Những ông bố ngoại quốc và những đứa trẻ “vô thừa nhận”
Những cuộc hôn nhân không tình yêu, những rào cản về xã hội, văn hóa, ngôn ngữ… không những đẩy các cô gái trẻ ở miền Tây đi vào ngõ cụt mà còn kéo theo hệ lụy là hàng trăm đứa trẻ “vô thừa nhận”.
Những chuyện buồn không hồi kết
Những ngày này trời miền Tây nắng như đổ lửa, phóng viên tìm về nơi những cô gái trẻ ở đây bỏ xứ theo chồng với ước muốn sẽ giàu có, sung túc nhưng sự thật diễn ra lại đắng cay, tủi nhục vô cùng.
Bé T. theo mẹ về Việt Nam ở với ông ngoại đã 3 năm nay nhưng vẫn chưa làm được giấy khai sinh.
Cao Thế Duy, cái tên rất giống đàn ông ấy là của một cô gái trẻ từng bước theo chồng về xứ Đài Loan. Nhà Duy ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Năm 2010 Duy lấy chồng về xứ người theo sự mai mối của người quen. Năm 2012 Duy sinh con trai đặt tên tiếng việt là Cao T., tiếng Đài Loan là Jay Chou.
Sau khoảng thơi gian sông ở xứ người, Duy phải làm việc đầu tắt mặt tối nhưng người chồng thường xuyên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Cuộc sống quá đau khổ, tủi hờn nên Duy tìm cách mang con trốn về quê mẹ. Mặc dù đã về Việt Nam, cháu T. giơ đa 4 tuôi nhưng vân mang quốc tịch Đài Loan.
Ông Cao Văn Huyện, cha của Duy cho biết, sau khi con gái và cháu ngoại ông về quê sinh sống, ông đã đến các cấp chính quyền địa phương để báo cáo về sự có mặt của bé T. Sau đó Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang có cho cán bộ xuống hướng dẫn làm giấy khai sinh cho bé nhưng tới giờ vẫn chưa làm được và bảo khi nào có lệnh làm thì sẽ điện báo. Nhưng từ đó tơi nay, thời gian trôi qua gần 2 năm nay mà sự việc vẫn chưa được giải quyết.
“Gia đình chúng tôi mong mỏi làm được giấy khai sinh cho cháu vì cháu tôi đã gần 5 tuổi mà chưa được học mẫu giáo ngày nào nên buồn lắm cô ạ”, ông Huyện buồn rầu nói.
Tương tự hoàn ảnh của Duy là chị Từ Thị Muội ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, do hoan canh gia đinh kho khăn, nên chi lây chông Han Quôc năm 21 tuôi. Năm 2010, chi va con trai là chau Hong Dae Jun, tên Việt Nam Hồng Đ.T. (8 tuôi) trơ vê Viêt Nam sinh sông.
Anh Tư Văn Quê, cậu ruột của bé T. trăn trở bên tập hồ sơ đi xin làm khai sinh cho cháu đã mấy năm nay mà chưa được
Video đang HOT
Tiếp chúng tôi, anh Từ Văn Quê, anh trai của chị Muội, buồn rầu nói: “Cứ nghĩ lấy chồng Hàn Quốc rồi sẽ hạnh phúc, giàu có, ai ngờ sang bên xứ người làm vợ làm dâu người ta đã khổ lại còn bị đánh đập thường xuyên, chịu không nổi nên sau 4 năm làm dâu đất khách, Muội xin quay về Viêt Nam theo sự chấp thuận của gia đình chồng.
Khi về đến Việt Nam, gia đình cũng đến cơ quan chức năng làm giấy khai sinh cho cháu Trương, nhưng hết lần này tới lượt khác vẫn không làm được do thiếu giấy tờ. Sau đó Muội đã gọi điện sang Hàn Quốc xin mọi giấy tờ của bé T. để trình Sở Tư pháp nhưng từ đó đến nay bé T. vẫn không có giấy khai sinh”.
Không giấy khai sinh thì không thể đến trường
Tiếp xúc với phóng viên, ông Lê Thanh Phong – Trưởng phòng Hành chính Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang – cho biết, theo thống kê của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hậu Giang, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 200 trẻ theo mẹ về Việt Nam sinh sống chưa có giấy khai sinh.
