trại giam bí mật trong rừng và trên các đảo hẻo lánh, tất cả đều ở miền Nam Thái Lan, giáp ranh với Malaysia.

Trước tình hình nêu trên, chính phủ Thái Lan đã mở chiến dịch chống buôn người và đưa người trái phép xuyên biên giới. Đối tượng bị điều tra bao gồm cả quân đội, cảnh sát, cơ quan nhà nước lẫn ngoài xã hội.

“Bứt dây động rừng”, các tổ chức buôn người “chém vè”, lặn sâu. Chúng tháo chạy khỏi các trại giam bí mật khiến hàng trăm tù nhân người Rohingya và Bangladesh lâm vào cảnh đói khát. Trên biển thì xảy ra thảm họa nhân đạo: Hơn 2.000 “thuyền nhân” bị bỏ rơi trong vùng lãnh hải Malaysia và Indonesia trên những con tàu gỗ đã cạn nhiên liệu, thực phẩm.

Đến nay, hơn 80 trát lệnh bắt giữ đã được phê chuẩn. Trong số này có Pajjuban Angchotephan, một doanh nhân và chính khách tên tuổi với biệt danh là Ko (đại ca) Tong. Nhân vật thứ hai là trung tướng Manus Kongpan. Cả hai đều chọn cách tự thú để đối phó với pháp luật. “Đại ca” Tong tự thú ngày 18-5 sau một tuần biết mình đang bị truy nã qua báo chí, còn trung tướng Manus tự thú ngày 3-6. Cả 2 trường hợp đều được truyền thông trong nước và quốc tế quan tâm đặc biệt vì đây là lần đầu tiên, các ông trùm đường dây buôn người và đưa người trái phép xuyên biên giới của Thái Lan lộ mặt, đương đầu với pháp luật.

Trung tướng Prawut Thavornsiri, người phát ngôn Cảnh sát Thái Lan, cho biết Ko Tong chính thức nộp mình ở Bangkok sáng 18-5. Ko Tong được chở từ tỉnh Satun, quê hương y, đến sân bay Don Mueang từ sáng sớm. Tại đây, theo thông lệ, y xuất hiện trong một cuộc họp báo ngắn của cảnh sát. Nhân dịp này, trước ống kính truyền hình, tướng Somyot Poompanmoung, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Thái Lan, bác bỏ tin đồn cảnh sát đã bí mật thương lượng với Ko Tong trước khi y đầu thú.

Video đang HOT

Trước đó, Ko Tong tung tin đã liên hệ với trung tướng Chakthip Chaijinda, phó chỉ huy trưởng cảnh sát, để dàn xếp cuộc tự thú. “Đại ca” yêu cầu được đóng tiền tại ngoại nhưng bất thành; đồng thời, cũng có tin nhiều viên chức cảnh sát cao cấp đề nghị hợp sức với chính quyền Malaysia truy bắt Ko Tong sau khi có tin đồn y bỏ xứ Satun chạy qua nước này ẩn náu tại khu nghỉ dưỡng Langkawi nổi tiếng. Cảnh sát Thái cho biết đã nhận được trát lệnh bắt giữ Thassanee, vợ của Ko Tong và trung úy cảnh sát Narathorn Samphan dính líu đến đường dây buôn người.

Truyền thông Thái Lan, dẫn nguồn tin giấu tên, cho biết Ko Tong phủ nhận mọi cáo buộc và chỉ chịu khai sự thật trước tòa án. Nếu xét thấy có tội, Ko Tong có thể bị kết án từ 4-15 năm tù và bị phạt 1 triệu baht (643,65 triệu đồng).

Chính khách có máu mặt

Tỉnh Satun ở miền Nam Thái Lan, nổi tiếng là trạm trung chuyển của bọn buôn người qua Malaysia và Indonesia theo đường bộ lẫn đường biển. Ko Tong là một chính khách được nhiều người biết tiếng. Theo ông Dejrat Simsiri, Tỉnh trưởng Satun, Ko Tong từng lãnh đạo một đảng chính trị, có nhiều mối quan hệ với chính quyền địa phương và một số nhà lãnh đạo trong chính phủ. Nhờ vậy mà “đại ca” trốn tránh pháp luật được lâu như vậy.

Theo ông Samsiri, Ko Tong từng được bầu vào cơ quan chính quyền tỉnh và giữ chức chủ tịch cách đây 10 năm nhưng sau đó thất cử nên không làm nữa. Trong thời gian tại chức, y quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương huyện Padang Besar, nơi gần đây phát hiện các mồ chôn di dân Rohingya và Bangladesh. Ko Tong có nhiều đất đai ở Rat Yai, một hòn đảo nhỏ gần Malaysia. Người dân Satun cho rằng đảo này là “căn cứ địa” của Ko Tong. “Bất cứ tàu thuyền nào đi gần đảo đều bị những người lạ mặt đi tàu cao tốc xua đuổi” – một người giấu tên cho biết.

Thiếu tướng Paveen Pongsirin, phó tư lệnh vùng, cho hay Ko Tong dùng đảo Yat Rai để điều hành đường dây buôn người ở Satun. Cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra chuyên án này với nhiều chứng cứ chống lại Ko Tong. 18 người liên quan đến vụ này đã bị bắt. Tướng Paveen xác nhận Ko Tong là một người rất giàu. Cảnh sát đã tịch thu tài sản của y trị giá hàng chục triệu baht.

Vua một cõi Buôn người và đưa người trái phép xuyên biên giới ở Đông Nam Á có lợi nhuận rất lớn. Chuyên gia Matthew Smith ở công ty tư vấn Fortify Rights cho biết: “Hầu hết các tay buôn người ở Myanmar và Malaysia khẳng định rằng các ông trùm Thái làm vua một cõi”. Riêng năm 2012, ngành kinh doanh tội ác này ước tính đạt 250 triệu USD. Số tiền này khiến nhiều người Thái trở nên giàu có, tiền mặt dồi dào dùng để bôi trơn những nơi cần thiết. Đóng góp vào doanh thu “khủng” nêu trên là những người Rohingya ở bang Rakhine – Myanmar. Những người không quốc tịch, không có tổ quốc này đưa tiền cho bọn buôn người để lên thuyền xuôi về phía Nam với hy vọng tìm một nơi ở mới thân thiện hơn. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết trong 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3-2015), khoảng 25.000 người Rohingya và Bangladesh nghèo khổ đã vượt biển qua vịnh Bengal. Trong đó, vài ngàn di dân đã bị bọn buôn người bỏ rơi trên biển sau khi chính quyền Thái Lan mở chiến dịch trấn áp các tổ chức buôn người.

(Kỳ tới: Bần cùng sinh đạo tặc)

Theo Nguyễn Cao

Người Lao động

Những ông trùm buôn người ở Đông Nam Á

Cuộc khủng hoảng nhân đạo với nhiều mồ chôn tập thể và những chiếc tàu chở hàng ngàn người Rohingya, Bangladesh bị thả trôi vô định trên biển Đông Nam Á bắt đầu được làm sáng tỏ khi các ông trùm buôn người bị bắt giữ.

Ngày 4-6, trung tướng Manus Kongpan - 58 tuổi, cố vấn cao cấp quân đội Thái Lan - đã chính thức bị cáo buộc 13 tội danh liên quan đến buôn người và đưa người trái phép từ Myanmar, Bangladesh vào Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Trước đó 1 ngày, viên tướng 3 sao này đã tự nộp mình tại một đồn cảnh sát ở thị trấn Pedang Besar, miền Nam Thái Lan, gần biên giới với Malaysia. Thị trấn này nổi tiếng từ lâu là hang ổ của bọn buôn người qua biên giới.

Ông Manus đã bị thẩm vấn 8 giờ ngay sau đó, theo NNB (Văn phòng Thông tin Quốc gia) Thái Lan. Những cáo buộc bao gồm buôn người, bắt người trái phép, hỗ trợ nhập cảnh trái phép vào Thái Lan, giữ người đòi tiền chuộc, che giấu thi hài, phạm tội ác xuyên quốc gia.

Tự thú nhưng không nhận tội

Khi tự thú, tướng Manus tuyên bố ông vô tội: "Tôi đến đây để đòi sự công bằng. Tôi sẵn sàng hợp tác với cơ quan điều tra. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi phán quyết của tòa án". Trái với đồn đoán, đơn xin đóng tiền tại ngoại hầu tra của ông không được chấp thuận.

Những ông trùm buôn người ở Đông Nam Á - Hình 1

Tướng Manus Kongpan (bên phải) tự thú hôm 3-6

Theo Chỉ huy trưởng Cảnh sát quốc gia Thái Lan Somyot Poompanmuang, tòa án cấp tỉnh Na Thawi đã tống đạt trát lệnh bắt giữ tướng Manus từ ngày 1-6. Ông Manus đã liên hệ với cảnh sát trước khi tự thú.

Manus là 1 trong 84 đối tượng có lệnh bắt giữ vì liên quan đến đường dây buôn lậu và đưa người trái phép từ Myanmar vào Thái Lan. Đến nay, cảnh sát Thái Lan bắt được 52 người, những kẻ còn lại đã cao chạy xa bay. Ông Somyot nhấn mạnh rằng tướng Manus là sĩ quan quân đội duy nhất dính líu đến nạn buôn người.

Theo nhật báo The Bangkok Post, Manus là sĩ quan cao cấp nhất bị khởi tố trong vụ xì-căng-đan bùng nổ trước đây 1 tháng khi người ta phát hiện mồ chôn tập thể di dân người Rohingya thuộc tỉnh Songkhla ở vùng biên giới Thái Lan - Malaysia. Hơn 50 viên chức cảnh sát tình nghi dính líu đến vụ xì-căng-đan này chỉ bị thuyên chuyển công tác chứ không bị bắt giữ.

Chiến dịch tấn công tội phạm buôn và đưa người trái phép xuyên biên giới của chính quyền Thái Lan phát động từ đầu tháng 5 vừa qua. Từ đó đến nay, khoảng 4.000 người, hầu hết là người Rohingya, đã nhập cư trái phép Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Trong khi đó, theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 2.000 người khác lênh đênh trên biển trong cảnh đói khát vì bọn tội phạm sợ bị bắt nên chọn giải pháp "bỏ của chạy lấy người".

Bị lộ từ năm 2009

Tướng Manus từng giữ các vị trí cao nhất của quân đội ở 2 tỉnh Songkhla và Chumphon từ năm 2007 rồi được bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao hồi tháng 4 vừa qua sau khi quân đội được cải tổ. Việc ông bị bắt nói chung không gây sốc ở Bangkok.

Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan Udomdej Sitabutr cho biết đã nắm được sự việc khi cảnh sát bắt đầu điều tra ông Manus. Theo ông, quân đội sẽ không can thiệp vì "cảnh sát đã thu thập đủ chứng cứ để tiến hành (việc bắt giữ)".

Tờ The Bangkok Post dẫn nguồn tin quân đội cho biết Thủ tướng Thái Lan, tướng Prayut Chan-o-cha và Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Prawit Wongsuwon, đã được báo cáo về vụ này. Chính họ đã bật đèn xanh cho cảnh sát hành động.

Chính quyền Bangkok đã hành động quyết liệt như vậy sau một thời gian phủ nhận thông tin cho rằng một số sĩ quan quân đội và cảnh sát Thái Lan dính líu đến các đường dây buôn người, đưa người trái phép qua biên giới. Bangkok cũng từng chịu áp lực quốc tế khi báo cáo thường niên về buôn người năm 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Thái Lan đứng cuối bảng vì nước này thực thi pháp luật qua loa và một số quan chức dính líu đến tệ nạn này.

Nhật báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hồng Kông cho biết cách đây 6 năm, đã có tin đồn quân đội Thái Lan từng trục xuất người Rohingya từ Myanmar trốn qua Thái bằng cách đưa họ lên những chiếc tàu không có động cơ rồi thả trôi tự do trên biển khiến cả trăm người chết. Tháng 1-2009, tờ báo này từng đăng trên trang 1 ảnh và bài phỏng vấn tướng Manus Kogpan, lúc đó là đại tá quân đội công tác ở SCOC (Bộ Chỉ huy An ninh nội địa), về các trại giam bí mật người Rohingya ở Koh Sai Daeng, một hòn đảo hẻo lánh của Thái Lan.

Trước thông tin người Rohingya bị quân đội Thái Lan ngược đãi, ông Manus phủ nhận hoàn toàn. Ông còn nói từng giúp đỡ người Rohingya, bỏ tiền túi mua lương thực và nước uống cho họ. Trong khi đó, người Rohingya tố cáo các băng nhóm tội phạm Thái Lan lừa đảo họ bằng cách hứa tìm công ăn việc làm ở Malaysia, Indonesia rồi thu phí cắt cổ hoặc đơn giản giữ họ làm con tin đòi tiền chuộc hoặc bán cho các chủ tàu đánh cá Thái Lan, lao động như nô lệ. Quân đội và cảnh sát Thái biết chuyện nhưng ngó lơ hoặc "hợp tác làm ăn" với bọn này.

Khổ như người Rohingya Cộng đồng thiểu số người Rohingya theo đạo Hồi sinh sống chủ yếu ở bang Rakhine, miền Bắc Myanmar, với số dân khoảng 735.000 (số liệu năm 2013). Họ cũng có mặt ở Bangladesh, Thái Lan, Malaysia, Ả Rập Saudi, Pakistan và Indonesia nhưng không đông. Tổng số người Rohingya ước lượng từ 1,4 đến 2 triệu. Chính phủ Myanmar gọi họ là người Bengali (từ gọi chung người Bangladesh và Rohingya), do đến bang Rakhine sống bất hợp pháp nên không cấp quốc tịch. Dân Myanmar ở bang Rakhine theo đạo Phật cũng coi họ là người nước ngoài. Năm 2012, từng xảy ra xung đột tôn giáo nghiêm trọng giữa người Rohingya và Myanmar ở Rakhine. Bị coi là di dân bất hợp pháp, khó sống nên người Rohingya ở Myanmar tìm cách di cư sang các nước Hồi giáo ở Đông Nam Á, nhất là Malaysia và Indonesia. Thái Lan là điểm trung chuyển. Từ đây, họ vượt eo biển Malacca và biển Adaman đến Malaysia và Indonesia bằng tàu thuyền. Theo số liệu của Ủy hội Người tị nạn Liên Hiệp Quốc, từ tháng 1 đến tháng 3-2015, ước tính có đến 25.000 người Rohingya dùng phương tiện thô sơ này dẫn đến 100 người chết ở Indonesia, 200 người ở Malaysia và 10 người ở Thái Lan. Khoảng 3.000 người được cứu mạng, 2.000 người hiện chưa rõ số phận. Cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng này do bọn buôn người và đưa người trái phép xuyên biên giới gây ra.

(Kỳ tới: "Đại ca" Tong)

Theo Nguyễn Cao

Người Lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
19:30:12 06/11/2024
Ông Trump đắc cử, cổ phiếu đại gia Việt vừa bắt tay với Tập đoàn Trump tăng vọt
15:15:54 06/11/2024
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:10:28 06/11/2024
9 yếu tố then chốt giúp ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ
22:43:09 06/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn
15:12:14 06/11/2024
Khóc - cười khi nghe kết quả bầu cử tổng thống Mỹ
19:39:31 06/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024
Nữ diễn viên bị chồng tỷ phú đánh đập suốt 7 năm, phát hiện sự thật chấn động phải ôm con bỏ chạy
16:32:28 07/11/2024
Nam ca sĩ mất lái, lao xuống sông sâu 6 mét: "Tôi biết mình sắp chết, tìm điện thoại gọi cho mẹ để báo"
16:35:40 07/11/2024

Tin mới nhất

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

19:50:10 07/11/2024
Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Lợi ích bất ngờ của cần tây với sức khỏe nam giới

19:46:44 07/11/2024
Mặc dù dữ liệu về tác dụng cụ thể của việc ăn cần tây đối với sức khỏe tình dục nam giới còn hạn chế nhưng cần tây có thể mang lại một số lợi ích tiềm năng khác.

Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp

19:37:35 07/11/2024
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.

Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ

18:50:45 07/11/2024
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ukraine nói lần đầu đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi

18:47:13 07/11/2024
Ukraine đã tiến hành vụ tấn công tầm xa và lần đầu tiên đánh trúng tàu chiến Nga tại biển Caspi ở cách xa cả ngàn km.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

18:25:30 07/11/2024
Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử.

Đức có Bộ trưởng Tài chính mới

18:14:26 07/11/2024
Trước sự sụp đổ của chính phủ, lãnh đạo phe đối lập Friedrich Merz, người đứng đầu Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã kêu gọi chính phủ Đức cần tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào tuần tới, thay vì vào năm sau.

Tổng thống Venezuela hoan nghênh sự khởi đầu mới trong quan hệ với Mỹ

18:08:59 07/11/2024
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chúc mừng chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương.

Cảnh báo về sự bùng phát loài bọ cạp tại Brazil

18:07:18 07/11/2024
Với sự nóng lên của môi trường sống, sự trao đổi chất của bọ cạp cũng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến chúng hoạt động tích cực hơn, ăn uống nhiều hơn và sinh sản nhanh chóng.

Cháy rừng lan nhanh tại California buộc hàng nghìn người phải sơ tán

18:05:08 07/11/2024
Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết đã ban hành lệnh sơ tán cho trên 10.000 người, khi đám cháy rừng đe dọa 3.500 công trình tại các cộng đồng ngoại ô, trang trại và khu vực nông nghiệp xung quanh Camarillo.

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

17:46:03 07/11/2024
Các nhà phân tích nhận định cuộc họp của Fed trong tuần này sẽ tránh được bất kỳ kịch tính nào. Nhà kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG vẫn dự báo Fed sẽ hạ lãi suất, ít nhất là vào tháng này.

Có thể bạn quan tâm

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?

Sao âu mỹ

20:16:29 07/11/2024
Loạt khoảnh khắc nhạy cảm nói trên của giọng ca Baby được cho là rò rỉ từ những bữa tiệc thác loạn do ông trùm nhạc rap tai tiếng tổ chức.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

Sức khỏe

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng

Sao việt

20:09:35 07/11/2024
Chiều 7/11, Diệp Lâm Anh gây chú ý khi đăng đàn bày tỏ sự bức xúc về chuyện tiền nong. Cô cho biết cảm thấy phiền khi một người lâu không gặp khi gọi điện lại mượn tiền.

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

Trương Ngọc Ánh và chồng cũ Trần Bảo Sơn bất ngờ trở lại

Hậu trường phim

19:08:58 07/11/2024
Trần Bảo Sơn bắt tay khởi động lại bộ phim Con đường vô tận (Endless Road) do anh sản xuất kiêm biên kịch, đạo diễn và diễn viên.

Profile gây choáng của Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Netizen

19:08:04 07/11/2024
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô Trần Ngọc Mai quay trở về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng. Cô nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

Tin nổi bật

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Năm 2024 khả năng là năm nóng nhất trong lịch sử

17:44:16 07/11/2024
Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng sự gia tăng nhiệt độ trong thời gian dài, không chỉ do ảnh hưởng của những hiện tượng như El Nino, là một dấu hiệu xấu.