“Hiện Sở Tư pháp đã kính đề nghị Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực của Bộ Tư pháp có hướng dẫn rõ hơn cho các trường hợp về đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Vì theo quy định của pháp luật trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, được đăng ký khai sinh tại Việt Nam (theo quốc tịch đã ghi trong hộ chiếu) thì không được nhập hộ khẩu, trường hợp này cũng gặp khó khăn trong việc học của trẻ em có yếu tố nước ngoài”- ông Phong cho biết.
Còn theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này, có 148 em trong độ tuổi đi học. Hiện nay nhu cầu được đến trường của các cháu rất lớn nhưng về nguyên tắc nếu muốn được nhập học bắt buộc học sinh phải có giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú.
Cháu T. mong ước có tờ giấy khai sinh để được đến trường.
Ông Châu Phươc Đai – Hiêu trương Trương tiêu hoc Vi Thuy 2 – noi: “Hiện trường có nhận em Hồng Đ.T. (8 tuôi) vao hoc lớp 1, nhưng phai chơ gia đinh bô sung giây khai sinh. Trong trương hơp không lam đươc giây khai sinh, qua trinh hoc tâp cua cac em chi đươc theo doi, ghi nhân rôi đê đo, chư nha trương không dam lâp hô sơ, vi điêu nay sai vơi quy đinh. Nêu cac em hoc tôt vân đươc lên cac lơp tiêp theo, nhưng cung chi la chuyên nha trương ghi nhân, rôi cho hoc, chư trên thưc tê không co cơ sơ đê xac đinh cac em đa lên lơp hay không”.
Được biết, hiện Sơ Tư pháp tư vấn cho những gia đình có mang giấy khai sinh về Việt Nam thì dịch ra tiếng Việt, có chứng thực của cơ quan chuyên môn để tạm thời được đi học. Riêng trường hợp không mang về thì phải đến cơ quan Tổng lãnh sự tại TPHCM để nhờ trích lục lại và xác nhận.
Tuy nhiên, vơi nhiêu ngươi, viêc tim lai nhưng giây tơ kê trên chăng khac gi “mo kim đay biên”. Như trương hơp cua chị Trần Thị Thắm (xa Hoa My, huyên Phung Hiêp) sau thơi gian bi nha chông (Đai Loan) đôi xư tê bac, chi đa cung con trôn vê Viêt Nam. Vơi chi trôn vê đươc Viêt Nam đã là mừng lắm rồi, đâu dam nghĩ đên việc mang theo giấy tờ liên quan.
Toàn tỉnh Hâu Giang hiện có gần cả hàng ngàn trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhiêu nhât la lây chông Đai Loan, Hàn Quốc…
Một lãnh đạo Hôi Liên hiệp phụ nữ tinh Hâu Giang cho biêt, lây chông nươc ngoai la ca môt qua trinh dai hơi, cac chi em phai hoc ranh rõ ngôn ngư nươc ban, rôi phai tim hiêu ky vê phong tuc, tâp quan, nhưng lê nghi bên nha chông… Đăc biêt, trươc khi “bước chân đi” cac chi em phai năm thông tin va liên lac vơi Đai sư quan Viêt Nam, đê khi co chuyên xay ra ho se can thiêp, giup đơ. Tuy nhiên, hâu hêt cac chi em đêu mu tit, nên chuyên hôn nhân đô vơ, hanh phuc nat tan la điêu kho tranh khoi.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Những làng than đang "than thở"
Nhiều năm qua, các làng than ở Sóc Trăng, Hậu Giang phát triển khá mạnh, giải quyết lượng lớn công ăn việc làm cho lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, thiệt hại sản xuất...
Lợi đi kèm với hại!
Theo thống kê năm 2014 của UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng), làng nghề hầm than xã Xuân Hòa hiện có 939 lò hầm than của hơn 400 hộ dân, sản lượng than mỗi năm đạt khoảng 40.000 tấn, doanh thu khoảng 300 tỉ đồng/năm, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 3.000 lao động của địa phương.
Bấy lâu nay nghề làm than đang giải quyết một lượng công ăn việc làm cho người dân
Than thành phẩm ở làng nghề này không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Nhờ ăn nên làm ra mà số lượng lò than ở đây tiếp tục tăng về số lượng.
Còn ở Hậu Giang, thống kê hiện có khoảng 900 lò hầm than củi phân bố ở các xã Phú Tân (huyện Châu Thành), Tân Thành và Đại Thành (TX Ngã Bảy). Xã Phú Tân, là nơi tập trung nhiều lò hầm than củi nhất của tỉnh Hậu Giang, với khoảng 635 lò đang hoạt động, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 300 lao động của xã và khoảng 1.000 lao động ở các địa phương khác, với thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 4 triệu đồng.
Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành Trần Hoàng Vũ lo lắng: "Những năm qua, người dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng than ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân. Tỉnh, huyện, xã đã tăng cường công tác vận động, tuyên truyền các hộ dân làm than ở đây không xây thêm lò mới, nhưng năm 2014 ở xã Phú Tân vẫn phát sinh thêm 35 lò hầm than được xây mới. Tuy nhiên những đóng góp của làng than cho địa phương là không nhỏ".
Bên cạnh những mặt lợi đó thì làng nghề hầm than lại là nơi gây ô nhiễm môi trường khói bụi, ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng ngàn hộ dân, thiệt hại không nhỏ đến sản xuất. Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách có khoảng 3.200ha diện tích cây ăn trái với các loại như cam, bưởi, sầu riêng, măng cụt, xoài bị giảm 50% năng suất so với nơi trồng khác.
Anh Nguyễn Văn Gẩm, chủ nhà vườn trồng bưởi ở xã Phú Tân, than thở: "Gia đình có khoảng 7.000 m2 trồng bưởi ở gần 2 lò than, nhiều năm bị khói bụi bám đen thân cây và lá, ảnh hưởng đến việc hô hấp, hấp thụ của cây nên các vụ bưởi đều thất thu. Tôi tính đốn bỏ bưởi để trồng loại cây khác xem có đỡ được không...".
Thay không dễ, để không xong
Theo ghi nhận của chúng tôi, số lượng các lò hầm than có chiều hướng gia tăng. Điều này bên cạnh việc chứng tỏ làng nghề phát triển ăn nên làm ra, cũng khiến cho chính quyền địa phương lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường càng nặng nề...
Mặc dù nghề làm than đem lại công ăn việc làm, lợi nhuận cho người dân nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy
Ông Trần Văn Mười Một, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phú Tân cho biết, toàn xã có trên 400 lò hầm than củi, tập trung dọc hai bên các sông Cái Côn, sông Hậu, Cây Dương, Ngã Tư. Huyện đã chỉ đạo không cho xây thêm lò mới nhưng một số người vẫn lén xây thêm lò nên lò than mọc lên ngày càng nhiều. Khói bụi ở các lò hầm than ảnh hưởng xa tới cả km. Người dân đã phản ánh tình trạng này với chính quyền gần 10 năm nay, nhiều khi gửi đơn lên tới cấp tỉnh nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Vì nhiều năm qua, làng than không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người sản xuất, còn giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương và cho thu nhập khá cao. Mỗi lò than cần trên dưới 10 lao động, từ khâu khuân vác củi, than thành phẩm, chất củi vào lò, lấy than ra lò... Trung bình, mỗi ngày công người lao động thu về từ 200.000 -300.000 đồng. Việc làm cũng thường xuyên nên nhiều hộ có thể sống được với nghề làm thuê ở các lò than.
Tuy nhiên vấn đề bức xúc nhất khiến cho chính quyền địa phương đau đầu cần sớm giải quyết đối với các lò hầm than là tình trạng ô nhiễm môi trường. Hậu Giang cũng đã tính tới chuyện hỗ trợ người dân lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Về kinh phí thực hiện tỉnh sẽ bố trí ngân sách hỗ trợ 70% chi phí lắp đặt, 30% còn lại là vốn đối ứng của người dân.
Chi phí lắp đặt mỗi hệ thống xử lý dùng cho 1 lò than trung bình khoảng 90 triệu đồng/lò, như vậy phải bỏ ra số tiền hơn 33 triệu đồng/lò để lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Ông Dương Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đại Thành cũng cảm thấy khó khăn trong việc vận động người dân đầu tư công nghệ mới. Việc vận động luôn gặp khó khăn, bà con đang ngán ngại việc bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn để thực hiện lắp đặt hệ thống xử lý. Còn nếu quyết tâm thực hiện việc chuyển đổi công nghệ xử lý khói thải, thì các ngành chức năng phải hỗ trợ quyết liệt để người dân tiếp cận vốn vay chuyển đổi.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Hà Nội tiếp tục chặt hạ cây nguy hiểm trong mùa mưa bão Để bảo đảm tính mạng, tài sản của người dân, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - yêu cầu Sở Xây dựng khảo sát, đánh giá để thay thế những cây nguy hiểm có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão. Ngày 9/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ...